Từ ngày 1/1/2024, nhà sản xuất, nhập khẩu bao bì thương phẩm phải thực hiện trách nhiệm tái chế theo tỷ lệ và quy cách bắt buộc. Đây là quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility - EPR) tại Việt Nam theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo đó, tỉ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên trong ngành ngành bao bì được chia ra nhiều loại như bao bì giấy carton là 20%, bao bì nhôm là 22%,... Mời quý vị cùng tham khảo thêm!
Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Ảnh: Bao bì Nhựa - nguồn ITN
Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất được đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm. Tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 4 Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc đối với bao bì là từ 10 - 22%, tùy từng loại (như giấy carton là 20%, bao bì giấy hỗn hợp 15%, bao bì nhôm 22%, bao bì nhựa PET là 22%, bao bì sắt và kim loại khác 20%); chai, lọ, hộp thủy tinh 15%... (Xem thêm tại bảng danh mục phía dưới)
Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm 2024 sản xuất, đưa ra thị trường lượng bao bì thương phẩm là 10.000 tấn bao bì thủy tinh. Theo quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc với bao bì thủy tinh là 15% tức là trong năm 2024 doanh nghiệp A có trách nhiệm tái chế tối thiểu là 1.500 tấn bao bì thủy tinh (= 10.000 tấn x 15%).
Khoản 6 Điều 78 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì quy cách tái chế bắt buộc là các giải pháp tái chế được lựa chọn kèm theo yêu cầu tối thiểu về lượng vật liệu, nhiên liệu được thu hồi đối với tái chế sản phẩm, bao bì. Theo đó, để đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc phải bảo đảm 02 yêu cầu:
Quy cách tái chế bắt buộc đối với từng sản phẩm, bao bì được quy định tại Cột 5 Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Ví dụ: Doanh nghiệp A trong năm 2024 sản xuất, đưa ra thị trường 10.000 tấn bao bì thủy tinh và có trách nhiệm tái chế 1.500 bao bì thủy tinh (do tỷ lệ tái chế bắt buộc với bao bì thủy tinh là 15%). Để đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc, doanh nghiệp A phải:
TT (1) |
Phân nhóm sản phẩm, bao bì (2) |
Danh mục sản phẩm, bao bì (3) |
Tỷ lệ tái chế bắt buộc cho 3 năm đầu tiên (4) |
Quy cách tái chế bắt buộc (Thu hồi tối thiểu 40% khối lượng của sản phẩm, bao bì được tái chế theo tỷ lệ tái chế bắt buộc) (5) |
A. BAO BÌ |
|
|
|
|
1 |
A.1. Bao bì giấy |
A.1.1. Bao bì giấy, carton |
20% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất bột giấy thương phẩm. 2. Sản xuất các sản phẩm giấy như giấy vệ sinh, giấy bìa, hộp giấy hoặc các sản phẩm khác. |
2 |
|
A.1.2. Bao bì giấy hỗn hợp |
15% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất bột giấy, phôi kim loại và tấm vật liệu thương phẩm. 2. Sản xuất các sản phẩm giấy như giấy vệ sinh, giấy bìa, hộp giấy; tấm vật liệu thương phẩm hoặc các sản phẩm khác. |
3 |
A.2. Bao bì kim loại |
A.2.1. Bao bì nhôm |
22% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất phôi nhôm sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất các sản phẩm khác. |
4 |
|
A.2.2. Bao bì sắt và kim loại khác |
20% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất thành phôi kim loại sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất các sản phẩm khác. |
5 |
A.3. Bao bì nhựa |
A.3.1. Bao bì PET cứng |
22% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh sử dụng làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác (bao gồm cả xơ sợi PE). 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
6 |
|
A.3.2. Bao bì HDPE, LDPE, PP, PS cứng |
15% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác (bao gồm cả xơ sợi PE, PP). 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
7 |
|
A.3.3. Bao bì EPS cứng |
10% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác. 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
8 |
|
A.3.4. Bao bì PVC cứng |
10% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác. 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
9 |
|
A.3.5. Bao bì nhựa cứng khác |
10% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác. 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
10 |
|
A.3.6. Bao bì đơn vật liệu mềm |
10% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác. 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
11 |
|
A.3.7. Bao bì đa vật liệu mềm |
10% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Sản xuất hạt nhựa tái sinh làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp. 2. Sản xuất sản phẩm khác. 3. Sản xuất hóa chất (trong đó có dầu). |
12 |
A.4. Bao bì thủy tinh |
A.4.1. Chai, lọ, hộp thủy tinh |
15% |
Giải pháp tái chế được lựa chọn: 1. Làm sạch và tái sử dụng bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. Xay nghiền thành cullet phục vụ sản xuất thủy tinh. 3. Xay, nghiền thành cốt liệu phục vụ xây dựng |
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)!
Tỷ lệ tái chế bắt buộc và quy cách tái chế nhóm ắc quy được quy định như thế nào?
Nguồn: Môi Trường Á Châu