Thực hiện Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 04/06/2025 của UBND thành phố về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố năm 225. Từ tháng 7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Đà Nẵng kết hợp cùng Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại Dịch vụ Môi trường Á Châu triển khai thí điểm chương trình “Phân loại, thu gom rác tái chế” tại 158 trường mầm non và tiểu học trên toàn thành phố. Chương trình kéo dài đến tháng 6/2026 với mục tiêu nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, thúc đẩy hành vi phân loại rác ngay tại nguồn.
Hằng ngày, số lượng rác thải sinh hoạt xả ra môi trường trên địa bàn cả nước vào khoảng 60.000 tấn, trong đó 60% phát sinh từ đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 70% rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó khoảng 20% được chôn lấp hợp vệ sinh. Như vậy, số lượng rác thải được chôn lấp không hợp vệ sinh là do quy trình thiếu đồng bộ hoặc thiếu công nghệ và thiết bị trong quá trình chôn lấp, tác động tiêu cực tới môi trường sống xung quanh, trong suốt thời gian dài mà những bãi rác này tồn tại trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố với mục tiêu: “Đến năm 2025, 100% trường học triển khai phân loại CTRSH tại nguồn theo phương thức chung của thành phố”; đáp ứng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 11/4/2019 của UBND thành phố.
Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của học sinh, vận động nhà trường tham gia phân loại CTRSH tại nguồn theo chủ trương của UBND thành phố; Giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, xử lý tại khu xử lý tập trung; tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ trường học thông qua hoạt động phân loại, thu gom có hệ thống và định kỳ...
1. Chất thải rắn có thể tái chế gồm những gì?
CTR có thể tái sử dụng, tái chế gồm: Giấy thải (Vỏ hộp sữa, sách, báo, vở, thùng bìa carton,…); Nhựa thải; Kim loại thải (vỏ lon, nhôm, …) và các CTR có thể tái sử dụng, tái chế khác như (quần áo, phụ kiện cũ, thuỷ tinh thải,…). Dự kiến khối lượng thu gom vỏ hộp sửa hàng năm thu được tại phụ lục kèm theo.
2. Quy trình thực hiện
- Tuyên truyền và phân loại tại trường học: Nhà trường tổ chức tuyên truyền kiến thức về phân loại rác tái chế cho học sinh và giáo viên qua các buổi sinh hoạt, chào cờ. Học sinh được hướng dẫn phân loại các loại rác như vỏ hộp sữa, giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh… và thực hành ngay tại lớp.
- Bố trí khu tập kết tại trường học: Nhà trường chuẩn bị bao bì, thiết bị chứa phù hợp; bố trí khu vực lưu chứa chất thải tái chế tại nơi khô thoáng, có nhãn nhận diện rõ ràng để thuận tiện thu gom.
- Thu gom định kỳ tại trường học: Công ty Môi trường Á Châu phối hợp với nhà trường thu gom định kỳ theo lịch thỏa thuận. Rác được cân, xác nhận biên bản giao nhận để phục vụ kiểm kê và chuyển giao cho đơn vị xử lý.
- Xử lý tại đơn vị chuyên trách: Chất thải tái chế sau khi thu gom được chuyển đến các cơ sở tái chế hoặc xử lý chuyên môn, đảm bảo quy trình khép kín theo đúng quy định.
3. Cách tiếp nhận
STT | Loại chất thải | Chi phí | Ghi chú |
1 | Vỏ hộp sữa | Miễn phí | Vỏ hộp sữa được các trường lưu trữ trong bao bì/thiết bị thu gom và Công ty Môi trường Á Châu (MTAC) thu gom tại địa phương của trường. |
2 | Nhựa thải, kim loại thải, giấy thải | Công ty MTAC hỗ trợ chi phí thu hổi |
- Công ty MTAC thanh toán cho nhà trường. - Chất thải có thể tái sử dụng, tái chế: các trường lưu trữ trong bao bì đối với vỏ nhôm, chai nhựa. Đối với sách, báo vở, giấy thùng carton: xếp gọn hoặc bỏ trong bao bì. |
3 | Thủy tinh thải | Miễn phí | MTAC thu gom tại địa chỉ của nhà trường. |
Lưu ý:
- Nhà trường chịu trách nhiệm bố trí trang thiết bị (bao, thùng); khu vực lưu chứa (nếu có) CTR có thể tái chế, tái sử dụng để phục vụ công tác thu gom, phân loại rác.
- Các nhóm chất thải phát sinh được lưu trữ riêng biệt, không lẫn lộn các loại chất thải.
Trong hành trình giảm thiểu chất thải, nâng cao tỷ lệ phân loại và thu hồi giá trị từ rác tái chế, đặc biệt là các giải pháp bền vững cho chất thải sinh hoạt phát sinh tại nguồn và nhà máy, MTAC luôn đề cao sự hợp tác sâu rộng với các trường học, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
MTAC không chỉ là đơn vị thu gom – mà là người bạn đồng hành đáng tin cậy trong công cuộc xanh hóa từ trường học đến doanh nghiệp. Từ việc hướng dẫn phân loại, tổ chức thu gom định kỳ, chuyển giao tái chế cho tới tư vấn vận hành quy trình tối ưu – MTAC luôn sẵn sàng để góp phần tạo nên một hệ sinh thái phát triển bền vững, trong lành cho thế hệ mai sau.
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp