Ước tính khoảng 15 tỉ vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng (tương đương 150.000 tấn) mỗi năm tại Việt Nam (theo báo cáo năm 2018 được chia sẻ bởi Báo Tài Nguyên & Môi Trường). Năm 2020, ước tính tại Thủ đô Hà Nội, trung bình mỗi ngày có trên 1 triệu trẻ em uống sữa, phát sinh ra ít nhất 1 triệu vỏ hộp sữa tương đương với 10 tấn rác thải mỗi ngày. Nếu không được phân tách riêng để tái chế hoặc xử lý phù hợp, vỏ hộp sữa lúc này sẽ trở thành "rác chết" đi vào các bãi chôn lấp hoặc thải bỏ ra môi trường. Trong khi 100% vỏ hộp giấy (thành phần khoảng 75% bột giấy, 21% polymer và 4% nhôm) có thể tái chế, giúp giảm lượng rác thải, tránh lãng phí nguồn tài nguyên và góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu giấy một cách bền vững.
Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và tiếp cận định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, chương trình thu gom, tái chế vỏ hộp giấy nhận được sự tham gia mạnh mẽ, sâu rộng của nhiều Cơ quan, Tổ chức, Đơn vị tái chế, Nhà sản xuất,…
Bên cạnh đó, với sự phát triển của chương trình Sữa học đường và nhu cầu dinh dưỡng dành cho trẻ em, hoạt động thu gom, tái chế vỏ hộp sữa giấy cũng được hệ thống nhà trường các cấp quan tâm và đưa vào chương trình giáo dục – đào tạo, tác động tích cực của thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh,… và cộng đồng đang là xúc tác quan trọng tạo tiền đề thúc đẩy phân loại rác tại nguồn từ những thói quen thiết thực, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày.
Dự án Trường Học Xanh được thực hiện bởi Môi Trường Á Châu, cung cấp các giải pháp đồng hành cùng Nhà trường các cấp trong hoạt động giáo dục – đào tạo về bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện môi trường bằng các hoạt động giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế nhằm tuần hoàn và nâng cao giá trị chất thải; cuối cùng, hướng đến xử lý chất thải bằng các phương pháp bền vững cho môi trường.
Chương trình thu gom vỏ hộp giấy? Là chương trình được lồng ghép trong dự án Trường Học Xanh và các dự án phân loại rác tại nguồn và mở rộng đến tất cả các Cơ quan, Tổ chức, Cá nhân,… có phát sinh vỏ hộp giấy như: hệ thống bệnh viện; mái ấm, nhà mở, trung tâm bảo trợ xã hội; chuỗi kinh doanh F&B, trung tâm thương mại, văn phòng, …
Các loại hộp thu gom: Vỏ hộp sữa giấy, vỏ hộp giấy đựng nước trái cây, vỏ hộp giấy đựng thức uống khác,…
Trong vỏ hộp sữa giấy, ước tính bao gồm khoảng 75% bột giấy, 21% polymer và 4% nhôm. Sau khi chuyển giao, vỏ hộp giấy được tái chế thành nguyên liệu “tuần hoàn” thành sản phẩm hữu ích. Có thể kể đến: bột giấy (sản xuất cuộn giấy thành phẩm, thùng giấy, giấy sản xuất tập vở,…); hỗn hợp lõi nhôm, nhựa được tái chế thành tấm lợp, gạch; tiếp tục được lắp ghép, gia công thành các sản phẩm khác như thùng rác,…
Xử lý vỏ hộp giấy đúng cách giúp loại bỏ các tạp chất, giữ vệ sinh môi trường, giảm diện tích trong quá trình lưu trữ cũng như khi bàn giao. Cuối cùng, việc xử lý đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tái chế phía sau tại nhà máy được hiệu quả và nâng cao chất lượng sản phẩm tái chế.
Với 4 bước chính:
• Thu gom vỏ hộp giấy sau khi uống
• Tách riêng nắp vặn, ống hút, cho vào thùng rác
• Làm dẹp – xếp gọn (cắt vỏ hộp để dễ xếp gọn) làm sạch và bảo quản nơi khô ráo
• Bàn giao điểm thu gom để vỏ hộp được tái chế thành sản phẩm hữu ích
Với định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, bao bì giấy là một trong phân nhóm bao bì phải được thu gom, tái chế kể từ 1/1/2024, cụ thể được quy định tại phụ lục XXII - Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc (Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/ 2022)
Ngoài chương trình Thu gom vỏ hộp giấy thuộc dự án Trường Học Xanh, Môi Trường Á Châu luôn hướng đến đồng hành cùng các Cơ quan, Đơn vị, Tổ chức, Cá nhân,… thúc đẩy những dự án môi trường hướng tới tính bền vững: truyền thông giảm thiểu - phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu hồi sản phẩm sau sử dụng, ….. để các nhóm sản phẩm/chất thải thu hồi sẽ tham gia vòng tuần hoàn mới, nâng cao giá trị chất thải bằng các giải pháp tái sử dụng/ tái chế hoặc chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế,… và cuối cùng, các nhóm chất thải còn lại được xử lý bằng các giải pháp có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp, tiến tới thay thế phương pháp chôn lấp.
Bạn tôi ơi, khi các bạn uống hết sữa xin đừng vội vứt tôi đi! 100% nhà họ vỏ hộp giấy (vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước trái cây,…) chúng tôi có thể tái chế, trở thành sản phẩm có ích cho mọi người. Hãy xử lý tôi theo hướng dẫn - giúp tôi có cơ hội được trở về nơi của mình, được lần nữa đến với mọi người!
Văn phòng phục vụ miền Bắc: 033 8351122
Văn phòng phục vụ miền Trung – Tây Nguyên: 0902 450585
Văn phòng phục vụ TP. HCM – miền Đông: 033 8351122
Văn phòng phục vụ miền Tây: 0902 912586
Contact us (English): (+84)362851122 (Whatsapp, Viber)