Giấy phép môi trường - Tiêu chí phát sinh chất thải nguy hại (CTNH) phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải là chỉ áp dụng cho nhóm III hay cả nhóm I và II? Trường hợp dự án, cơ sở phát sinh CTNH hàng năm có khối lượng dưới 1.200 kg (hàng tháng dưới 100 kg), tuy nhiên theo chu kỳ bảo dưỡng thiết bị (4-5 năm/lần) có phát sinh CTNH đột xuất trong mỗi lần bảo dưỡng là trên 1.200 kg (khoảng 4-5 tấn/lần) thì có thuộc đối tượng phải cấp GPMT theo tiêu chí có phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải hay không? Cơ sở để thẩm định khối lượng CTNH phát sinh khi dự án đi vào vận hành chính thức?
- Khoản 2 Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định “Đối với dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường”. Do đó, tiêu chí phát sinh CTNH phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải là áp dụng cho cả các dự án nhóm I, II và III.
- Luật BVMT 2020 đã cải cách mạnh mẽ TTHC cho người dân và doanh nghiệp thông qua chế định về GPMT, trong đó có việc bãi bỏ thủ tục cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH (điểm a khoản 1 Điều 83 Luật BVMT 2020 quy định trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH phải khai báo khối lượng, loại CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT hoặc nội dung đăng ký môi trường).
Ảnh: Khu vực lưu Chất thải nguy hại
Để bảo đảm tính kế thừa của quy định về quản lý CTNH theo Luật BVMT 2014, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, quy định về tổng khối lượng CTNH được áp dụng đối với loại, khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên, ổn định (tính theo năm nếu cơ sở hoạt động đầy đủ các tháng trong năm; tính theo tháng đối với các trường hợp khác, như các trường hợp chỉ hoạt động theo thời vụ).
- Về thẩm định khối lượng CTNH phát sinh để xác định đối tượng phải có GPMT: Luật BVMT 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP được xây dựng trên tinh thần giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC về môi trường.
Trên cơ sở đó, điểm a khoản 1 Điều 83 Luật BVMT 2020 quy định chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm “Khai báo khối lượng, chủng loại CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp GPMT hoặc nội dung đăng ký môi trường”. Trường hợp chủ dự án có hành vi không trung thực khi khai báo khối lượng, chủng loại CTNH, thông qua quá trình hậu kiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phát hiện, xử lý vi phạm và yêu cầu chủ dự án thực hiện khắc phục hậu quả theo quy định.
Hướng dẫn và thiết kế file nhãn dán chất thải nguy hại, cập nhật 20 tên, mã CTNH thường gặp!
Biểu mẫu chứng từ chất thải nguy hại? Hướng dẫn trình tự kê khai, lưu và chuyển Chứng từ CTNH?
Cập nhật mới nhất năm 2022, Chất thải nguy hại là gì? Mã CTNH là gì? Hướng dẫn tra cứu mã chất thải?
Biểu mẫu chứng từ chất thải nguy hại? Hướng dẫn trình tự kê khai, lưu và chuyển Chứng từ CTNH?
Nguồn: Tổng cục Môi Trường