Từ tháng 12/2023 - 05/2024, 10 trạm trường, gần 10.000 học sinh mầm non và tiểu học, gần 3 tấn chất thải được thu hồi tái chế - chương trình Văn hóa Tái chế Học đường đã tổng kết chặng đường đầu tiên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình được tổ chức bởi Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam (VWRA), tài trợ bởi Unilever Việt Nam và các đơn vị đồng hành, với mong muốn tạo ra một môi trường học tập thân thiện, bền vững, trong đó lồng ghép các hoạt động truyền thông và triển khai hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom, tái chế, xử lý bền vững.
Đồng hành triển khai cùng chương trình, rác thải được phân loại bởi các em học sinh (chai nhựa, lon nhôm, hộp giấy, vỏ hộp sữa,...) được Môi Trường Á Châu thu gom, ưu tiên tái chế và các giải pháp xử lý theo hướng tuần hoàn bền vững. Mời Quý vị xem chi tiết hướng dẫn phân loại rác và giải pháp tái chế - xử lý đầu cuối tại: https://youtu.be/yZqnYMuIHS0
Hình ảnh: Các sản phẩm tái chế tiêu biểu trong Cuộc thi "Sáng tạo Tái chế" từ các em học sinh
Hình ảnh: Sắc màu thời trang tái chế cùng được các em học sinh trình diễn (đón xem nhiều hình ảnh hơn tại: Trạm 06 - tái chế học đường)
Trong khuôn khổ chương trình "Văn Hóa Tái Chế Học Đường" đã lồng ghép thêm hoạt động "Đổi rác lấy quà" với thông điệp phân loại rác thải tại nguồn đến các em học sinh. Chia sẻ Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại: Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Lời phát biểu của Chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam - Ông Trần Việt Anh: "Rất vinh dự cùng Ban lãnh đạo Phòng giáo dục, Phòng Tài Nguyên quận 7 và Ban Giám hiệu nhà trường tại quận 7 cùng các nhà tài trợ tiếp tục thực hiện văn hóa tái chế học đường... Với sự tài trợ của tập đoàn Unilever Việt Nam cùng rất nhiều các hội viên thực hiện truyền thông văn hóa phân loại rác thải và thu gom. Hiểu được tầm quan trọng của phân loại rác tại nguồn và là bước đầu tiên tận dụng giá trị tài nguyên nguồn rác thải."
Chất thải thu gom sau chương trình, được vận chuyển và chuyển giao đến các đơn vị tái chế đầu cuối bền vững!
Hình ảnh: Các em học sinh tạo giá trị cho rác thải sau chương trình Văn Hóa Tái Chế Học Đường
Hình ảnh: Trò chơi và hoạt động tương tác về phân loại chất thải rắn sinh hoạt cho các bé mầm non.
Nguồn: Môi Trường Á Châu