UBND Thành Phố Đà Nẵng triển khai thí điểm chương trình "Phân loại, thu gom rác tái chế" tại các trường mầm non, tiểu học

Thứ 3, 08/07/2025, 09:52 GMT+7

Thực hiện Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 04/06/2025 của UBND thành phố về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố năm 225. Từ tháng 7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng kết hợp cùng Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Dịch vụ Môi trường Á Châu triển khai thí điểm chương trình “Phân loại, thu gom rác tái chế” tại 158 trường mầm non và tiểu học trên toàn thành phố với mục tiêu nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, thúc đẩy hành vi phân loại rác ngay tại nguồn.

vỏ hộp sữa

A. Mục tiêu chính

1. Thúc đẩy thực hiện phân loại rác tại nguồn trong hệ thống trường học

- Hướng đến mục tiêu 100% trường học tại Đà Nẵng triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn vào năm 2025.

- Đảm bảo thực hiện đúng theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản chỉ đạo của UBND thành phố.

2. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho học sinh, giáo viên, phụ huynh

- Giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường từ sớm thông qua hành vi phân loại rác đúng cách tại trường.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để mở rộng hành vi phân loại từ trường học ra cộng đồng, gia đình.

3. Giảm áp lực cho công tác xử lý rác thải tập trung

- Giảm thiểu lượng rác thải cần xử lý tại các khu xử lý tập trung nhờ phân loại từ đầu nguồn.

- Góp phần tái sử dụng, tái chế rác thải, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và chi phí xử lý rác.

B. Nội dung thực hiện chương trình thí điểm

1. Chất thải rắn có thể tái chế gồm những gì?

UBND Thành Phố Đà Nẵng triển khai thí điểm chương trình

Chất thải rắn có thể tái sử dụng, tái chế gồm: Vỏ hộp sữa; Vỏ lon kim loại (nhôm, sắt); Nhựa thải; Giấy thải (báo, vở, thùng bìa carton…). 

2. Quy trình thực hiện

UBND Thành Phố Đà Nẵng triển khai thí điểm chương trình

- Tuyên truyền và phân loại tại trường học: Nhà trường tổ chức tuyên truyền kiến thức về phân loại rác tái chế cho học sinh và giáo viên qua các buổi sinh hoạt, chào cờ. Học sinh được hướng dẫn phân loại các loại rác như vỏ hộp sữa, giấy, nhựa, vỏ nhôm,… và thực hành ngay tại lớp.

- Bố trí khu tập kết tại trường học: Nhà trường chuẩn bị bao bì, thiết bị chứa phù hợp; bố trí khu vực lưu chứa chất thải tái chế tại nơi khô thoáng, có nhãn nhận diện rõ ràng để thuận tiện thu gom.

- Thu gom định kỳ tại trường học: Công ty Môi trường Á Châu phối hợp với nhà trường thu gom định kỳ theo lịch thỏa thuận. Rác được cân, xác nhận biên bản giao nhận để phục vụ kiểm kê và chuyển giao cho đơn vị xử lý.

 - Đơn vị tái chế: Vỏ hộp sữa và các chất thải tái chế khác sẽ được Công ty Môi Trường Á Châu thu gom, vận chuyển và chuyển giao nhà máy tái chế.

3. Hướng dẫn lưu trữ và phân loại vỏ hộp sữa giấy và các chất thải khác

* Hướng dẫn lưu trữ vỏ hộp sữa giấy

- Uống hết toàn bộ phần sữa bên trong hộp/ Đổ hết phần sữa thừa (nếu còn)

- Làm dẹp vỏ hộp bằng cách mở 2 - 4 góc vỏ hộp sữa và đập dẹp

>>> Giúp lưu trữ được lâu, không gây mùi, có thêm không gian lưu chứa.


* Phân loại vỏ hộp sữa giấy và các chất thải khác

- Vỏ hộp sữa sau khi được làm sạch và dẹp được lưu chứa trong bao bì. Nhà trường có thể sử dụng bao bì đã qua sử dụng để lưu chứa vỏ hộp sữa.

- Không để lẫn chất thải khác vào chung nơi bao bì/thùng chứa vỏ hộp sữa: bỉm, bao bì bánh kẹo, chai ly nhựa, thức ăn thừa,....

- Khu vực lưu chứa vỏ hộp sữa có mái che, khô ráo, tránh mưa tạt hay bị nước đọng

UBND Thành Phố Đà Nẵng triển khai thí điểm chương trình

* Lưu ý: 

Chai nhựa, lon nhôm: lưu chứa riêng trong bao bì, không đổ xá trong thùng/nhà rác xanh.

Giấy bìa/thùng carton được xếp gọn.

C. Môi Trường Á Châu – Đồng hành cùng trường học, lan tỏa hành động xanh vì môi trường

Trong hành trình giảm thiểu chất thải, nâng cao tỷ lệ phân loại và thu hồi giá trị từ rác tái chế, đặc biệt là các giải pháp bền vững cho chất thải sinh hoạt phát sinh tại nguồn và nhà máy, MTAC luôn đề cao sự hợp tác sâu rộng với các trường học, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cộng đồng.

MTAC không chỉ là đơn vị thu gom – mà là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong công cuộc xanh hóa từ trường học đến doanh nghiệp. Từ việc hướng dẫn phân loại, tổ chức thu gom định kỳ, chuyển giao tái chế cho tới tư vấn vận hành quy trình tối ưu – MTAC luôn sẵn sàng để góp phần tạo nên một hệ sinh thái phát triển bền vững, trong lành cho thế hệ mai sau.


Xem thêm: 

1. Chương trình thu gom vỏ hộp giấy tái chế (Vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước trái cây,...)

2. Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch phân loại, thu gom, tái chế vỏ hộp sữa năm 2024

3. Huyện Quỳnh Lưu ban hành kế hoạch chương trình thu gòm, tái chế vỏ hộp sữa - xây dụng "Trường học Quỳnh Lưu xanh" năm 2024

4. Huyện Hưng Nguyên ban hành kế hoạch chương trình thu gom, tái cế vỏ hộp sữa sau sử dụng - xây dựng "Trường học Hưng Nguyên xanh" năm 2024

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc