Chính sách pháp luật và kế hoạch triển khai đồng xử lý tại Việt Nam!

Thứ 7, 08/10/2022, 02:40 GMT+7

Đồng xử lý là giải pháp đứng sau giải pháp tái chế trong tháp quản lý chất thải bền vững. Việc Đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng hiện đang được toàn thế giới công nhận là một trong những giải pháp bền vững để xử lý chất thải không thể tái chế không gây các ô nhiễm thứ cấp, chất thải được triệt tiêu hoàn toàn. 

XEM THÊM

Đồng xử lý chất thải (Co-processing)

Tiền xử lý và cung cấp nguyên, nhiên liệu đồng xử lý

đồng xử lý

CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒNG XỬ LÝ TẠI VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH 

1. Luật bảo vệ môi trường 2020 hiệu lực từ ngày 01/01/2022

Đồng xử lý chất thải là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu thay thế hoặc được xử lý.

Nhà nước có chính sách khuyến khích đồng xử lý chất thải sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế khuyến khích đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

2. Nghị Định Số 08/2022/NĐ- CP hiệu lực từ ngày 10/01/2022

Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động xử lý chất thải bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải cho các hộ gia đình, cá nhân cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trun cụm công nghiệp. 

Khoản 3 điều 84 Luật BVMT 2020 cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu:

  • Phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia hoặc quy hoạch có nội dung về xử lý chất thải nguy hại trừ trường hợp cơ sở đồng xử lý chất thải nguy hại.
  • Bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định.
  • Công nghệ xử lý chất thải nguy hại phải được thẩm định có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhất công nghệ xử lý kết hợp thu hồi năng lượng.

Luật BVMT và Nghị Định Số 08/2022 Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường, CTNH được tự tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng khi đáp ứng được các yêu cầu:

  • Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải đảm bảo đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
  • Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường.

3. Các quy định liên quan đến QCVN 41:2011/BTNMT

- Quy định nồng độ tối đa cho phép trong khí thải lò nung xi măng khi đồng xử lý CTNH:

đồng xử lý

- Quy định về điểm nạp đối với từng loại CTNH khác nhau:

Ngoài các quy trình chung về nạp liệu của sản xuất xi măng, việc nạp CTNH vào đồng xử lý phải tuân thủ các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Không được nạp CTNH khi lò nung còn ở chế độ sấy trong quá trình khởi động hoặc mức nạp liệu dưới 75% định mức vận hành tối ưu;
  • Không được nạp chất thải (nguy hại và thông thường) có chứa halogen vào bộ phận tiền nung hoặc tiền canxi hóa;
  • Không được nạp chất thải hữu cơ (nguy hại và thông thường) vào bộ phận tiền nung;
  • Giữ ổn định mức nạp CTNH khi lò nung chạy ổn định với định mức vận hành tối ưu.

CTNH phải được nạp tại các vị trí thích hợp tùy thuộc vào tính chất của từng dòng chất thải theo các phương án như sau:

  • CTNH được nạp bằng đường nạp riêng biệt (đối với CTNH ở thể lỏng như nước thải phải sử dụng vòi dạng phun sương);
  • CTNH (rắn, lỏng, bùn) không có tính chất dễ bay hơi được phối trộn với nguyên liệu, phụ gia để cấp qua đường nạp liệu thông thường;
  • CTNH ở thể lỏng làm nhiên liệu thay thế được nạp trực tiếp hoặc phối trộn với nhiên liệu để nạp qua vòi đốt;
  • Riêng CTNH có chứa các thành phần halogen hữu cơ vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07: 2009/BTNMT hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi phải được nạp vào khu vực vòi đốt chính ở cuối lò nung.

Quy trình đồng xử lý trong lò nung xi măng

- Các loại CTNH không được đồng xử lý trong lò nung xi măng

Trừ trường hợp đặc biệt được xem xét cụ thể bởi cơ quan cấp phép, các CTNH không được đồng xử lý trong lò nung xi măng bao gồm:

Chất thải lây nhiễm hoặc có chứa thủy ngân thải từ ngành y tế và thú y.

Chất thải có chứa amiăng

Thiết bị điện (kể cả pin, ắc quy), điện tử chưa dược phân loại phá dỡ.

Chất thải gây nổ, chất thải phóng xạ và chất thải khác không rõ thành phần hoặc chưa xác định phân loại (kể cả chất thải thông thường).

- Giá trị giới hạn đối với các loại CTNH khi đưa vào đồng xử lý

đồng xử lý

HIỆN TRẠNG ĐỒNG XỬ LÝ TẠI VIỆT NAM

Cơ sở xử lý CTNH được cấp phép trong đó có 03 đơn vị đồng xử lý trong lò nung xi măng, một số đơn vị đồng xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Công ty TNHH Siam City Cenment Việt Nam - Nhà Máy Xi Măng  Holcim Hòn Chông Xã Bình An, huyện Kiên Lương, Kiên Giang với công suất đồng xử lý CTNH khoảng 230 nghìn tấn/ năm. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thành Công - xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với công suất đồng xử lý 190 nghìn tấn/năm. Công ty Xi măng Nghi Sơn – xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa địa bàn hoạt động trong tỉnh. Công Ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Hà Tiên: Đồng xử lý Chất thải thông thường giai đoạn 2 sẽ đồng xử lý CTNH gồm nhà máy: Nhà máy xi măng Bình Phước, Nhà máy xi măng Kiên Lương. 

Một số công ty đang làm thủ tục để được cấp giấy phép đồng xử lý: Công ty Cổ Phần Xi Măng Vicem Bút Sơn tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Công Ty Fico Tây Ninh và một số công ty khác....

Công nghệ và xử lý khí thải không đồng nhất

Về công nghệ: Một số đơn vị chế tạo thêm một bộ phận đốt (tương tự buồng đốt sơ cấp của lò đốt, một số cải tạo hệ thống cấp nạp liệu trực tiếp vào lò nung xi măng)

Về xử lý khí thải: Có hoặc không có hệ thống xử lý NOx (thường là SNCR)

Lọc bụi (túi vải hoặc tĩnh điện)

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI TRIỂN KHAI ĐỒNG XỬ LÝ 

Xác định có thuộc đối tượng điều chỉnh chủ trương đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư hay không, đối tượng thực hiện báo cáo ĐTM.

Có ý kiến hoặc thẩm định về công nghệ theo luật chuyển giao công nghệ.

Không phải thuộc quy hoạch về xử lý chất thải (chỉ cần tuân thủ quy hoạch ngành xi măng, ...).

Bổ sung các phương tiện vận chuyển nếu phù hợp, đảm bảo vấn đề kinh doanh sau này.

ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Sửa đổi QCVN 41:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng để phù hợp hơn trong đó: Đưa ra quy chuẩn đồng xử lý chất thải nói chung (bao gồm cả chất thải thông thường, chất thải nhựa…) mục đích đưa ra quy định cụ thể, thống nhất đối với hệ thống xử lý khí thải trong lò nung xi măng có công đoạn khử NOx. Quy định về tỷ lệ chất thải tối đa đưa vào đồng xử lý so với công suất  hoặc nguyên, nhien liệu đầu vào yêu cầu cụ thể hơn về: Kiểm soát chất lượng chất thải đầu vào, Quy trình tiếp nhận lưu giữ, phân loại, phối trộn, tiền xử lý trước khi đồng xử lý cần đồng bộ, thống nhất. 

Nguồn: Môi Trường Á Châu Tổng Hợp


 

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc