BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
_______________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 131/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 136/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành Thông tư quy định phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chăn nuôi và thú y, gồm:
1. Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Nghị định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường để thực hiện phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, chính quyền địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y.
Điều 3. Quy định chung về hồ sơ trong Thông tư
1. Hồ sơ nộp qua môi trường mạng, thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
2. Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính là bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính để đối chiếu, trừ các trường hợp khác quy định cụ thể tại Thông tư này.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÁC NGHỊ ĐỊNH PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP
VÀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN TRONG LĨNH VỰC
CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
Điều 4. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; chấp thuận về việc trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo
1. Thành phần hồ sơ và biểu mẫu thực hiện thủ tục trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm, gồm:
a) Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Chăn nuôi;
b) Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 01.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thành phần hồ sơ và biểu mẫu thực hiện thủ tục chấp thuận trao đổi quốc tế nguồn gen giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo, gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi (bản chính);
b) Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi (bản chính);
c) Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
d) Các văn bản khác có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi (nếu có);
đ) Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục chấp thuận việc xuất khẩu hoặc trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo
1. Thành phần hồ sơ và biểu mẫu thực hiện thủ tục xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ khoa học, triển lãm, quảng cáo, gồm:
a) Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 hướng dẫn một số điều Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
b) Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thành phần hồ sơ và biểu mẫu thực hiện thủ tục chấp thuận về việc trao đổi quốc tế giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo, gồm:
a) Đơn đăng ký trao đổi giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (bản chính);
b) Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (bản chính);
c) Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
d) Các văn bản khác có liên quan đến trao đổi giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có);
đ) Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 04.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp, gia hạn, cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y (gồm sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y)
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp mới chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Thú y.
2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 109 Luật Thú y.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y theo quy định tại khoản 2 Điều 110 Luật Thú y.
4. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 05.HNTY, 06.HNTY, 07.HNTY Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Thành phần hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.
2. Thành phần hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP .
Điều 8. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin); cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin)
1. Thành phần hồ sơ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin), gồm:
a) Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản chính);
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất thuốc thú y (bản chính);
c) Danh mục các loại thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất (bản chính);
d) Chứng chỉ hành nghề sản xuất thuốc thú y đối với người trực tiếp quản lý sản xuất (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
2. Thành phần hồ sơ thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y, trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc xin), gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản chính);
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
3. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 08.QLT, 09.QLT, 10.QLT, 11.QLT, 15.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y; cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký)
1. Thành phần hồ sơ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y, gồm:
a) Đơn đăng ký cấp, gia hạn kiểm tra điều kiện nhập khẩu thuốc thú y (bản chính);
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhập khẩu thuốc
thú y (bản chính);
c) Chứng chỉ hành nghề nhập khẩu thuốc thú y (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
2. Thành phần hồ sơ thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y (trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng; thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký), gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc
thú y (bản chính);
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
3. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 12.QLT, 13.QLT, 14.QLT, 15.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục công bố, công bố lại, thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung
1. Thành phần hồ sơ thủ tục thực hiện công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung sản xuất trong nước, gồm:
a) Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
c) Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
d) Tiêu chuẩn công bố áp dụng, kết quả đánh giá sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ định;
e) Mẫu của nhãn sản phẩm.
2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu, gồm:
a) Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
c) Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
d) Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
đ) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
e) Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ định;
g) Mẫu của nhãn sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp.
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung, gồm:
a) Đơn đề nghị thay đổi thông tin;
b) Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng;
c) Kết quả đánh giá sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có);
d) Mẫu của nhãn sản phẩm;
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước);
e) Đối với thức ăn bổ sung nhập khẩu phải bổ sung thêm bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân công bố thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực.
4. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố lại thông tin sản phẩm thức ăn bổ sung, gồm: Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm.
Điều 11. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
1. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;
b) Hợp đồng mua bán; phiếu đóng gói (Packing list); hóa đơn mua bán (Invoice); phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất khẩu cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis); nhãn sản phẩm của cơ sở sản xuất (trừ thức ăn chăn nuôi có bao bì đóng gói đơn giản, thức ăn chăn nuôi dạng rời không có bao bì thương phẩm); bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
c) Một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất đối với nguyên liệu đơn.
Thành phần hồ sơ quy định tại điểm b, điểm c khoản này bằng tiếng Anh thì không phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt.
2. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 16.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
1. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Đơn đề nghị miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu;
b) Kết quả đánh giá sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của 03 lần nhập khẩu liên tiếp.
2. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 17.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 13. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin)
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin), gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản chính);
b) Bản thuyết minh chi tiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất thuốc thú y (bản chính);
c) Danh mục các loại thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất (bản chính);
d) Chứng chỉ hành nghề sản xuất thuốc thú y đối với người trực tiếp quản lý sản xuất (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
2. Thành phần hồ sơ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất cùng trên dây chuyền sản xuất thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin), gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức có hoạt động sản xuất (bản chính);
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đã được cấp (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
c) Tài liệu chứng minh sản phẩm có dạng bào chế cùng trên dây chuyền sản xuất thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
3. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 08.QLT, 09.QLT, 10.QLT, 11.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin) (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của cơ quan, tổ chức)
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin) (đối với trường hợp giấy chứng nhận bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc có thay đổi về thông tin của cơ quan, tổ chức), gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản chính);
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
d) Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hoặc văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (đối với trường hợp sai sót thuộc về cơ quan cấp phép);
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thú y đã được cấp (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
2. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 15.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin) (trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất)
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất (trừ sản xuất thuốc thú y dạng dược phẩm, vắc-xin) (trường hợp có thay đổi về địa điểm, quy mô, chủng loại, loại hình nghiên cứu, sản xuất), gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y (bản chính);
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi (bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
2. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 15.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu đối với thuốc thú y nhập khẩu theo kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
b) Bản sao hợp đồng;
c) Danh mục hàng hóa (nếu có);
d) Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có);
đ) Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (Giấy chứng nhận hợp quy, Giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
e) Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định);
g) Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có);
h) Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng (Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của tổ chức chứng nhận) trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với dược phẩm thú y và 60 ngày làm việc đối với vắc xin, kháng thể thú y kể từ ngày thông quan hàng hóa;
i) Bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thông quan đối với trường hợp hàng hóa đã được tổ chức chứng nhận đánh giá tại nước xuất khẩu;
k) Văn bản đồng ý nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật, thuốc thú y do Cục Chăn nuôi và Thú y cấp hoặc Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y trừ vắc xin, vi sinh vật.
2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu đối với thuốc thú y nhập khẩu theo kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Bản Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, kèm theo bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu) chứng chỉ chất lượng;
b) Bản sao hợp đồng, danh mục hàng hóa (nếu có);
c) Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có);
d) Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (Giấy chứng nhận hợp quy, Giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có);
đ) Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định);
e) Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có);
g) Văn bản chấp thuận theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường đối với thuốc thú y mang đặc tính mới có khả năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
h) Văn bản đồng ý nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật, thuốc thú y do Cục Chăn nuôi và Thú y cấp hoặc Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y trừ vắc xin, vi sinh vật.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu đối với thuốc thú y nhập khẩu, gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn kiểm tra với các thông tin sau: tên hàng hóa, nhãn hiệu, dạng bào chế, đăng ký lưu hành, xuất xứ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
b) Bản sao kết quả đánh giá phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của 03 lần liên tiếp;
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, bản sao các tài liệu chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, người nhập khẩu phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính (có ký tên và đóng dấu của người nhập khẩu).
4. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 18.QLT, 19.QLT, 20.QLT Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 17. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (bản chính);
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (bản chính);
c) Quy trình kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (bản chính).
2. Trường hợp cơ sở sản xuất đồng thời sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi bổ sung, thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (bản chính);
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (bản chính);
c) Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất (bản chính);
d) Bản tóm tắt quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất thức ăn truyền thống và nguyên liệu đơn (bản chính).
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (bản chính);
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận (bản sao hoặc bản chụp có xác nhận của cơ sở).
4. Biểu mẫu thực hiện theo quy định tại Mẫu số 21.MTCN, 22.MTCN, 23.MTCN, 24.MTCN, 25.MTCN, 26.MTCN, 27.MTCN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
1. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
b) Văn bản chứng minh về việc tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi, gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi;
b) Bản kê khai của tổ chức, cá nhân đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
3. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm, gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm;
b) Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm.
4. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm, gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm;
b) Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.
5. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu, gồm:
a) Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu;
b) Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
6. Biểu mẫu thực hiện thủ tục quy định tại Mẫu số 28.TACN, 29.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 19. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hỗ trợ chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; chi phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái, công cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước
1. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền cho tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc (bản chính hoặc bản sao công chứng);
b) Hợp đồng cung cấp vật tư phối giống nhân tạo gia súc giữa cơ sở được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc và cơ sở được lựa chọn cung cấp vật tư phối giống nhân tạo gia súc (bản chính hoặc bản sao công chứng);
c) Danh sách gia súc đã được phối giống nhân tạo do người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc lập (bản chính);
d) Danh sách tổng hợp gia súc được phối giống nhân tạo do tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc lập (bản chính);
đ) Biên bản nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc đã được thực hiện (bản chính).
2. Biểu mẫu thực hiện thủ tục quy định tại Mẫu số 30.GVN, 31.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 20. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hỗ trợ đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước
1. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí (bản chính);
b) Chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo, tập huấn do cơ sở đào tạo cấp (bản sao công chứng);
c) Hóa đơn, chứng từ liên quan (bản sao);
d) Giấy cam kết về thực hiện nghề đã được đào tạo chuyển đổi ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ (áp dụng đối với chuyển đổi ngành nghề khi thực hiện di dời cơ sở chăn nuôi) (bản chính);
đ) Bản cam kết thực hiện công tác phối giống nhân tạo gia súc trong thời gian ít nhất 05 năm sau khi được nhận hỗ trợ (áp dụng đối với đào tạo kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc) (bản chính).
2. Biểu mẫu thực hiện thủ tục quy định tại Mẫu số 32.GVN Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương III
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ
VỀ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
Điều 21. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa, ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thực hiện giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người theo quy định tại mục 2 của Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư số này. Căn cứ bệnh động vật quy định tại mục 2.1 của Phụ lục 07 và Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này, Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh tổ chức giám sát bệnh định kỳ đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa trên địa bàn quản lý.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 như sau:
“a) Ở cấp xã: Nhân viên thú y xã có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo dịch bệnh động vật cho Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh;”.
b) Bãi bỏ điểm b khoản 2;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 như sau:
“b) Báo cáo điều tra ổ dịch được thực hiện trong vòng 05 ngày kể từ khi ổ dịch được cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y xác nhận”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Trách nhiệm điều tra ổ dịch:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã khi nhận được thông báo có động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm có trách nhiệm thực hiện điều tra ổ dịch bệnh trên động vật;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tư vấn, hỗ trợ chuyên môn điều tra ổ dịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương hỗ trợ thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý;
d) Đối với dịch bệnh động vật có diễn biến phức tạp, xuất hiện yếu tố dịch tễ mới, Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh đề nghị Cục Chăn nuôi và Thú y hỗ trợ công tác điều tra ổ dịch tại địa phương.
4. Thay thế mẫu Giấy chứng nhận tiêm phòng tại Mục 3, Phụ lục 7 bằng Mẫu số 01.DT Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 22. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 20 như sau:
“4. Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là cấp xã) trực thuộc tỉnh và thông báo mã số cho Cục Chăn nuôi và Thú y, Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh trong cả nước.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Mã số của gia súc gồm: Mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh; mã số xã (ba chữ số); năm bấm thẻ tai (hai chữ số cuối của năm) và số thứ tự của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
Cách viết mã số của gia súc trên thẻ tai theo hình 2 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
“b) Xăm mã số tỉnh, mã số xã và mã số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:
Hình dáng, kích thước chữ số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a hoặc hình 1b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 - 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm.
Mã số xăm trên tai lợn (theo hình 2a hoặc hình 2b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh; 03 (ba) chữ số tiếp theo là mã số của xã (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số;”.
3. Thay thế Phụ lục VIIa bằng Mẫu số 12.KD Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thay thế từ “huyện” bằng từ “xã” tại điểm a, c khoản 1 Phụ lục VIII.
5. Thay thế từ “huyện” bằng từ “xã” tại mục Ghi chú của Phụ lục IX.
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT đến Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh.
Hình thức gửi hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 và Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024)
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 35 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y) như sau:
“a) Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y căn cứ theo quy định về mã số kiểm dịch động vật đối với từng xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là cấp xã) và từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý và cấp mã số KSGM cho đơn vị thực hiện kiểm soát giết mổ động vật tại địa phương;
b) Mã số của cơ sở gồm: 02 (hai) số đầu là mã số của cấp tỉnh; 03 (ba) số tiếp theo là mã số của cấp xã; 02 (hai) số cuối cùng là số thứ tự.”.
2. Sửa đổi, bổ sung mục 2 Phụ lục VI (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 17 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y) như sau:
“i) Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF)
Tiêu hủy toàn bộ thân thịt và phủ tạng lợn mắc bệnh và bị lây nhiễm chéo trong quá trình giết mổ.
Cho giết mổ ngay những con còn lại (nếu xét nghiệm âm tính) tại khu vực chưa bị nhiễm chéo trong cơ sở giết mổ hoặc cho giết mổ tại cơ sở giết mổ gần nhất; sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ trong địa bàn cấp xã.
Vệ sinh, khử trùng tiêu độc lại toàn bộ cơ sở giết mổ trước khi hoạt động trở lại.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT và khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y) như sau:
“1. Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y, sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra
a) Cục Chăn nuôi và Thú y: Cơ sở xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y vùng: Cơ sở nhập khẩu; cơ sở hỗn hợp nhập khẩu và tiêu dùng trong nước tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh: Cơ sở không thuộc điểm a, điểm b khoản này.”.
4. Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 35; khoản 2 Điều 42.
Điều 25. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 15/2022/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau:
“2. Cơ sở chế biến mật ong
Việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở đã được cấp các loại Giấy chứng nhận quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân xuất khẩu.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 7 như sau:
“b) Kiến nghị các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc cơ quan quản lý thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp phát hiện không tuân thủ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được công nhận đối với các cơ sở được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).”
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 8 như sau:
“1. Danh sách các cơ sở sản xuất mật ong đã được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (được sửa đổi bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với các thông tin liên quan đến cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại, email), ngày cấp, hiệu lực Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận.”
4. Thay thế Phụ lục III bằng Mẫu số 11.TYCĐ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Bổ sung khoản 3 Điều 2 như sau:
“3. Vùng an toàn dịch bệnh bao gồm vùng an toàn dịch bệnh cấp xã, phường, đặc khu (sau đây gọi là cấp xã) và vùng an toàn dịch bệnh cấp tỉnh.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện cấp Giấy chứng nhận như sau:
a) Cục Chăn nuôi và Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu; vùng an toàn dịch bệnh cấp tỉnh và vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu;
b) Cục Thủy sản và Kiểm ngư thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản đối với cơ sở an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu; vùng an toàn dịch bệnh cấp tỉnh và vùng an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao cấp Giấy chứng nhận như sau:
a) Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này);
b) Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này).
3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận sau đây gọi chung là Cơ quan cấp giấy.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 7 như sau:
“a) Thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc theo hướng dẫn đối với từng bệnh cụ thể của Cục Chăn nuôi và Thú y đối với lấy mẫu động vật trên cạn và Cục Thủy sản và Kiểm ngư đối với lấy mẫu động vật thủy sản;”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 như sau:
“ 2. Cơ quan cấp giấy quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở, vùng thực hiện các tiêu chí công nhận an toàn dịch bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau:
“1. Trong thời hạn 06 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan cấp giấy thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:
a) Sửa đổi tên khoản 1 như sau:
“1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này:”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Mẫu Giấy chứng nhận
a) Cơ quan cấp giấy quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
b) Cơ quan cấp giấy quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.”
7. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 19 như sau:
“c) Trong thời hạn 3,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), Cơ quan cấp giấy thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan cấp giấy trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 như sau:
“1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật xã), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan cấp giấy theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 28 như sau:
“1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan cấp giấy tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.”
10. Sửa đổi tên khoản 1 Điều 30 như sau:
“1. Trong thời hạn 09 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Thông tư này:”
11. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 32 như sau:
“c) Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), hoặc báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh và giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này) Cơ quan cấp giấy thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan cấp giấy phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 35 như sau:
“Điều 35. Cơ quan cấp giấy thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 35 như sau:
“2. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Thông tư này.”
c) Sửa đổi bổ sung khoản 3 Điều 35 như sau:
“3. Công bố danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.”
d) Bổ sung khoản 10 sau khoản 9 Điều 35 như sau:
“10. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Cơ quan cấp giấy thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.”
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 36 như sau:
“Điều 36. Cơ quan cấp giấy thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường”
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 36 như sau:
“2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Chăn nuôi và Thú y đối với động vật trên cạn, Cục Thủy sản và Kiểm ngư đối với động vật thủy sản trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, kiểm tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật trên địa bàn.”
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 36 như sau:
“6. Hướng dẫn, kiểm tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo thẩm quyền, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật tại các cơ sở do Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y, thủy sản trung ương cấp Giấy chứng nhận.”
d) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 8 Điều 36 như sau:
“8. Báo cáo Cơ quan cấp giấy thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường (theo chức năng, nhiệm vụ được giao.”
đ) Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 36 như sau:
“9. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Cơ quan cấp giấy thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này. ”
14. Thay thế một số biểu mẫu tại một số Phụ lục như sau:
a) Thay thế “MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT” tại Phụ lục II bằng Mẫu số 02.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
b) Thay thế mẫu “BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT” tại Phụ lục III bằng Mẫu số 03.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
c) Thay thế mẫu “BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT” tại Phụ lục IV bằng Mẫu số 04.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
d) Thay thế hướng dẫn “SỐ LƯỢNG MẪU GIÁM SÁT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN” tại Phụ lục V bằng Mẫu số 05.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
đ) Thay thế “MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÙNG AN TOÀN BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT” tại Phụ lục IX bằng Mẫu số 06. DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
e) Thay thế mẫu Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật quy định tại mục 1 Phụ lục XII bằng Mẫu số 07.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
g) Thay thế mẫu Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh quy định tại mục 2 Phụ lục XII bằng Mẫu số 08.DT tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Điều 27. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc thú y
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
“Điều 42. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y
Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo về thuốc thú y, như sau:
1. Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.
2. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
3. Phương tiện giao thông.
4. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao.
5. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo.
6. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.”
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:
“Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y
1. Nộp hồ sơ
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, trực tuyến hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh;
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Thành phần hồ sơ, gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu số 09.QLT Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y;
c) Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự);
d) Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hóa, thể thao (đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ đối với trường hợp nộp trực tiếp; trả lời tính đầy đủ của hồ sơ trong 01 ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng hoặc qua dịch vụ bưu chính bằng văn bản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thú y theo mẫu số 10.QLT Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
3. Bãi bỏ Điều 38.
Điều 28. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2018/TT-BNNPTNT ngày 14/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - yêu cầu chung
1. Sửa đổi, bổ sung mục 5 của QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung): Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - yêu cầu chung, như sau:
“5.1. Tổ chức, cá nhân quy định tại mục 1.2 của Quy chuẩn này có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này, thực hiện công bố hợp quy và đăng ký công bố hợp quy theo quy định tại Sở Nông nghiệp và Môi trường."
5.2. Cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm 6.1 mục 6 của QCVN 01-187: 2018/BNNPTNT
(Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuốc thú y - Yêu cầu chung)
“6.1. Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao Cục Chăn nuôi và Thú y phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.”
Điều 29. Thay thế một số cụm từ
1. Thay thế tên gọi tại các đơn vị như sau:
Thay thế cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” bằng cụm từ “Bộ Nông nghiệp và Môi trường”; Thay thế cụm từ “Cục Thú y”, cụm từ “ Cục Chăn nuôi” bằng cụm từ “Cục Chăn nuôi và Thú y”; cụm từ “Tổng cục Thủy sản” bằng cụm từ “Cục Thủy sản và Kiểm ngư”; cụm từ “Chi cục Thú y vùng” bằng cụm từ “Chi cục Chăn nuôi và Thú y vùng”; Thay thế cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” bằng cụm từ “ Sở Nông nghiệp và Môi trường”; cụm từ “Cơ quan Thú y” bằng cụm từ “Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y” tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016; Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016; Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022; Thông tư số 15/2022/TT- BNNPTNT ngày 24/10/2022; Thông tư số 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024; Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016; Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018; Thông tư số 10/2018/TT-BNNPTNT ngày 14/8/2018; Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2020; Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/9/2022; Thông tư số 09/2024/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2024; Thông tư số 18/2024/TT-BNNPTNT ngày 29/11/2024.
2. Thay thế cụm từ “Cơ quan Thú y” bằng “Cơ quan cấp giấy” tại Thông tư số 24/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2027, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cục Chăn nuôi và Thú y hoặc đơn vị thuộc Bộ báo cáo Bộ trưởng đề xuất và được Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường quyết định kéo dài thời gian áp dụng toàn bộ hoặc một phần Thông tư này;
b) Luật, Nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, thành phần hồ sơ, biểu mẫu hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính quy định tại Thông tư này được thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 và có hiệu lực trước ngày 01 tháng 3 năm 2027 thì các quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
3. Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thành phần hồ sơ, biểu mẫu trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 31. Quy định chuyển tiếp
1. Các hồ sơ thủ tục hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
2. Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Thông tư này có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo thông suốt, không được yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp lại hồ sơ đã nộp, không thực hiện lại các bước đã thực hiện trước khi sắp xếp.
3. Thẻ tai sử dụng để đánh dấu gia súc vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; chì hoặc dây niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật chưa sử dụng hết trước ngày Thông tư này có hiệu lực được phép sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Hồ sơ, biểu mẫu thực hiện thủ tục hành chính về kiểm tra, miễn giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nhập khẩu đang thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin Một cửa quốc gia tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2026.
Trường hợp cơ quan được phân quyền, phân cấp có hệ thống chuyên ngành kết nối Cổng thông tin Một cửa quốc gia để giải quyết các thủ tục hành chính này trước ngày 31 tháng 12 năm 2026 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này kể từ ngày kết nối.
Điều 32. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Môi trường (qua Cục Chăn nuôi và Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục I
BẢNG BIỂU MẪU HỒ SƠ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ
PHÂN QUYỀN, PHÂN CẤP VÀ PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN TRONG
LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
(Kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Mẫu số 01.GVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
.........., ngày...... tháng....... năm......
ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN
GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
I. Tổ chức cung cấp nguồn gen
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:...................................
II. Tổ chức tiếp nhận nguồn gen
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:...................................
III. Mục đích trao đổi nguồn gen:
IV. Thời gian trao đổi:
Từ ngày.... tháng..... năm.... đến ngày.... tháng...... năm......
V. Nội dung trao đổi:
Số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được trao đổi: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm)
VI. Cam kết:
Xin cam kết nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trên đây bảo đảm đúng với thực tế.
Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành có liên quan.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét giải quyết./.
|
Tổ chức đăng ký trao đổi nguồn gen |
LÝ LỊCH NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI
QUÝ, HIẾM ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI
(Kèm theo Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm
ngày tháng năm )
TT |
Giống vật nuôi quý, hiếm |
Sản phẩm giống vật nuôi quý, hiếm |
|||||
Tên giống |
Nguồn gốc |
Cơ sở đang lưu giữ |
Số lượng |
Loại hình nguồn gen |
Đơn vị tính |
Khối lượng/ Số lượng |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 02.GVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
.........., ngày...... tháng....... năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI ĐỔI QUỐC TẾ NGUỒN GEN
GIỐNG VẬT NUÔI CÓ TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM
XUẤT KHẨU ĐỂ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM,
QUẢNG CÁO
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
I. Tổ chức cung cấp nguồn gen
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
II. Tổ chức tiếp nhận nguồn gen
1. Tên tổ chức:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
III. Mục đích trao đổi nguồn gen:
IV. Thời gian trao đổi:
Từ ngày.... tháng..... năm.... đến ngày.... tháng...... năm......
V. Nội dung trao đổi:
Số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen giống vật nuôi trong danh mục cấm xuất khẩu được trao đổi: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen giống vật nuôi cấm xuất khẩu)
VI. Cam kết:
Xin cam kết nguồn gen giống vật cấm xuất khẩu đăng ký trên đây bảo đảm đúng với thực tế.
Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành có liên quan.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét giải quyết./.
|
Tên tổ chức đăng ký trao đổi nguồn gen |
LÝ LỊCH NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI
CẤM XUẤT KHẨU ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI
TT |
Giống vật nuôi cấm xuất khẩu |
Sản phẩm giống vật cấm xuất khẩu |
|||||
Tên giống |
Nguồn gốc |
Cơ sở đang lưu giữ |
Số lượng |
Loại hình nguồn gen |
Đơn vị tính |
Khối lượng/ Số lượng |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 03.GVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
............, ngày....... tháng...... năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT
NUÔI TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC
VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
I. Tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
II. Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
III. Mục đích xuất khẩu (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):
IV. Thông tin về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi:
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho phép xuất khẩu cụ thể như sau:
Số TT |
Tên giống |
Số hiệu/sản phẩm giống (nếu có) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Nguồn gốc xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
V. Thời gian xuất khẩu:
Từ ngày... tháng.... tháng... năm.... đến ngày... tháng..... năm.....
VI. Cửa khẩu xuất khẩu:..............
VII. Cam kết:
1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi đăng ký xuất khẩu trên đây chỉ sử dụng vào mục đích được quy định tại Mục III trong đơn này.
2. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
|
Tổ chức, cá nhân đăng ký |
LÝ LỊCH GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI XUẤT KHẨU
TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC VỤ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO
TT |
Tên giống |
Nguồn gốc |
Cơ sở đang lưu giữ |
Loại hình giống vật nuôi/sản phẩm giống vật nuôi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 04.GVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
............, ngày.......tháng...... năm........
ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI QUỐC TẾ GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM
GIỐNG VẬT NUÔI TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT
KHẨU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Môi trường
I. Tổ chức, cá nhân đăng ký trao đổi quốc tế
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
II. Tổ chức, cá nhân đăng ký nhận trao đổi
1. Tên tổ chức, cá nhân:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại:.....................; Fax:..........................; Email:
III. Mục đích trao đổi (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):
IV. Thông tin về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi:
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho phép trao đổi quốc tế cụ thể như sau:
Số TT |
Tên giống |
Số hiệu/sản phẩm giống (nếu có) |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Nguồn gốc xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
V. Thời gian trao đổi:
Từ ngày... tháng.... tháng... năm.... đến ngày... tháng..... năm.....
VI. Cửa khẩu trao đổi:...............
VII. Cam kết:
1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi đăng ký trao đổi trên đây chỉ sử dụng vào mục đích được quy định tại Mục III trong đơn này.
2. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
|
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký |
LÝ LỊCH GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI TRAO ĐỔI
QUỐC TẾ TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO
TT |
Tên giống |
Nguồn gốc |
Cơ sở đang lưu giữ |
Loại hình giống vật nuôi/sản phẩm giống vật nuôi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 05.HNTY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi:..................................................
Tên tôi là:..............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:...........................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................
Bằng cấp chuyên môn:.........................................................................................
Ngày cấp:..............................................................................................................
Nay đề nghị Quý cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề:
□ Sản xuất thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Sản xuất thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Khảo nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Khảo nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Kiểm nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Kiểm nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
Tại Doanh nghiệp/Công ty:..................................................................................
Địa chỉ hành nghề:................................................................................................
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật và của ngành thú y.
(Ghi chú: Nếu cá nhân đề nghị cấp CCHN sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu thì đánh dấu đồng thời vào cả hai ô sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu. Nộp 02 ảnh 4 x 6)
|
...., ngày..... tháng..... năm 20.... |
Mẫu số 06.HNTY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ
GIA HẠN CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
Kính gửi:...........................
Tên tôi là:..............................................................................................................
Ngày tháng năm sinh:...........................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................
Đã được...........(Tên cơ quan đã cấp).......... cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
□ Sản xuất thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Sản xuất thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Khảo nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Khảo nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
□ Kiểm nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật trên cạn.
□ Kiểm nghiệm thuốc thú y dùng trong thú y cho động vật thủy sản.
Tại Doanh nghiệp/Công ty:..................................................................................
..............................................................................................................................
Số CCHN:.............................................................................................................
Ngày cấp:..............................................................................................................
Nay đề nghị Quý..... cấp gia hạn Chứng chỉ hành nghề trên.
Gửi kèm Chứng chỉ hành nghề và 02 ảnh 4 x 6.
|
......., ngày..... tháng..... năm 20.... |
Mẫu số 07.HNTY
MẪU CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ THÚ Y |
CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
SỐ ĐĂNG KÝ......../.....-CCHN Chứng chỉ có giá trị đến. ................................... |
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; Căn cứ........................................................................ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Cấp cho Ông/Bà:.......................................................... Năm sinh:..................................................................... Địa chỉ thường trú:....................................................... Bằng cấp chuyên môn:................................................. Được phép hành nghề:................................................. Tại:............................................................................... ....., ngày.... tháng.... năm.... THỦ TRƯỞNG |
Mẫu số 08.QLT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ, GIA HẠN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
THUỐC THÚ Y
Kính gửi: 1..........................................
Căn cứ 2................................................................................................................
Tên cơ sở:
Địa chỉ cơ sở:
Số điện thoại: Fax:
Chủ cơ sở:
Địa chỉ thường trú:
Các loại sản phẩm đăng ký sản xuất lưu hành:
□ Thuốc dược liệu □ Chế phẩm sinh học
□ Hóa chất □ Các loại khác
Đề nghị quý Cơ quan tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi.
Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu):
a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện sản xuất thuốc thú y;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật sản xuất thuốc thú y;
c) Danh mục các loại thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất;
d) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
đ) Chứng chỉ hành nghề sản xuất thuốc thú y (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
|
......., ngày... tháng.... năm..... |
_______________________
1 Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính..
2 Theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành
Mẫu số 09.QLT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
BẢN THUYẾT MINH CHI TIẾT VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, KỸ THUẬT
SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
Kính gửi:1................................
Tên cơ sở đăng ký kiểm tra:..................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Số điện thoại:................................. Fax:................... Email:................................
Loại sản phẩm đăng ký sản xuất:
□ Thuốc dược liệu □ Chế phẩm sinh học
□ Hóa chất □ Các loại khác
Xin giải trình điều kiện sản xuất thuốc thú y, cụ thể như sau:
1. Địa điểm sản xuất
2. Nhà xưởng sản xuất
3. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất
4. Hệ thống kho
5. Khu vực xử lý tiệt trùng
6. Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu
7. Khu vực pha chế, san chia, bảo quản bán thành phẩm
8. Khu vực hoàn thiện sản phẩm
9. Khu vực vệ sinh
10. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải
11. Bao bì
12. Ghi nhãn
13. Khử trùng, tiêu độc
14. Nhân sự tham gia sản xuất
15. Vệ sinh cá nhân
16. Vệ sinh phòng hộ lao động
17. Nước sử dụng trong cơ sở
18. Thực hiện quy định về hồ sơ lô
19. Thực hiện quản lý chất lượng:
- Phòng kiểm nghiệm
- Cán bộ nhân viên phòng kiểm nghiệm
- Trang thiết bị
- Các quy định về kiểm tra nguyên liệu, thành phẩm, lưu mẫu và kiểm tra mẫu.
|
........, ngày....... tháng...... năm..... |
________________________
1 Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính.
Mẫu số 10.QLT
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên cơ sở:.........................................................................................................
2. Địa chỉ:.............................................................................................................
3. Giấy đăng ký kinh doanh số (nếu có):......... ngày cấp.......... nơi cấp...............
4. Số điện thoại:................................................... Số Fax (nếu có):......................
5. Mã số (nếu có):.................................................................................................
6. Mặt hàng sản xuất:............................................................................................
7. Ngày kiểm tra:...................................................................................................
8. Hình thức kiểm tra:...........................................................................................
9. Thành phần đoàn kiểm tra:
1) ..........................................................................................................................
2) ..........................................................................................................................
3) ..........................................................................................................................
10. Đại diện cơ sở:
1) ..........................................................................................................................
2) ..........................................................................................................................
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Phần 1. Các chỉ tiêu chung
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục |
||||
Đạt |
Không đạt |
Tổng hợp |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|||||
1. |
Địa điểm sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
Phải có khoảng cách an toàn với khu khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
2. |
Nhà xưởng sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
2.1. Đầy đủ các khu vực sản xuất |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
2.2.Thiết kế và bố trí các khu vực phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất sự nhầm lẫn hoặc nhiễm chéo trong sản xuất |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
2.3. Bố trí sản xuất theo dây chuyền một chiều |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
2.4. Thuận lợi cho kiểm tra giám sát |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
2.5. Đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
2.6. Dễ vệ sinh khử trùng, tiêu độc |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
2.7. Chống bụi, xâm nhập của động vật gây hại |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
3. |
Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất |
[ ] |
|
|
|
|
|
|
3.1. Số lượng, chủng loại, công suất thiết bị phù hợp với từng dây chuyền sản xuất |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
3.2. Thuận tiện cho các thao tác, vệ sinh, khử trùng, bảo dưỡng |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
3.3. Thiết bị, dụng cụ, làm bằng vật liệu phù hợp |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
3.4. Có quy định về vận hành, điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưỡng |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
4. |
Hệ thống kho |
|
|
|
|
|
|
|
4.1.Vật liệu, kết cấu phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
4.2. Công suất kho thích hợp với quy mô sản xuất |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
4.3. Có đủ thiết bị duy trì bảo quản chất lượng sản phẩm |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
4.4. Thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (Nhiệt độ, độ ẩm,...), sổ sách theo dõi |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
4.5. Có quy định về sắp xếp, kiểm tra nguyên liệu, sản phẩm trong bảo quản |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
4.6. Theo dõi quản lý: |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Bằng sổ sách |
[ ] |
|
|
|
|
|
|
- Bằng máy tính |
[ ] |
|
|
|
|
|
5. |
Khu vực xử lý tiệt trùng |
|
|
|
|
|
|
|
5.1. Có khu vực riêng xử lý bao bì, dụng cụ |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
5.2. Vật liệu, kết cấu phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
5.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất đầy đủ, phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
5.4. Có quy định về xử lý tiệt trùng |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
6. |
Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
|
7. |
Khu vực pha chế, san chia, bảo quản bán thành phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
7.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
7.2. Thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
7.3. Điều kiện đảm bảo về vệ sinh, vô trùng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
8. |
Khu vực hoàn thiện sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
8.1. Vật liệu, kết cấu phù hợp |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
8.2. Thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
9. |
Khu vực vệ sinh |
|
|
|
|
|
|
|
9.1. Vật liệu, kết cấu, bố trí phù hợp |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
9.2. Đủ các trang thiết bị cần thiết cho việc vệ sinh cá nhân |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
10. |
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải |
|
|
|
|
|
|
|
10.1 Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
10.2. Có quy định về kiểm tra nước thải |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
10.3. Có quy định về thu gom và xử lý rác thải |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
11. |
Bao bì |
|
|
|
|
|
|
|
11.1. Vật liệu phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
11.2. Xử lý, bảo quản đúng cách |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
12. |
Ghi nhãn |
|
|
|
|
|
|
|
12.1. Đúng với nhãn đăng ký lưu hành đã được duyệt |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
12.2. Ghi đầy đủ nội dung theo quy định |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
13. |
Khử trùng, tiêu độc |
|
|
|
|
|
|
|
13.1. Có quy định cụ thể về chế độ khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
13.2. Phương tiện, dụng cụ, hóa chất phù hợp |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
13.3. Có biện pháp phân biệt dụng cụ đã tiệt trùng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
14. |
Nhân sự tham gia sản xuất |
|
|
|
|
|
|
|
14.1. Người trực tiếp quản lý sản xuất có chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ hành nghề |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
14.2. Người kiểm nghiệm thuốc có chứng chỉ hành nghề |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
14.3. Người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khỏe |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
14.4. Được đào tạo thường xuyên và định kỳ |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
15. |
Vệ sinh cá nhân |
|
|
|
|
|
|
|
15.1. Quy định vệ sinh cá nhân trong sản xuất |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
15.2. Thực hiện vệ sinh của cá nhân đúng cách |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
16. |
Vệ sinh phòng hộ lao động |
|
|
|
|
|
|
|
16.1. Có quy định về chế độ cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
16.2. Thay và tiệt trùng trang bị bảo hộ sau mỗi ca sản xuất |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
16.3. Thiết bị thông gió, hút bụi phù hợp. |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
17. |
Nước sử dụng trong cơ sở |
|
|
|
|
|
|
|
17.1. Có đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vệ sinh |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
17.2. Có kiểm tra mẫu nước theo quy định |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
Phần 2. Thực hiện qui định về hồ sơ lô
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
Diễn đạt lỗi và khắc phục |
||||
Đạt |
Không đạt |
Tổng hợp |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|||||
1 |
Lập hồ sơ cho từng sản phẩm |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
2 |
Có đủ các loại chứng từ, phiếu theo dõi |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
3 |
Có phiếu kiểm nghiệm của từng lô |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
Phần 3. Thực hiện quản lý chất lượng (KCS)
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
Diễn đạt lỗi và khắc phục |
||||
Đạt |
Không đạt |
Tổng hợp |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|||||
1 |
Có phòng KCS hợp cách |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
|
2 |
Người phụ trách KCS, nhân viên đủ trình độ, có chứng chỉ hành nghề |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
3 |
Trang thiết bị: |
|
|
|
|
|
|
|
- Máy phân tích được chất lượng sản phẩm đăng ký sản xuất (Máy quang phổ tử ngoại khả kiến hoặc máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC),... |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
|
- Cân phân tích |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Máy đo độ ẩm |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Cân kỹ thuật |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Máy cất nước 2 lần |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Tủ sấy (50-2500C) |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Tủ ấm |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Tủ cấy vô trùng |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Kính hiển vi quang học |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Máy đo pH |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Máy đếm khuẩn lạc |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Nồi hấp tiệt trùng |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
|
- Dụng cụ thủy tinh và các thiết bị phục vụ kiểm nghiệm |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
4 |
Kiểm tra nguyên liệu |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
5 |
Kiểm tra bán thành phẩm |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
6 |
Kiểm tra thành phẩm |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
7 |
Lưu mẫu và kiểm tra mẫu theo quy định |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
III. NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
(kèm theo Biên bản lấy mẫu):
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...)
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.............., ngày..... tháng..... năm..... |
........., ngày..... tháng..... năm..... |
HƯỚNG DẪN
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
I. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa mức lỗi
- Lỗi nghiêm trọng (Se): Là sai lệch so với tiêu chuẩn, quy định, gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
- Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với tiêu chuẩn, quy định, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
- Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với tiêu chuẩn, quy định, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát vệ sinh, nhưng chưa đến mức nặng.
2. Bảng xếp loại:
Xếp loại |
Mức Lỗi |
||
Lỗi nhẹ |
Lỗi nặng |
Lỗi nghiêm trọng |
|
Loại A |
≤ 9 |
0 |
0 |
Loại B |
Từ 10 đến 15 |
0 |
0 |
Ma ≤ 10 và tổng Mi + Ma ≤ 15 |
0 |
||
Loại C |
Ma < 11 và tổng Mi + Ma > 15 |
0 |
|
- |
³11 |
0 |
|
- |
- |
³ 1 |
Ghi chú: ( - ) Không tính đến
3. Diễn giải:
3.1. Cơ sở đủ điều kiện sản xuất đảm bảo chất lượng thuốc thú y. Khi cơ sở xếp loại A hoặc B
3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:
- Không có lỗi nghiêm trọng, lỗi nặng và tổng số sai lỗi nhẹ không quá 9 nhóm chỉ tiêu.
3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Không có lỗi nghiêm trọng và
- Một trong 2 trường hợp sau:
+ Không có lỗi nặng, số lỗi nhẹ từ 10 đến 15 nhóm chỉ tiêu; hoặc
+ Số lỗi nặng không quá 10 và tổng số lỗi nhẹ và lỗi nặng không quá 15 nhóm chỉ tiêu.
3.2. Cơ sở chưa đủ điều kiện sản xuất đảm bảo chất lượng thuốc thú y. Khi cơ sở xếp loại C
3.2.1. Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:
- Có lỗi nghiêm trọng hoặc
- Một trong 2 trường hợp sau:
+ Có số lỗi nặng lớn hơn hoặc bằng 11 nhóm chỉ tiêu; hoặc
+ Có dưới 11 nhóm chỉ tiêu lỗi nặng và tổng số lỗi nhẹ và lỗi nặng lớn hơn 15 nhóm chỉ tiêu.
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA:
A. Ghi biên bản kiểm tra:
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản.
- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.
- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.
B. Nguyên tắc đánh giá:
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].
- Dùng ký hiệu × hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức nhẹ), Ma (lỗi mức nặng), Se (lỗi mức nghiêm trọng).
- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và khắc phục”.
C. Các nhóm chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra:
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT
1.1. Chỉ tiêu 1: Địa điểm sản xuất
1.1.1. Yêu cầu: Vị trí xây dựng cơ sở sản xuất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương và cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng.
1.1.2. Phương pháp: Xem xét giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, giấy cấp đất, hợp đồng thuê đất, hồ sơ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản cho phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp, kiểm tra thực tế để xác định cơ sở:
- Không bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài;
- Không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh;
- Cách biệt với khu dân cư, trường học, công sở, bệnh viện, cơ sở chẩn đoán, xét nghiệm bệnh;
- Giao thông thuận lợi, có nguồn nước và nguồn điện đảm bảo cho các hoạt động của cơ sở.
1.1.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.1.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 1.1.1 đánh giá lỗi nặng.
1.2. Chỉ tiêu 2: Nhà xưởng sản xuất
1.2.1. Yêu cầu: Bố trí sản xuất theo dây chuyền 1 chiều, thiết kế và bố trí các khu vực phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất sự nhầm lẫn hoặc nhiễm chéo trong sản xuất; có đầy đủ các khu vực sản xuất; thuận lợi cho kiểm tra giám sát; đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; dễ vệ sinh khử trùng, tiêu độc; chống bụi, xâm nhập của động vật gây hại.
1.2.2. Phương pháp:
Xem hồ sơ thiết kế và kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần thiết) để xác định:
- Nhà xưởng xây dựng kiên cố, vững chắc, phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất, tránh được ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như thời tiết, ngập lụt, thấm ẩm và sự xâm nhập của côn trùng hay các động vật khác;
- Nền nhà vững chắc, cao ráo, nhẵn, không trơn; có khả năng chịu được sức ép của máy móc khi hoạt động;
- Tường và trần được làm bằng vật liệu bền, chắc;
- Sàn không rạn nứt, không ngấm hoặc ứ đọng nước, dễ vệ sinh, chịu được hóa chất khử trùng tiêu độc;
- Có hệ thống chiếu sáng đầy đủ;
- Quy hoạch xây dựng hợp lý, phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất;
- Từng khu vực phải đảm bảo đạt các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định.
1.2.3. Đánh giá:
- Phù hợp với 1.2.1. đánh giá là đạt.
- Không bố trí sản xuất theo dây chuyền 1 chiều hoặc không đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường đánh giá là lỗi nặng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.2.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.3. Chỉ tiêu 3: Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong sản xuất
1.3.1. Yêu cầu: Số lượng, chủng loại, công suất thiết bị phù hợp với từng dây chuyền sản xuất, thuận tiện cho các thao tác, vệ sinh, khử trùng, bảo dưỡng, thiết bị, dụng cụ, làm bằng vật liệu phù hợp và có quy định về vận hành, điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưỡng.
1.3.2. Phương pháp:
Xem danh mục trang thiết bị, hồ sơ tài liệu và kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (khi cần) để xác định:
- Số lượng, chủng loại trang thiết bị, dụng cụ làm bằng vật liệu phù hợp với từng dây chuyền sản xuất dễ làm vệ sinh và bảo trì.
- Có quy trình vệ sinh đảm bảo không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm.
- Có quy định về vận hành, điều chỉnh, kiểm tra, bảo dưỡng.
1.3.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.3.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp về số lượng, chủng loại trang thiết bị với từng dây chuyền sản xuất đánh giá lỗi nặng
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại của 1.3.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.4. Chỉ tiêu 4: Hệ thống kho
1.4.1. Yêu cầu: Vật liệu, kết cấu phù hợp, công suất kho thích hợp với quy mô sản xuất; có đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng phù hợp với yêu cầu điều kiện bảo quản; có thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật (Nhiệt độ, độ ẩm,...); có sổ sách theo dõi, có quy định về sắp xếp, kiểm tra nguyên liệu, sản phẩm trong bảo quản; theo dõi quản lý bằng sổ sách hoặc máy tính.
1.4.2. Phương pháp: Kiểm tra trên thực tế và phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Có kho hoặc khu vực riêng biệt để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thành phẩm; có kho riêng bên ngoài bảo quản các loại dung môi và các nguyên liệu dễ gây cháy, nổ, có nơi biệt trữ các nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm bị loại bỏ.
- Công suất kho thích hợp với quy mô sản xuất
- Có đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng phù hợp với yêu cầu bảo quản, cụ thể:
- Bảo quản ở điều kiện bình thường: nhiệt độ từ 15-300C, ẩm độ không quá 70%;
- Bảo quản mát: nhiệt độ từ 8-150C;
- Bảo quản lạnh: nhiệt độ từ 2-80C;
- Bảo quản đông lạnh: nhiệt độ ≤ -100C;
- Tránh ánh sáng trực tiếp, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài;
- Có văn bản của cơ sở quy định sự sắp xếp, bảo quản hàng, chế độ kiểm tra định kỳ, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố trong quá trình bảo quản;
- Có đủ thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu về bảo quản, có chế độ ghi chép thường xuyên các thông số kỹ thuật.
1.4.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.4.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp về công suất kho và vật liệu kết cấu kho để đảm bảo chất lượng thuốc hoặc không có đủ thiết bị, phương tiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu điều kiện bảo quản đánh giá lỗi nặng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại của 1.4.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.5. Chỉ tiêu 5: Khu vực xử lý tiệt trùng
1.5.1. Yêu cầu: Có khu vực riêng xử lý bao bì, dụng cụ; vật liệu, kết cấu phù hợp; có thiết bị, dụng cụ, hóa chất đầy đủ, phù hợp; có quy định về xử lý tiệt trùng.
1.5.2. Phương pháp:
Kiểm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra thực tế, phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Có nơi xử lý vệ sinh cơ học, hóa học đối với bao bì đóng gói trực tiếp: vỏ ống, vỏ lọ, chai, nút; dụng cụ, thiết bị phục vụ pha chế, đồ bảo hộ lao động. Mặt sàn nơi xử lý vệ sinh cơ học phải có độ dốc khoảng 1,50 về phía rãnh thoát nước và có độ ma sát để tránh trơn trượt;
- Sấy, hấp tiệt trùng, chai lọ, ống, nút, dụng cụ, bảo hộ lao động đáp ứng theo yêu cầu của từng công đoạn sản xuất;
- Có đủ các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất phù hợp với quy trình xử lý tiệt trùng;
- Có văn bản quy định chế độ vệ sinh, xử lý tiệt trùng đối với các loại bao bì trực tiếp, dụng cụ dùng trong sản xuất, bảo hộ lao động.
1.5.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.5.1: đánh giá là đạt.
- Không có văn bản quy định về xử lý tiệt trùng đánh giá lỗi nhẹ.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại của 1.5.1 đánh giá lỗi nặng.
1.6. Chỉ tiêu 6: Khu vực cân, cấp phát nguyên liệu
1.6.1. Yêu cầu: Có khu vực cân, cấp phát nguyên liệu riêng, có biện pháp đảm bảo không nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu.
1.6.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ thiết kế và thực tế để xác định:
- Có phòng cân nguyên liệu riêng biệt. Trường hợp không có phòng cân nguyên liệu riêng biệt phải có biện pháp đảm bảo không nhiễm chéo giữa các loại nguyên liệu;
- Có đủ cân, dụng cụ phục vụ việc cân và được vệ sinh, giữ sạch sẽ sau khi sử dụng.
1.6.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.6.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 1.6.1 đánh giá lỗi nghiêm trọng.
1.7. Chỉ tiêu 7: Khu vực pha chế, san chia, bảo quản bán thành phẩm
1.7.1. Yêu cầu: Vật liệu, kết cấu phù hợp; thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp; điều kiện đảm bảo về vệ sinh.
1.7.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ thiết kế và thực tế, phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Tường và trần nhà phải có độ bóng cao, nơi tiếp giáp giữa chân tường với mặt sàn và giữa tường với trần nhà phải là góc tù;
- Đối với dây chuyền sản xuất thuốc bột: có thiết bị hút ẩm;
- Có khu biệt trữ bán thành phẩm nếu chưa san chia, phân liều ngay.
1.7.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.7.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 1.7.1 đánh giá lỗi nặng.
1.8. Chỉ tiêu 8: Khu vực hoàn thiện sản phẩm
1.8.1. Yêu cầu: Vật liệu, kết cấu phù hợp; thiết bị, dụng cụ đầy đủ, phù hợp
1.8.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ thiết kế và thực tế, phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Được bố trí liền kề với khu vực san chia, phân liều để việc tiếp nhận sản phẩm chờ đóng gói được thuận tiện;
- Có đủ các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với việc đóng gói, dán nhãn, vận chuyển sản phẩm tới kho thành phẩm.
1.8.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.8.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 1.8.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.9. Chỉ tiêu 9: Khu vực vệ sinh
1.9.1. Yêu cầu: Vật liệu, kết cấu, bố trí phù hợp; đủ các trang thiết bị cần thiết cho việc vệ sinh cá nhân.
1.9.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế và phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Có khu vực riêng, vật liệu, kết cấu phù hợp;
- Có thiết bị cần thiết.
1.9.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.9.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 1.9.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.10. Chỉ tiêu 10: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chất thải
1.10.1. Yêu cầu: Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo yêu cầu; có quy định về kiểm tra nước thải; có quy định về thu gom và xử lý rác thải.
1.10.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và thực tế để xác định:
- Hệ thống xử lý nước thải phải được thiết kế phù hợp với nhà xưởng, quy mô sản xuất, đảm bảo thu gom nước thải từ mọi nguồn thoát tiêu, không gây ô nhiễm cho khu vực nhà xưởng sản xuất và xung quanh.
- Mỗi khu vực trong cơ sở phải có thùng chứa rác thải phù hợp, dễ vận chuyển. Nước thải phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
- Có quy định về kiểm tra nước thải; thu gom và xử lý rác thải.
1.10.3. Đánh giá:
- Phù hợp với 1.10.1: đánh giá là đạt.
- Không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không phù hợp đánh giá lỗi nặng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.10.1 đánh giá lỗi nhẹ
1.11. Chỉ tiêu 11: Bao bì
1.11.1. Yêu cầu: Vật liệu phù hợp, xử lý, bảo quản đúng cách
1.11.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế để xác định:
- Các loại bao bì trực tiếp không được ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, tránh được các tác động xấu từ bên ngoài như ánh sáng, độ ẩm, vi sinh vật trong suốt quá trình bảo quản;
- Bao bì thủy tinh đảm bảo chắc, bền phù hợp với việc xử lý tiệt trùng, vận chuyển, bảo quản.
1.11.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.11.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp về vật liệu đánh giá lỗi nặng.
- Xử lý bảo quản không đúng cách đánh giá lỗi nhẹ.
1.12. Chỉ tiêu 12: Ghi nhãn
1.12.1. Yêu cầu: Đúng với nhãn đăng ký lưu hành đã được duyệt; ghi đầy đủ nội dung theo quy định.
1.12.2. Phương pháp: Kiểm tra thực tế.
1.12.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.12.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp yêu cầu tại 1.12.1 đánh giá lỗi nặng.
1.13. Chỉ tiêu 13: Khử trùng tiêu độc
1.13.1. Yêu cầu: Có quy định cụ thể về chế độ khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động.; phương tiện, dụng cụ, hóa chất phù hợp; có biện pháp phân biệt dụng cụ đã tiệt trùng.
1.13.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và kiểm tra thực tế, phỏng vấn (nếu cần).
1.13.3. Đánh giá:
- Phù hợp với 1.13.1: đánh giá là đạt.
- Không có văn bản quy định về chế độ khử trùng, tiêu độc đánh giá lỗi nhẹ.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.13.1 đánh giá lỗi nặng.
1.14. Chỉ tiêu 14: Nhân sự tham gia sản xuất
1.14.1. Yêu cầu: Người trực tiếp quản lý sản xuất có chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ hành nghề; người kiểm nghiệm thuốc có chứng chỉ hành nghề; người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khỏe; được đào tạo thường xuyên và định kỳ.
1.14.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và phỏng vấn (nếu cần).
1.14.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.14.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 1.14.1 đánh giá lỗi nhẹ.
1.15. Chỉ tiêu 15: Vệ sinh cá nhân
1.15.1. Yêu cầu: Có quy định vệ sinh cá nhân trong sản xuất; thực hiện vệ sinh của cá nhân đúng cách.
1.15.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và thực tế, phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
Người làm việc trong cơ sở sản xuất thuốc thú y phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, được khám sức khỏe định kỳ;
- Được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thuốc thú y;
- Người làm việc trong cơ sở sản xuất thuốc thú y phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh thú y trong khu vực sản xuất.
1.15.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.15.1: đánh giá là đạt.
- Không có văn bản quy định về vệ sinh cá nhân trong sản xuất đánh giá lỗi nhẹ.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.15.1 đánh giá lỗi nặng.
1.16. Chỉ tiêu 16: Vệ sinh phòng hộ lao động
1.16.1. Yêu cầu: Có quy định về chế độ cấp phát, sử dụng trang bị bảo hộ lao động; thay và tiệt trùng trang bị bảo hộ sau mỗi ca sản xuất; có thiết bị thông gió, hút bụi, phòng cháy, chữa cháy phù hợp.
1.16.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và thực tế, phỏng vấn (nếu cần) để xác định:
- Phải có trang bị phòng hộ lao động cho từng cá nhân phù hợp với công việc được giao;
- Phải có văn bản quy định về chế độ cấp phát, sử dụng trang bị, trang phục làm việc;
- Phải có thiết bị khử mùi, thông gió, hút bụi với công suất phù hợp; Có trang bị an toàn cho người sử dụng các thiết bị nhiệt, điện, cơ khí, khí nén;
- Phải có văn bản quy định về phòng hộ lao động, có biện pháp chủ động và phương tiện để đề phòng và giải quyết nhanh chóng những sự cố có khả năng xảy ra.
1.16.3. Đánh giá.
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.16.1: đánh giá là đạt.
- Không có văn bản quy định về chế độ cấp phát sử dụng bảo hộ lao động đánh giá lỗi nhẹ.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.16.1 đánh giá lỗi nặng.
1.17. Chỉ tiêu 17: Nước sử dụng trong cơ sở
1.17.1. Yêu cầu: Có đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vệ sinh; có kiểm tra mẫu nước theo quy định.
1.17.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ và thực tế để xác định:
- Hệ thống cung cấp nước đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh;
- Nước dùng cho sản xuất phải đảm bảo đủ theo yêu cầu sản xuất;
- Đường ống, bể chứa được thiết kế phù hợp, không rò rỉ, không độc hại, dễ làm vệ sinh và phải được đậy kín;
- Kiểm tra hoạt động lấy mẫu và các kết quả phân tích nước.
1.17.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu 1.17.1: đánh giá là đạt.
- Nước phục vụ sản xuất không đảm bảo vệ sinh theo quy định: đánh giá lỗi nặng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.17.1 đánh giá lỗi nhẹ.
2. Thực hiện quy định về hồ sơ lô
2.1. Chỉ tiêu 1: Lập hồ sơ lô cho từng sản phẩm
2.1.1. Yêu cầu: Mỗi lô sản phẩm đều có hồ sơ riêng.
2.1.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu.
2.1.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 2.1.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 2.1.1 đánh giá lỗi nặng.
2.2. Chỉ tiêu 2: Có đủ loại chứng từ, phiếu theo dõi
2.2.1. Yêu cầu: Mỗi hồ sơ lô phải có đủ chứng từ theo dõi tất cả các công đoạn từ khi có Lệnh sản xuất cho đến khi xuất bán sản phẩm cho khách hàng.
2.2.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và phỏng vấn (nếu cần).
2.2.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 2.2.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 2.2.1 đánh giá lỗi nhẹ.
2.3. Chỉ tiêu 3: Có phiếu kiểm nghiệm của từng lô
2.3.1. Yêu cầu: Mỗi lô sản phẩm phải có phiếu kiểm nghiệm bán thành phẩm và thành phẩm.
2.3.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu.
2.3.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 2.3.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 2.3.1 đánh giá lỗi nặng.
3. Thực hiện quản lý chất lượng (KCS)
3.1. Chỉ tiêu 1: Có phòng KCS
3.1.1. Yêu cầu: Có phòng KCS hợp cách.
3.1.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ thiết kế và kiểm tra thực tế để xác định:
- Phòng KCS phải được tách biệt với khu vực sản xuất. Những khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh phải cách biệt nhau;
- Cần có đủ diện tích để tránh nhiễm chéo và để bảo quản mẫu, chất chuẩn
3.1.3. Đánh giá.
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.1.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 3.1.1 đánh giá lỗi nặng.
- Không có phòng KCS: đánh giá lỗi nghiêm trọng.
3.2. Chỉ tiêu 2: Người phụ trách KCS
3.2.1. Yêu cầu: có đủ trình độ và có chứng chỉ hành nghề.
3.2.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu, phỏng vấn (nếu cần).
3.2.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.2.1: đánh giá là đạt.
- Người phụ trách KCS không đủ trình độ đánh giá lỗi nặng.
- Người phụ trách KCS có đủ trình độ nhưng không có chứng chỉ hành nghề đánh giá lỗi nhẹ.
3.3. Chỉ tiêu 3: Trang thiết bị
3.3.1. Yêu cầu: Có đầy đủ trang thiết bị phù hợp để phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
3.3.2. Phương pháp: Kiểm tra danh mục trang thiết bị và thực tế để xác định:
- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến, máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC),...;
- Cân phân tích;
- Máy đo độ ẩm;
- Cân kỹ thuật;
- Máy cất nước 2 lần;
- Tủ sấy (50-2500C);
- Tủ ấm
- Tủ cấy vô trùng;
- Kính hiển vi quang học;
- Máy đo pH;
- Máy đếm khuẩn lạc;
- Nồi hấp tiệt trùng;
- Dụng cụ thủy tinh và các thiết bị phục vụ kiểm nghiệm.
3.3.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.3.1: đánh giá là đạt.
- Đối với cơ sở sản xuất không có máy phù hợp để phân tích chất lượng sản phẩm: đánh giá lỗi nặng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 3.3.1 đánh giá lỗi nhẹ.
3.4. Chỉ tiêu 4: Kiểm tra nguyên liệu
3.4.1. Yêu cầu: Tất cả nguyên liệu đầu vào cơ sở đều phải được lấy mẫu kiểm tra hoặc có phiếu phân tích của nhà cung cấp.
3.4.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu.
3.4.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.4.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 3.4.1 đánh giá lỗi nặng.
3.5. Chỉ tiêu 5: Kiểm tra bán thành phẩm
3.5.1. Yêu cầu: Mỗi lô bán thành phẩm đều phải được lấy mẫu kiểm tra.
3.5.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu.
3.5.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.5.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 3.5.1 đánh giá lỗi nhẹ.
3.6. Chỉ tiêu 6: Kiểm tra thành phẩm
3.6.1. Yêu cầu: Mỗi lô thành phẩm sản xuất xong trước khi nhập kho đều phải được lấy mẫu kiểm tra.
3.6.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu.
3.6.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.6.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với yêu cầu tại 3.6.1 đánh giá lỗi nặng.
3.7. Chỉ tiêu 7: Lưu mẫu và kiểm tra mẫu lưu theo quy định
3.7.1. Yêu cầu: Mỗi lô sản phẩm sản xuất trước khi nhập kho phải được lấy mẫu lưu và kiểm tra mẫu lưu theo quy định.
3.7.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và thực tế để xác định:
- Có văn bản quy định về việc lưu mẫu và kiểm tra mẫu lưu;
- Có lưu mẫu và kiểm tra mẫu lưu theo quy định.
3.7.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.7.1: đánh giá là đạt;
- Không có văn bản quy định về việc lưu mẫu và kiểm tra mẫu lưu đánh giá lỗi nhẹ;
- Không lưu mẫu và kiểm tra mẫu lưu đánh giá lỗi nặng.
Mẫu số 11.QLT
CƠ QUAN CẤP GIẤY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
Số:........./GCN-SXT
Tên đơn vị:............................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Số điện thoại/Tel:.................................... Số Fax/Fax. No:...................................
Được công nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y đối với:(*)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Giấy chứng nhận đủ điều kiện này có hiệu lực đến: ngày.... tháng.... năm...
|
Hà Nội, ngày.... tháng.... năm.... |
Ghi chú: (*) ghi rõ dây chuyền sản xuất sản phẩm như dây chuyền sản xuất thuốc dược liệu, hóa chất, chế phẩm sinh học,...
Mẫu số 12.QLT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Kính gửi:1...................................
Căn cứ2..................................................................................................................
Tên cơ sở:..............................................................................................................
Địa chỉ cơ sở:........................................................................................................
Chủ cơ sở:.............................................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................
Các loại sản phẩm kinh doanh:
□ Thuốc dược phẩm □ Vắc xin, chế phẩm sinh học
□ Hóa chất □ Các loại khác
Đề nghị quý đơn vị tiến hành kiểm tra cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y cho cơ sở chúng tôi.
Hồ sơ gửi kèm (đối với đăng ký kiểm tra lần đầu):
a) Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện nhập khẩu thuốc thú y;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật nhập khẩu thuốc thú y;
c) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký);
d) Chứng chỉ hành nghề nhập khẩu thuốc thú y (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp đăng ký).
|
......., ngày... tháng.... năm..... |
_______________________
1 Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao giải quyết thủ tục hành chính.
2 Theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Mẫu số 13.QLT
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
I. THÔNG TIN CHUNG:
1. Tên cơ sở:..........................................................................................................
2. Địa chỉ:..............................................................................................................
3. Giấy đăng ký kinh doanh số (nếu có):.................. ngày cấp......................... nơi cấp.........................................................................................................................
4. Số điện thoại:........................................ Số Fax (nếu có):.................................
5. Mã số (nếu có):.................................................................................................
6. Mặt hàng kinh doanh:.......................................................................................
7. Ngày kiểm tra:..................................................................................................
8. Hình thức kiểm tra:...........................................................................................
9. Thành phần đoàn kiểm tra:
1) ..........................................................................................................................
2) ..........................................................................................................................
3) ..........................................................................................................................
10. Đại diện cơ sở:
1) ..........................................................................................................................
2) ..........................................................................................................................
II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ:
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra |
Kết quả kiểm tra |
Diễn giải sai lỗi và thời hạn khắc phục |
||||
Đạt |
Không đạt |
Tổng hợp |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
|||||
I |
Cơ sở vật chất kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và thiết kế |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Địa điểm cố định, riêng biệt |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.2 |
Bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
1.3 |
Xây dựng bằng vật liệu chắc chắn |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
1.4 |
Trần nhà có chống bụi |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
1.5 |
Tường và trần nhà phẳng, dễ vệ sinh lau rửa |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
2 |
Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
3 |
Có khu vực trưng bày thuốc |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
4 |
Có khu vực bảo quản thuốc |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
5 |
Có khu vực riêng để bảo quản và bày bán thức ăn chăn nuôi |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
II |
Trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
1 |
Thiết bị bảo quản thuốc tránh được ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Có đủ tủ quầy bảo quản thuốc |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.2 |
Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.3 |
Có nhiệt kế, ẩm kế và ghi chép theo dõi |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.4 |
Cơ sở có thiết bị để đảm bảo nơi bảo quản và bán thuốc thông thoáng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.5 |
Nơi bán thuốc có đủ ánh sáng để đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và không nhầm lẫn |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
2 |
Cơ sở có thiết bị bảo quản để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
|
|
3 |
Nơi bán thuốc có duy trì ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ dưới 300C, độ ẩm bằng hoặc dưới 75%) |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
III |
Hồ sơ sổ sách |
|
|
|
|
|
|
1 |
Hồ sơ pháp lý |
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
1.2 |
Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
1.3 |
Có hồ sơ nhân viên |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
2 |
Hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
2.1 |
Theo dõi xuất, nhập từng loại thuốc thú y |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
2.2 |
Theo dõi số lô, hạn dùng thuốc |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
IV |
Nguồn thuốc và thực hiện Quy chế chuyên môn |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tất cả thuốc mua vào được phép lưu hành hợp pháp (có số đăng ký, có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc giấy chứng nhận lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu) |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
2 |
Có Danh mục các mặt hàng thuốc kinh doanh |
[ ] |
[ ] |
|
|
|
|
3 |
Có khu vực riêng hoặc tủ riêng để thuốc, hóa chất diệt côn trùng |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
4 |
Thuốc có nhãn theo quy định |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
5 |
Nhãn, hướng dẫn sử dụng thuốc và thuốc đựng bên trong đúng và khớp với nhau |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
6 |
Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy, tránh nhầm lẫn |
[ ] |
|
[ ] |
|
|
|
7 |
Sắp xếp theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn |
[ ] |
|
|
[ ] |
|
|
III. NHÓM CHỈ TIÊU KHÔNG ĐÁNH GIÁ VÀ LÝ DO:
IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu):
1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...),
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA:
1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
2. Đề xuất xếp loại cơ sở:
VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ:
|
............, ngày..... tháng..... năm..... |
HƯỚNG DẪN
KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN
CƠ SỞ NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
I. HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa mức lỗi
- Lỗi nghiêm trọng (Se): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
- Lỗi nặng (Ma): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
- Lỗi nhẹ (Mi): Là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát vệ sinh, nhưng chưa đến mức nặng.
2. Bảng xếp loại:
Xếp loại |
Mức Lỗi |
||
Lỗi nhẹ |
Lỗi nặng |
Lỗi nghiêm trọng |
|
Loại A |
≤ 2 |
0 |
0 |
Loại B |
Ma = 1 và tổng Mi + Ma ≤ 3 |
0 |
|
Loại C |
- |
≥ 2 |
0 |
- |
- |
1 |
Ghi chú: ( - ) Không tính đến
3. Diễn giải:
3.1. Cơ sở đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo chất lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản: Khi cơ sở xếp loại A hoặc B
3.1.1. Cơ sở được xếp loại A khi đạt các điều kiện sau:
- Không có lỗi nghiêm trọng, lỗi nặng và tổng số sai lỗi nhẹ không quá 2 nhóm chỉ tiêu.
3.1.2. Cơ sở xếp loại B khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Không có lỗi Nghiêm trọng và số lỗi Nặng bằng 1 và tổng số lỗi Nhẹ + Nặng không quá 3 nhóm chỉ tiêu.
3.2. Cơ sở chưa đủ điều kiện kinh doanh đảm bảo chất lượng lượng thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản: Khi cơ sở xếp loại C
3.2.1. Cơ sở xếp loại C khi vướng vào một trong các điều kiện sau:
- Có lỗi Nghiêm trọng hoặc có số lỗi Nặng từ 2 nhóm chỉ tiêu trở lên
II. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA:
A. Ghi biên bản kiểm tra:
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong mẫu biên bản;
- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác;
- Nếu sửa chữa trên biên bản, phải có chữ ký xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra.
B. Nguyên tắc đánh giá:
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung, mức đánh giá đã được quy định trong mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Với mỗi chỉ tiêu, chỉ xác định mức sai lỗi tại các cột có ký hiệu [ ], không được xác định mức sai lỗi vào cột không có ký hiệu [ ].
- Dùng ký hiệu × hoặc ü đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi nhóm chỉ tiêu.
- Kết quả đánh giá tổng hợp chung của một nhóm chỉ tiêu là mức đánh giá cao nhất của chỉ tiêu trong nhóm, thống nhất ghi như sau: Ac (đạt), Mi (lỗi mức nhẹ), Ma (lỗi mức nặng), Se (lỗi mức nghiêm trọng).
- Phải diễn giải chi tiết sai lỗi đã được xác định cho mỗi chỉ tiêu và thời hạn cơ sở phải khắc phục sai lỗi đó. Đối với chỉ tiêu không đánh giá cần ghi rõ lý do trong cột “Diễn giải sai lỗi và khắc phục”.
C. Các nhóm chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra:
1. Chỉ tiêu 1: Cơ sở vật chất
1.1. Yêu cầu: Địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm; xây dựng bằng vật liệu chắc chắn; trần nhà có chống bụi; tường và trần nhà phẳng, dễ vệ sinh lau rửa; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; có khu vực trưng bày; có khu vực bảo quản thuốc; có khu vực riêng để bày bán thức ăn chăn nuôi.
1.2. Phương pháp: Xem xét giấy chứng nhận quyền sở hữu đất nhà, hợp đồng thuê đất nhà, kiểm tra thực tế để xác định:
- Có địa chỉ cố định, có biển hiệu ghi tên cửa hàng, cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, mã số kinh doanh được cấp; bảng niêm yết đăng ký kinh doanh.
- Diện tích cửa hàng tối thiểu 10m2
- Bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm
- Xây dựng bằng vật liệu chắc chắn; trần nhà có chống bụi; tường và trần nhà phẳng, dễ vệ sinh lau rửa
- Có khu vực trưng bày; có khu vực bảo quản thuốc; có khu vực riêng để bày bán thức ăn chăn nuôi.
1.1.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 1.1: đánh giá là đạt
- Không có địa điểm cố định riêng biệt hoặc khu vực riêng trưng bày, bảo quản thuốc đánh giá lỗi nặng
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 1.1 đánh giá lỗi nhẹ
2. Chỉ tiêu 2: Trang thiết bị
2.1. Yêu cầu: có đủ trang thiết bị bảo quản thuốc tránh được ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng; có thiết bị bảo quản để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.
2.2. Phương pháp: Kiểm tra danh mục thiết bị và kiểm tra thực tế để xác định:
- Có đủ tủ quầy bảo quản thuốc
- Tủ, quầy, giá kệ dễ vệ sinh, đảm bảo thẩm mỹ
- Có nhiệt kế, ẩm kế và ghi chép theo dõi
- Cơ sở có thiết bị để đảm bảo nơi bảo quản và bán thuốc thông thoáng
- Nơi bán thuốc có đủ ảnh sáng để đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và không nhầm lẫn.
- Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn.
- Cơ sở kinh doanh vắc xin phải có thiết bị bảo quản lạnh và có phương tiện dự phòng để bảo quản vắc xin, chế phẩm sinh học khi xảy ra sự cố mất điện; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và ghi chép hàng ngày.
- Đối với cơ sở nhập khẩu vắc xin thú y phải có phương tiện vận chuyển chuyên dùng đảm bảo yêu cầu bảo quản khi vận chuyển, phân phối đến nơi tiêu thụ.
2.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 2.1: đánh giá là đạt.
- Không có đủ thiết bị để bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: đánh giá lỗi nghiêm trọng.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu còn lại tại 2.1 đánh giá lỗi nặng.
3. Chỉ tiêu 3: Hồ sơ sổ sách
3.1. Yêu cầu: Cơ sở phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y; có hồ sơ nhân viên; hồ sơ sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc; theo dõi xuất, nhập từng loại thuốc thú y và theo dõi số lô, hạn dùng thuốc.
3.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và phỏng vấn (nếu cần)
3.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 3.1: đánh giá là đạt.
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 3.1 đánh giá lỗi nhẹ hoặc nặng.
4. Chỉ tiêu 4: Nguồn thuốc
4.1. Yêu cầu: Tất cả thuốc kinh doanh tại cơ sở phải có nguồn gốc hợp pháp và có đủ nhãn theo quy định; có danh mục các mặt hàng thuốc kinh doanh; sắp xếp theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn.
4.2. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ tài liệu và kiểm tra thực tế để xác định:
- Danh mục các mặt hàng thuốc kinh doanh
- Từng sản phẩm có nhãn ghi đúng theo quy định
- Có khu vực riêng hoặc tủ riêng để thuốc, hóa chất diệt côn trùng
- Có sắp xếp theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn.
4.3. Đánh giá:
- Phù hợp với yêu cầu tại 4.1: đánh giá là đạt
- Không phù hợp với một trong các yêu cầu tại 4.1 đánh giá lỗi nặng.
- Không sắp xếp sản phẩm theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn: đánh giá lỗi nghiêm trọng.
Mẫu số 14.QLT
CƠ QUAN CẤP GIẤY ______ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Số:......../GCN-KDT
Tên cơ sở:.............................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
Số điện thoại/Tel:................................ Số Fax/Fax. No:......................................
Chủ cơ sở:.............................................................................................................
Địa chỉ thường trú:................................................................................................
Được công nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y đối với:(*)
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Giấy chứng nhận đủ điều kiện này có hiệu lực đến: ngày.... tháng..... năm.....
|
........., ngày.... tháng.... năm.... |
Ghi chú: (*) ghi rõ loại sản phẩm được phép nhập khẩu như vắc xin, dược phẩm, hóa chất,...
Mẫu số 15.QLT
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y
Kính gửi:1....................................................................
Căn cứ2.................................................................................................................
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ:
Tên:
Địa chỉ:
Số điện thoại:................................................... Số Fax:
Chúng tôi đề nghị được cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y: Số..... ngày..... tháng..... năm.......
Lý do đề nghị cấp lại:
- Bị mất, sai sót, hư hỏng
- Thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức đăng ký.
Hồ sơ gửi kèm:
a) Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi, bổ sung (nếu có);
b) Giấy chứng nhận đủ điền kiện sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y đã được cấp, trừ trường hợp bị mất.
|
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
_________________
1 Cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính.
2 Theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Mẫu số 16.TACN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
|
Số:............................ (Dành cho cơ quan đánh giá ghi) |
Kính gửi:...............................................
1. Bên bán hàng: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, điện thoại, số fax: |
3. Nơi xuất hàng: |
4. Bên mua hàng: |
5. Địa chỉ, điện thoại, fax: |
6. Nơi nhận hàng: |
7. Thời gian nhập khẩu dự kiến: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA |
8. Tên hàng hóa: Nhóm thức ăn chăn nuôi1: |
9. Số lượng, khối lượng: |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam: |
11. Cơ sở sản xuất (hãng, nước sản xuất): |
12. Địa điểm tập kết hàng: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu đánh giá: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu đánh giá: |
15. Thông tin người liên hệ: |
16. Hợp đồng mua bán: Số............. Ngày.................. |
17. Hóa đơn mua bán: Số............... Ngày................... |
18. Phiếu đóng gói: Số.................. Ngày................... |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu đánh giá chỉ tiêu2: Biện pháp kiểm tra3: |
20. Thời gian đánh giá: |
21. Đơn vị thực hiện đánh giá: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan đánh giá để được đánh giá chất lượng theo quy định. |
........ ngày......... tháng........ năm........ |
........ ngày..... tháng....... năm..... |
_____________________
1 Ghi tên loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu: Thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, nguyên liệu đơn, thức ăn dạng hỗn hợp, loại khác; trường hợp thức ăn truyền thống phải kèm bản mô tả chi tiết sản phẩm nhập khẩu (gồm: tên thương mại, bản chất sản phẩm).
2 Tối thiểu 01 chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và các chỉ tiêu an toàn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
3 Ghi “miễn kiểm tra" nếu lô hàng áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn hoặc “kiểm tra theo điểm a khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP” hoặc “kiểm tra theo điểm b khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP”.
Mẫu số 17.TACN
(TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.............. |
..........., ngày...... tháng...... năm........ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN GIẢM KIỂM TRA NHÀ NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Kính gửi:................................................
Tên tổ chức, cá nhân:............................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:........................... Fax:..............................; Email:...............................
Đề nghị miễn/giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Mã số công nhận |
Thành phần nguyên liệu |
Chất lượng |
Công dụng |
Dạng, màu |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tài liệu gửi kèm là kết quả đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của 03 lần nhập khẩu liên tiếp sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Mã số công nhận |
Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số |
Kết quả đánh giá sản phẩm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia |
I |
A |
|
|
|
|
Lần 1 |
|
|
|
|
Lần 2 |
|
|
|
|
Lần 3 |
|
|
|
II |
B |
|
|
|
|
... |
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
|
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
Mẫu số 18.QLT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
THUỐC THÚ Y NHẬP KHẨU
Kính gửi: Cơ quan được giao tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính
Người nhập khẩu:.................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
Điện thoại:.................................... Fax:....................... Email:..............................
Đăng ký kiểm tra chất lượng thuốc thú y kèm theo
Địa chỉ tập kết thuốc thú y:...................................................................................
Hồ sơ nhập khẩu gồm:..........................................................................................
Hợp đồng (Contract) số:.......................................................................................
- Danh mục thuốc thú y (Packing list):.................................................................
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng thuốc thú y nhập khẩu hoặc Chứng thư giám định chất lượng lô hàng thuốc thú y nhập khẩu:....................... do....................... Tổ chức cấp ngày:...../..../... tại:......................
- Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý (nếu có) số:............................. do Tổ chức chứng nhận:.............................................. cấp ngày:.../.../... tại:.................................
- Hóa đơn (Invoice) số:.........................................................................................
- Vận đơn (Bill of Lading) số:..............................................................................
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số:.........................................................................
- Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số:........................................................
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):................................................
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn thuốc thú y nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của các nội dung đã khai báo nêu trên về hồ sơ của lô thuốc thú y nhập khẩu, đồng thời cam kết chất lượng lô thuốc thú y nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn công bố áp dụng...........................................
CƠ QUAN CẤP |
........ ngày... tháng... năm 20..... |
DANH MỤC THUỐC THÚ Y ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
(Kèm theo đơn đăng ký ngày... tháng.... năm...)
TT |
Tên thuốc thú y |
Số ĐKLH |
Số hiệu văn bản đồng ý nhập khẩu |
Số lô sản xuất |
Quy cách đóng gói |
Khối lượng/Số lượng |
Xuất xứ, Nhà sản xuất |
Cửa khẩu nhập |
Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số 19.QLT
CƠ QUAN CẤP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TN....... |
..., ngày... tháng... năm 20... |
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THUỐC THÚ Y NHẬP KHẨU
TT |
HẠNG MỤC KIỂM TRA |
Có/Không |
Ghi chú |
|
Có |
Không |
|||
1 |
Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu. |
□ |
□ |
|
2 |
Hợp đồng (Contract) (bản sao). |
|
|
|
3 |
Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản sao). |
|
|
|
4 |
Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng |
|
|
|
|
4.1. Giấy chứng nhận hợp quy |
|
|
|
|
4.2. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng |
|
|
|
|
4.3. Giấy giám định chất lượng lô hàng |
|
|
|
|
4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng |
|
|
|
5 |
Hóa đơn (Invoice) |
|
|
|
6 |
Vận đơn (Bill of Lading) |
|
|
|
7 |
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu |
|
|
|
8 |
Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) |
|
|
|
9 |
Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa |
|
|
|
10 |
Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS |
|
|
|
11 |
Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy |
|
|
|
12 |
Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định). |
|
|
|
KẾT LUẬN
□ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.
□ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục:....... trong thời gian 15 ngày; các mục....... trong thời gian 60 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định./.
NGƯỜI NỘP HỒ SƠ |
NGƯỜI KIỂM TRA HỒ SƠ |
Mẫu số 20.QLT
CƠ QUAN CẤP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TB-........ |
...., ngày... tháng... năm 20... |
THÔNG BÁO
Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y nhập khẩu
TT |
Tên thuốc thú y |
Số ĐKLH |
Số lô sản xuất |
Quy cách đóng gói |
Khối lượng/ số lượng |
Xuất xứ, Nhà sản xuất |
Đơn vị tính |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cửa khẩu nhập:...................................................................................................
- Thời gian nhập khẩu:..........................................................................................
- Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:
+ Hợp đồng số:......................................................................................................
+ Danh mục hàng hóa số:.....................................................................................
+ Hóa đơn số:........................................................................................................
+ Vận đơn số:........................................................................................................
+ Tờ khai hàng nhập khẩu số:...............................................................................
+ Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O):...................................................................
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
- Người nhập khẩu:...............................................................................................
- Giấy đăng ký kiểm tra số:........ ngày.... tháng.... năm 20...
- Căn cứ kiểm tra:
+ Tiêu chuẩn công bố áp dụng:.............................................................................
+ Quy chuẩn kỹ thuật:...........................................................................................
+ Quy định khác:...................................................................................................
- Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận/giám định chất lượng lô thuốc thú y nhập khẩu số:................... do tổ chức....................... cấp ngày:..../..../.... tại:...........................................
KẾT QUẢ KIỂM TRA
Ghi một trong các nội dung:
Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Hoặc Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì nêu lý do và các yêu cầu khác nếu có
Hoặc Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ
Hoặc Lô hàng đề nghị đánh giá sự phù hợp lại tại...............................................
Hoặc Lô hàng chờ CQKT tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm.
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG |
Mẫu số 21.MTCN
TÊN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
SẢN XUẤT SẢN PHẨM XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
(VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG*)
Kính gửi:..........................
1. Tên cơ sở:..........................................................................................................
- Địa chỉ:...............................................................................................................
- Số điện thoại:..................... Số Fax:........................... E-mail:............................
2. Đề nghị cấp/cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất:
TT |
Loại sản phẩm |
Đăng ký sản phẩm (Đánh dấu X) |
Công suất thiết kế (tấn/năm) |
1. |
Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi |
|
|
1.1. |
Hóa chất |
|
|
1.2. |
Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, enzym |
|
|
1.3. |
Loại khác |
|
|
2. |
Thức ăn chăn nuôi bổ sung* |
|
|
2.1. |
Dạng đơn |
|
|
2.2. |
Dạng hỗn hợp |
|
|
3. Đăng ký cấp Giấy chứng nhận □
Đăng ký cấp lại □
Lý do đăng ký cấp lại:..........................................................................................
4. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi bổ sung*
- Sản xuất trên cùng dây chuyền □
- Sản xuất trên dây chuyền khác nhau □
5. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này (nếu có), gồm:
...............................................................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (và thức ăn chăn nuôi bổ sung*).
|
.........., ngày... tháng... năm..... |
Ghi chú:
*: Trường hợp cơ sở sản xuất đồng thời sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi bổ sung.
Mẫu số 22.MTCN
TÊN CƠ SỞ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT
SẢN PHẨM XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
(Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản
phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (và thức ăn chăn nuôi bổ sung*)
ngày....tháng.... năm.....)
1. Tên cơ sở:..........................................................................................................
- Địa chỉ sản xuất:.................................................................................................
- Số điện thoại:............................ Số fax:......................... E-mail:........................
2. Sản phẩm dự kiến sản xuất:..............................................................................
3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Thực hành sản xuất tốt (GMP) |
Có □ |
Không □ |
- Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) |
Có □ |
Không □ |
- Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000) |
Có □ |
Không □ |
- Hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) |
Có □ |
Không □ |
- Hệ thống khác:.................................................................. |
Có □ |
Không □ |
4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (và thức ăn chăn nuôi bổ sung*)
a) Địa điểm sản xuất:............................................................................................
b) Nhà xưởng, trang thiết bị:.................................................................................
c) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh (nếu có) gồm:............................................
|
.........., ngày... tháng... năm..... |
Ghi chú:
*: Trường hợp cơ sở sản xuất đồng thời sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi bổ sung.
Mẫu số 23.MTCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
QUY TRÌNH
Kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của cơ sở sản xuất
sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
(Kèm theo đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử l
ý chất thải chăn nuôi ngày... tháng... năm...)
______________________
Quy trình kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm các nội dung như sau:
1. Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất
- Yêu cầu kỹ thuật chất lượng nước phục vụ sản xuất;
- Kế hoạch đánh giá chất lượng nước, biện pháp khắc phục nếu không đạt;
- Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
2. Kiểm soát nguyên liệu
- Yêu cầu kỹ thuật về từng loại nguyên liệu trước khi nhập kho, trước khi sản xuất; cách sắp xếp, nhận diện từng lô nguyên liệu đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau;
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu; chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá;
- Biện pháp bảo quản nguyên liệu, kế hoạch giám sát chất lượng trong quá trình bảo quản, biện pháp xử lý nếu không đạt chất lượng và an toàn;
- Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
3. Kiểm soát thành phẩm
- Yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại thành phẩm;
- Cách thức sắp xếp theo từng lô hàng để dễ dàng cho việc truy xuất;
- Kế hoạch kiểm tra xác nhận chất lượng thành phẩm;
- Biện pháp lưu trữ bảo quản trong kho tránh tác động môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; biện pháp xử lý nếu không đạt chất lượng;
- Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
4. Kiểm soát quá trình sản xuất
- Yêu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất (nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên liệu, phương pháp sản xuất);
- Quy định hồ sơ ghi chép từng công đoạn sản xuất về thời gian, số lượng, loại sản phẩm sản xuất;
- Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
5. Lưu mẫu thành phẩm
- Quy định về khối lượng mẫu lưu, thời gian lưu mẫu;
- Quy định ghi thông tin để nhận biết và truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
- Quy định thời gian lưu mẫu và biện pháp xử lý mẫu sau khi hết thời hạn lưu mẫu;
- Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
6. Vệ sinh nhà xưởng
- Quy định các phương pháp vệ sinh, tần suất, hóa chất vệ sinh (nếu có) cho từng khu vực, bề mặt tiếp xúc sản phẩm;
- Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
7. Thu gom và xử lý chất thải
- Quy định khu vực thu gom, tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho về khu tập kết. Trường hợp thuê cơ sở xử lý chất thải, đưa ra yêu cầu về hồ sơ năng lực cơ sở xử lý chất thải theo yêu cầu của pháp luật;
- Quy định bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm.
Mẫu số 24.MTCN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT SẢN PHẨM XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
A. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
1. Ghi biểu mẫu đánh giá
- Ghi đầy đủ thông tin theo quy định trong biểu mẫu.
- Thẩm tra và ghi thông tin chính xác.
- Nếu sửa chữa trên nội dung đã ghi trong Biên bản, phải có chữ ký xác nhận của Trưởng đoàn kiểm tra.
2. Nguyên tắc đánh giá
- Không được bổ sung hoặc bỏ bớt nội dung.
- Kết quả đánh giá của chỉ tiêu là “Đạt” hoặc “Không đạt”.
- Dùng ký hiệu X hoặc √ đánh dấu vào các vị trí mức đánh giá đã được xác định đối với mỗi chỉ tiêu.
- Phải diễn giải chi tiết chỉ tiêu đạt và không đạt; mỗi chỉ tiêu không đạt phải ghi cụ thể lỗi và xác định thời hạn cơ sở phải khắc phục lỗi đó.
3. Chỉ tiêu áp dụng
- Chỉ tiêu từ Mục 1 đến Mục 8 áp dụng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đăng ký đánh giá cấp Giấy chứng nhận.
- Chỉ tiêu từ Mục 1 đến Mục 13 áp dụng đối với đánh giá giám sát duy trì điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.
- Đối với đánh giá cấp Giấy chứng nhận, đánh giá chỉ tiêu “Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học” là đánh giá nội dung xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm dự kiến sản xuất.
- Đối với đánh giá giám sát duy trì điều kiện sản xuất, đánh giá chỉ tiêu “Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất” là đánh giá việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
B. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TỪNG CHỈ TIÊU
I. ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại
Yêu cầu: Địa điểm sản xuất phải xây dựng trên địa điểm tránh bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại từ môi trường xung quanh như: nguồn chất thải từ bệnh viện, bãi rác, ngập nước... Trong trường hợp không thể thay thế vị trí thì phải thiết lập biện pháp kiểm soát như vách ngăn, hệ thống thông gió, phòng kín có thông gió.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường để đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến an toàn và chất lượng sản phẩm. Đối chiếu các kết quả thử nghiệm liên quan, hồ sơ về địa điểm để đánh giá mức độ ô nhiễm khi cần thiết.
2. Nhà xưởng, trang thiết bị
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
Yêu cầu: Nhà xưởng có kết cấu vững chắc, đủ không gian làm việc, bố trí hướng di chuyển hợp lý cho nguyên liệu, sản phẩm, nhân viên. Nền nhà không thấm nước, không bong tróc, không có những kẽ nứt, dễ dàng vệ sinh.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trạng nhà xưởng.
Ghi chú: Về việc xây dựng vững chắc là trần nhà, máng thoát nước không bị dột.
b) Khu chứa nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau; có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất
Yêu cầu: Các khu chứa nguyên liệu cấu thành sản phẩm, bao bì, linh phụ kiện cho thiết bị, hóa chất hỗ trợ sản xuất (chất tẩy rửa, dầu mỡ bôi trơn, xăng dầu, hóa chất là hơi,...) phải ngăn cách vật lý để tránh việc nhiễm chéo các dị vật, hóa chất vào nguyên liệu ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn cho sản phẩm. Đối với khu lưu trữ nguyên liệu bay hơi thì cần thiết kế thông thoáng và có thông gió. Đối với mỗi loại nguyên vật liệu cần đảm bảo điều kiện bảo quản đúng kỹ thuật theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp, không ảnh hưởng đến chất lượng trong quá trình lưu trữ (Ví dụ: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...).
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về việc bố trí, phân bố các khu vực, kho chứa. Xem xét hồ sơ kỹ thuật của nguyên liệu, sản phẩm (tiêu chuẩn công bố áp dụng, nhãn hàng hóa, tài liệu đính kèm,...) để xác định sự phù hợp.
Ghi chú: Ngăn cách vật lý là bao hàm việc sử dụng tường, vách ngăn hoặc là sự ngăn cách không gian đủ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm chéo.
3. Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh
Yêu cầu: Bề mặt trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm từ vật liệu phù hợp, chống thấm, không gỉ sét, không bị ăn mòn, không có khả năng thôi nhiễm kim loại nặng (Ví dụ: Pb, As, Hg, Cd) vào sản phẩm. Có thể vệ sinh sạch sẽ.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, xem xét tài liệu kỹ thuật liên quan đến bề mặt thiết bị, dụng cụ. Xem xét hồ sơ kiểm tra, vệ sinh.
4. Trang thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất
Yêu cầu: Trang bị các loại thùng rác phù hợp để phân loại rác (rác thải sinh hoạt, tái chế và nguy hại), thùng chứa rác thải nguy hại cần có nắp đậy kín sau khi sử dụng. Nơi chứa rác thải tách biệt với khu vực sản xuất. Nơi chứa rác thải nguy hại phải được để riêng, kín và có khóa.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường.
5. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
Yêu cầu: Phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật phục vụ sản xuất như: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
Phương pháp đánh giá: Quan sát thực tế và xem xét các thông tin kỹ thuật, tình trạng của thiết bị để đánh giá sự phù hợp.
6. Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
Yêu cầu:
- Có phòng thử nghiệm (phòng chất lượng) để kiểm soát chất lượng công đoạn sản xuất, cho từng lô nguyên liệu, thành phẩm; người thực hiện phải có năng lực, chuyên môn phù hợp về kiểm tra chất lượng; phải có các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng. Các kết quả kiểm tra chất lượng công đoạn phải được ghi chép lưu trữ cho từng lô hàng.
- Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường phòng thử nghiệm, giấy tờ chứng nhận, hồ sơ hiệu chuẩn thiết bị...., hồ sơ năng lực của nhân viên (bằng cấp, chứng chỉ đào tạo).
7. Xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học
a) Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất
Yêu cầu: Nước phục vụ sản xuất phải đạt chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc phải đạt yêu cầu chất lượng và vi sinh tương ứng với sản phẩm sản xuất. Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm định nước định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật.
Ghi chú: Người có thẩm quyền là chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở phân công và chịu trách nhiệm phê duyệt.
b) Kiểm soát nguyên liệu
Yêu cầu:
Thực hiện kiểm tra và xác nhận sự phù hợp về xuất xứ, chất lượng như: Hạn sử dụng, giấy tờ xuất xứ, chất lượng (CO, CA), cảm quan về chất lượng hoặc kiểm tra các chỉ tiêu độ ẩm hoặc tạp chất). Các chỉ tiêu kỹ thuật cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguyên liệu không phù hợp với thông số kỹ thuật phải được kiểm soát tránh sử dụng sai mục đích.
- Nguyên liệu phải sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hồ sơ kiểm tra nhập, xuất nguyên liệu. Quan sát hiện trường sắp xếp, nhận diện nguyên liệu.
c) Kiểm soát thành phẩm
Yêu cầu:
- Thành phẩm được kiểm tra xác nhận chất lượng theo thông số kỹ thuật trước khi thông qua, có hồ sơ kiểm tra, được ghi chép và phê duyệt của người có thẩm quyền.
- Thành phẩm được lưu trữ bảo quản trong kho tránh tác động môi trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sắp xếp ngăn cách với sàn, sắp xếp theo từng lô hàng để dễ dàng cho việc truy xuất.
- Thành phẩm phải được kiểm tra trước khi xuất (Hạn sử dụng, cảm quan tình trạng bên ngoài như bục rách, biến dạng, bẩn,...).
- Thành phẩm sắp xếp cách ly với mặt đất, tường; có nhận diện từng lô đảm bảo có thể truy xuất, dễ dàng cho việc nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau.
- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra hồ sơ cho các lô thành phẩm đã xuất đi và dữ liệu hàng hóa tồn kho.
d) Kiểm soát quá trình sản xuất
Yêu cầu:
- Các yêu cầu đầu vào cho hoạt động sản xuất phải đảm bảo bao gồm con người có năng lực, máy móc thiết bị luôn trong trạng thái phù hợp, phương pháp sản xuất hợp lý, nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu.
- Phải có sẵn các tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được của sản phẩm cụ thể bằng văn bản. Các chỉ tiêu về an toàn theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Sẵn có thiết bị đo lường.
- Phải có hồ sơ ghi chép từng công đoạn sản xuất về thời gian, số lượng, loại sản phẩm sản xuất, bao gồm cả việc nhập nguyên liệu cho sản xuất.
- Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường, kiểm tra hồ sơ lô, hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng.
đ) Lưu mẫu thành phẩm
Yêu cầu: Mỗi lô hàng cần lưu một lượng mẫu đủ để phân tích theo tiêu chuẩn kỹ thuật công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được đóng gói tình trạng giống với sản phẩm lưu hành trên thị trường. Dán tem nhãn ghi rõ tên sản phẩm, lô (hoặc ngày sản xuất), hạn sử dụng. Các sản phẩm lưu cần nhận diện rõ ràng, dễ tìm dễ kiểm tra. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát khu sắp xếp lưu mẫu, tem nhãn nhận diện. Xem xét hồ sơ ghi chép về ngày lưu mẫu, thời gian hủy mẫu, đánh giá tình trạng trong suốt thời gian lưu.
e) Vệ sinh nhà xưởng
Yêu cầu: Quy định các phương pháp vệ sinh, tần suất, hóa chất vệ sinh (nếu có) cho từng khu vực, bề mặt tiếp xúc sản phẩm. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về tình trạng vệ sinh, xem xét tài liệu quy định vệ sinh (tần suất, phương pháp). Xem xét hồ sơ kiểm tra vệ sinh định kỳ.
g) Thu gom và xử lý chất thải
Yêu cầu: Có quy định khu vực thu gom rác; quy định tần suất di chuyển rác ra khỏi khu vực sản xuất, kho (tối thiểu theo ngày) về khu tập kết. Thuê cơ sở xử lý chất thải có năng lực theo yêu cầu của pháp luật. Các yêu cầu cần kiểm soát phải được cụ thể bằng văn bản và được người có thẩm quyền phê duyệt.
Phương pháp đánh giá: Quan sát hiện trường về bố trí chỗ để rác, phân loại rác, xác nhận thực tế về tần suất di chuyển rác khỏi nhà xưởng. Xem xét các hồ sơ về xử lý rác thải như hợp đồng với nhà xử lý rác, hồ sơ năng lực nhà xử lý rác, biên bản giao nhận rác,...
8. Có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường
Yêu cầu: Có bằng đại học được đào tạo chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường. Có hợp đồng lao động với người phụ trách kỹ thuật.
Phương pháp đánh giá: Xem xét hợp đồng lao động, hồ sơ bằng cấp liên quan, phỏng vấn về sự am hiểu hoạt động kiểm soát cho sản phẩm.
II. ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI PHẦN I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU
9. Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học trong quá trình sản xuất theo các nội dung tại Mục 7; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc
Yêu cầu: Các quy trình, quy định nêu tại Mục 7 phải được áp dụng và ghi chép lưu giữ đầy đủ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc.
Phương pháp đánh giá: Thực hiện theo hướng dẫn tương ứng tại Mục 7.
10. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định
Yêu cầu: Có đầy đủ hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng sản phẩm.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra các sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy cho từng loại sản phẩm; đánh giá sự phù hợp của hồ sơ lưu trữ, cập nhật và sản phẩm thực tế.
11. Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa
Yêu cầu: Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm phải đúng quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra nhãn sản phẩm đã sản xuất, lưu thông; đối chiếu quy định về nhãn hàng hóa và tiêu chuẩn công bố áp dụng để đánh giá sự phù hợp của việc ghi nhãn.
12. Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Môi trường
Yêu cầu: Các sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường phải được công bố thông tin trên Cổng thông tin của Bộ Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.
Phương pháp đánh giá: Kiểm tra thông tin sản phẩm đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; đối chiếu các hồ sơ công bố và sản phẩm thực tế đang sản xuất, lưu thông để đánh giá.
13. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Yêu cầu: Cơ sở được thanh tra, kiểm tra phải phối hợp và chấp hành đúng quy định.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá thông qua việc chấp hành các quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan nhà nước trong thanh tra, kiểm tra.
C. XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá cấp Giấy chứng nhận
Cơ sở được đề nghị cấp Giấy chứng nhận khi 100% chỉ tiêu đánh giá đạt yêu cầu.
2. Đánh giá giám sát duy trì điều kiện
- Cơ sở được duy trì Giấy chứng nhận khi 100% chỉ tiêu đánh giá đạt yêu cầu.
- Cơ sở phải tạm dừng sản xuất trong thời gian chờ khắc phục khi có 07 chỉ tiêu không đạt trở lên.
- Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận khi không khắc phục trong thời gian đã cam kết.
Mẫu số 25.MTCN
CƠ QUAN ĐÁNH GIÁ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
Đánh giá điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
Số:........./BB-ĐKSX
1. Căn cứ đánh giá, ngày đánh giá:
2. Tên cơ sở được đánh giá:
- Địa chỉ:...............................................................................................................
- Số điện thoại:.......................... Số Fax:................. Email:
- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:....
Tên cơ quan cấp:.............................................. Ngày cấp:
- Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn:
3. Địa điểm đánh giá:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:............................... Số Fax:...................... Email:
4. Thành phần Đoàn đánh giá:
- Ông/bà:.......................................................... Chức vụ:
- Ông/bà:.......................................................... Chức vụ:
5. Người đại diện của cơ sở:
- Ông/bà:.......................................................... Chức vụ:
- Ông/bà:.......................................................... Chức vụ:
6. Sản phẩm sản xuất:
7. Nội dung đánh giá
TT |
Chỉ tiêu đánh giá |
Kết quả đánh giá |
Diễn giải kết quả đánh giá; hành động khắc phục lỗi |
|
Đạt |
Không đạt |
|||
I |
ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU HOẶC CÓ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT |
|
|
|
1. |
Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại |
|
|
|
2. |
Nhà xưởng, trang thiết bị |
|
|
|
a |
Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, đảm bảo yêu cầu về kiểm soát an toàn chất lượng |
|
|
|
b |
Khu chứa nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau; có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất |
|
|
|
3 |
Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh |
|
|
|
4 |
Thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất |
|
|
|
5 |
Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật |
|
|
|
6 |
Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất |
|
|
|
7 |
Có hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học |
|
|
|
a |
Kiểm soát chất lượng nước phục vụ sản xuất |
|
|
|
b |
Kiểm soát nguyên liệu |
|
|
|
c |
Kiểm soát thành phẩm |
|
|
|
d |
Kiểm soát quá trình sản xuất |
|
|
|
đ |
Lưu mẫu thành phẩm |
|
|
|
e |
Vệ sinh nhà xưởng |
|
|
|
g |
Thu gom và xử lý chất thải |
|
|
|
8 |
Có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường |
|
|
|
II |
ĐÁNH GIÁ DUY TRÌ ĐIỀU KIỆN, NGOÀI CÁC CHỈ TIÊU TẠI MỤC I, PHẢI ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU SAU |
|
|
|
9 |
Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học theo các nội dung tại Mục 7; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc |
|
|
|
10 |
Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố hợp quy theo quy định |
|
|
|
11 |
Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. |
|
|
|
12 |
Công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường |
|
|
|
13 |
Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật |
|
|
|
Số chỉ tiêu đánh giá thực tế |
|
|
|
|
Số chỉ tiêu đạt/không đạt |
|
|
|
8. Lấy mẫu (nếu có):
a) Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...)............
b) Chỉ định chỉ tiêu phân tích (Biên bản lấy mẫu kèm theo):
9. Ý kiến của Đoàn đánh giá:
10. Ý kiến của cơ sở:
Biên bản đã được đọc lại cho các bên cùng nghe và thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
CHỦ CƠ SỞ |
TRƯỞNG ĐOÀN ĐÁNH GIÁ |
Mẫu số 26.MTCN
CƠ QUAN CẤP GIẤY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
SẢN PHẨM XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
(VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI BỔ SUNG*)
Số : A/B/C/MTCN
_____________
Tên cơ sở............................... Địa chỉ trụ sở:.......................................................
Số điện thoại:....................................................... Số fax:....................................
Địa chỉ sản xuất:...................................................................................................
Số điện thoại:....................................................... Số fax:....................................
Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư/Quyết định thành lập:.....................
Được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất:
1. Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (ghi loại sản phẩm cụ thể).
2. Thức ăn chăn nuôi bổ sung*.
|
....., ngày.... tháng.... năm.... |
Ghi chú:
1. Sau khi cấp, đề nghị gửi 01 bản scan Giấy chứng nhận về Cục Chăn nuôi và Thú y.
2. Quy định số Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
- A: Là mã số đơn vị hành chính của địa phương (nơi có cơ sở sản xuất)
- B: là số thứ tự cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, bắt đầu từ số 001.
- C: là năm cấp Giấy chứng nhận.
- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận thì bổ sung cụm từ “Giấy chứng nhận này thay thế Giấy chứng nhận Mã số......, ngày......”; Mã số Giấy chứng nhận cấp lại không thay đổi so với Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp lần đầu.
*: Trường hợp cơ sở sản xuất đồng thời sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi bổ sung
Mẫu số 27.MTCN
CƠ QUAN CẤP GIẤY Số:...../....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......., ngày.... tháng.... năm...... |
THÔNG BÁO
Về việc kết quả đánh giá giám sát điều kiện sản xuất sản phẩm
xử lý chất thải chăn nuôi
Kính gửi:............................................(1)
Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Nghị định số..../202.../NĐ-CP ngày..... của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ kết quả đánh giá giám sát tại Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi số........ ngày....... và báo cáo khắc phục của......... (1) (nếu có);
............(2) thông báo kết quả đánh giá điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đối với........................ (1) có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi với mã số....... như sau:
- Công ty được tiếp tục sản xuất vì đã duy trì điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định (đối với trường hợp đánh giá giám sát đạt).
- Công ty phải tạm dừng sản xuất (nếu tạm dừng một phần thì ghi rõ phần tạm dừng) từ ngày......... đến ngày.......... để chờ khắc phục (đối với trường hợp phải khắc phục).
- Công ty sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (đối với trường hợp không khắc phục trong thời gian đã cam kết).
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG |
___________________________________
(1): Tên cơ sở được đánh giá giám sát.
(2): Tên cơ quan cấp Giấy.
Mẫu số 28.TACN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ THÔNG TIN
_____________
Kính gửi:.................
Tên tổ chức, cá nhân:............................................................................................
Địa chỉ:
Điện thoại:.....................; số fax:..........................; Email:
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Khối lượng* |
Bản chất, công dụng |
Dạng, màu |
Quy cách bao gói |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập khẩu:
3. Mục đích nhập khẩu:....(1)...
4. Thời gian, cửa khẩu xuất khẩu, nước nhập khẩu (để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu)
5. Thời gian thực hiện (Ghi rõ thời gian):.............................................................
6. Phương án xử lý sản phẩm sau khi hội chợ, triển lãm, phân tích:....................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
|
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
*Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Riêng nhập khẩu về với mục đích nghiên cứu thì khối lượng phải phù hợp với nội dung nghiên cứu.
(1) Tổ chức, cá nhân ghi rõ mục đích nhập khẩu: để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm/để nuôi thích nghi/để nghiên cứu/để khảo nghiệm/để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
Mẫu số 29. TACN
CƠ QUAN CẤP PHÉP ....................... Số:........./......... V/v cho phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi:........................*
.....(1).... đã nhận được Văn bản số........... ngày........... của....(2).... đề nghị chứng nhận thức ăn chăn nuôi đủ điều kiện nhập khẩu...(3).... Sau khi thẩm định hồ sơ,...(1)... có ý kiến như sau:
1. Đồng ý để...(2)... nhập khẩu các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có tên dưới đây...(3)...:
TT |
Tên thức ăn chăn nuôi |
Số lượng |
Bản chất, công dụng |
Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
2. Thời gian nhập khẩu:........................................................................................
3. Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nêu trên chỉ được dùng...(3)... không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
4. Mẫu sản phẩm sau khi trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, triển lãm/nghiên cứu/làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm phải được xử lý theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: |
TÊN CƠ QUAN CẤP PHÉP |
(1) Tên tổ chức cấp phép.
(2) Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
(3) Ghi rõ mục đích nhập khẩu: để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm/để nuôi thích nghi/để nghiên cứu/để khảo nghiệm/để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
Mẫu số 30.GVN
A. Dành cho cá nhân trực tiếp thực hiện công tác phối giống nhân tạo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
DANH SÁCH GIA SÚC ĐƯỢC PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO
(Từ ngày....... tháng........ năm...... đến ngày.... tháng...... năm......)
TT |
Họ tên chủ hộ nuôi gia súc |
Địa chỉ |
Loại gia súc |
Số tai (nếu có) |
Giống |
Lứa đẻ |
Phối giống |
Ký nhận của chủ hộ |
|||||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
|||||||||||
Số hiệu đực giống cho tinh |
Ngày phối |
Số hiệu đực giống cho tinh |
Ngày phối |
Số hiệu đực giống cho tinh |
Ngày phối |
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
......, ngày... tháng.... năm.... |
Mẫu số 31.GVN
B. Dành cho tổ chức thực hiện chương trình phối giống nhân tạo gia súc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
DANH SÁCH TỔNG HỢP GIA SÚC ĐƯỢC PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO
(Từ ngày....... tháng........ năm...... đến ngày.... tháng...... năm.....)
TT |
Họ tên chủ hộ nuôi gia súc |
Địa chỉ |
Loại gia súc |
Số hiệu |
Giống |
Số lần phối |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức thực hiện chương trình phối (Ký, ghi rõ họ tên) |
......, ngày... tháng.... năm......... Người tổng hợp (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 32.GVN
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
A. Đối với tổ chức
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
Kính gửi:...............................................
Tổ chức (Tên tổ chức):.........................................................................................
Loại hình tổ chức:.................................................................................................
Ngành nghề kinh doanh:.......................................................................................
Trụ sở chính:.........................................................................................................
Người đại diện:........................................ Chức danh:..........................................
Điện thoại:............................................. Fax:........................................................
Giấy chứng nhận đăng ký của tổ chức/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/ Giấy phép kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có) số.................... do.......... cấp ngày... tháng... năm...
I. Đề nghị hỗ trợ đầu tư với nội dung sau:
1. Tên dự án:.........................................................................................................
2. Lĩnh vực đầu tư:................................................................................................
3. Địa điểm thực hiện dự án:.................................................................................
4. Mục tiêu và quy mô của dự án:.........................................................................
5. Tổng vốn đầu tư và dự toán kinh phí của dự án:..............................................
6. Diện tích đất dự kiến sử dụng:..........................................................................
7. Số lao động dự án sử dụng bình quân trong năm:............................................
8. Tiến độ thực hiện dự án dự kiến:......................................................................
II. Kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư (theo Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi):
1. Căn cứ hỗ trợ:...................................................................................................
2. Sự phù hợp với các điều kiện hỗ trợ.................................................................
3. Các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư:
TT |
Nội dung |
Số tiền |
Thời gian hỗ trợ (năm) |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
..... |
|
|
|
|
Tổng số tiền đầu tư...................................... đồng
(Bằng chữ:..........................................................................................................).
III. Cách tính các khoản kiến nghị hưởng hỗ trợ đầu tư:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
IV. Tổ chức cam kết: Nội dung hồ sơ đầu tư
1. Về tính chính xác của những thông tin trên đây.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
|
...., ngày... tháng... năm.... |
Hồ sơ kèm theo:
- ...........................;
- ...........................;
- ...........................;
B. Đối với cá nhân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
GIẤY ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ KINH PHÍ
Kính gửi:.....................................................
Tôi tên là:..............................................................................................................
Số CMND/CCCD/mã định danh cá nhân:............................................................
Ngày cấp:......../........../.......... Nơi cấp:.................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................................................................
Mã số đăng ký kê khai hoạt động chăn nuôi:........................................................
Tên cơ sở chăn nuôi (tên chủ cơ sở):....................................................................
Địa chỉ cơ sở chăn nuôi:........................................................................................
Đối tượng chăn nuôi:............................................................................................
Diện tích cơ sở chăn nuôi:....................................................................................
Dự kiến sản lượng/công suất/năm:.......................................................................
Nội dung đề nghị hỗ trợ:.......................................................................................
- ............................................................................................................................
- ............................................................................................................................
Căn cứ Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Tôi đề nghị được hỗ trợ với số tiền là......................... đồng.
(Bằng chữ:..........................................................................................................).
Tôi cam kết sẽ sử dụng kinh phí được hỗ trợ vào đúng nội dung, mục đích và tại thời điểm hiện tại tôi chưa nhận hỗ trợ theo chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước về nội dung đề nghị hỗ trợ nêu trên.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.
|
...., ngày... tháng... năm.... |
Các tài liệu gửi kèm gồm:
- .....................;
- ......................;
Phụ lục II
BẢNG BIỂU MẪU HỒ SƠ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
CÁC THÔNG TƯ VỀ LĨNH VỰC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2025/TT-BNNMT ngày 19 tháng 6 năm 2025
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường)
Mẫu số 01.DT
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ/ (Đóng dấu treo của UBND cấp xã) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN TIÊM PHÒNG
Bệnh:..........................
Chứng nhận động vật nuôi của:......................(1).................................................
Địa chỉ:.......... thôn/ấp/bản:.......... xã/phường/đặc khu:........ tỉnh/thành phố: (2)
Loài vật nuôi:......................................................(3).............................................
Đã được phòng bệnh bằng vắc xin:.............................(4).....................................
Ngày phòng bệnh bằng vắc xin:.............................(5)..........................................
Số lượng động vật đã được phòng bệnh bằng vắc xin:................... con
Đặc điểm nhận dạng động vật/đàn động vật:.......................(6)............................
Giấy chứng nhận tiêm phòng này có hiệu lực đến ngày:..........(7).......................
|
NGƯỜI TIÊM PHÒNG |
(1): Ghi rõ tên chủ hộ gia đình hoặc tên của chủ trại/tên trang trại chăn nuôi.
(2): Là địa chỉ nơi nuôi động vật được tiêm phòng.
(3): Ghi rõ loài, giống động vật nuôi (trâu, bò, dê, cừu, lợn, chó, mèo, gà, vịt, ngan...).
(4): Ghi rõ tên vắc xin, số lô, hạn sử dụng.
(5) và (7): Ghi rõ ngày, tháng, năm.
(6): Ghi tên vật nuôi/số thẻ tai (nếu có), trọng lượng, màu lông, tuổi, tính biệt, mục đích nuôi (làm giống, lấy sữa, thương phẩm...) hoặc đặc điểm nhận diện khác.
Mẫu số 02.DT
ỦY BAN NHÂN DÂN....... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kính gửi: (Cơ quan cấp giấy).
Thực hiện quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật tại..................., Ủy ban nhân dân xã/tỉnh........... đề nghị.... cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu số 03.DT
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:..............................................................................................................
Người đại diện...................................................................... chức vụ:..................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Địa chỉ cơ sở:........................................................................................................
Điện thoại:................................................................... Email:..............................
Vị trí địa lý: Kinh độ.................................................... Vĩ độ:..............................
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác...................................................................................................................
- Tổng diện tích đất tự nhiên.................................................................................
- Vùng tiếp giáp xung quanh.................................................................................
2. Cơ sở vật chất (Gửi kèm sơ đồ bố trí mặt bằng của cơ sở)
- Hàng rào (tường) ngăn cách: |
□ Có □ Không |
- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực: |
□ Có □ Không |
Phòng giao dịch: |
□ Có □ Không |
- Khu chăn nuôi: (sơ đồ bố trí mặt bằng khu chăn nuôi)
- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích.......................................
Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích........
- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: □ Có □ Không
(Nếu có, mô tả hệ thống xử lý chất thải)...............................................................
- Khu cách ly: Động vật mới nhập: □ Có □ Không
Động vật bệnh: □ Có □ Không
- Khu vực xử lý động vật: □ Có □ Không
- Bảo hộ lao động cá nhân (quần, áo, ủng, mũ,.......) dùng trong khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Phòng thay quần áo: □ Có □ Không
- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: □ Có □ Không
- Hố sát trùng ở cổng trước khu chăn nuôi: □ Có □ Không
3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng
Ghi rõ quy mô, cơ cấu, sản phẩm, sản lượng hàng năm......................................
4. Nguồn nhân lực
Ghi rõ số lượng, trình độ chuyên môn của người quản lý kỹ thuật/phụ trách thú y của cơ sở; các khóa đào tạo, tập huấn đã tham gia và được cấp chứng nhận,....
5. Hệ thống quản lý chăn nuôi
Mô tả việc thực hiện các quy định của pháp luật về chăn nuôi.
6. Tình hình dịch bệnh tại cơ sở
- Tình hình dịch bệnh động vật tại cơ sở trong 12 tháng qua.
- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Cơ sở cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,...).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực chăn nuôi (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,...).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
V. YÊU CẦU CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU (Áp dụng đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu)
1. Tên nước nhập khẩu:........................................................................................
2. Yêu cầu của nước nhập khẩu liên quan đến các quy định về dịch bệnh, an toàn dịch bệnh động vật trên cạn:
(Ghi rõ các nội dung yêu cầu của nước nhập khẩu)
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN
AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Thông tin về cơ sở
Tên cơ sở:.............................................................................................................
Người đại diện..................................................... chức vụ:..................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
Địa chỉ cơ sở nuôi:...............................................................................................
Điện thoại:.............................................. Email:..................................................
Vị trí địa lý: Kinh độ............................... Vĩ độ:..................................................
Phân loại cơ sở:
□ Sản xuất giống □ Thương phẩm □ Làm cảnh
□ Khác.......................................
- Đã đăng ký và được cấp mã cơ sở nuôi: □ Có □ Không
- Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:................................
- Hình thức nuôi: □ Nuôi kín □ Nuôi hở
- Phương thức nuôi:..............................................................................................
- Các khu vực xung quanh....................................................................................
- Hệ thống tường rào bao quanh cơ sở: □ Có □ Không; ngăn cách
với cơ sở xung quanh bằng...................................................................................
- Nguồn nước: □ Ngọt □ Mặn
- Vị trí giao thông:................................................................................................
- Hệ thống điện:....................................................................................................
2. Điều kiện cơ sở (tùy thuộc cơ sở sản xuất giống hay nuôi thương phẩm để mô tả theo thực tế)
a) Diện tích cơ sở (ghi chi tiết từng hạng mục):...................................................
b) Điều kiện cơ sở hạ tầng....................................................................................
- Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)
- Cơ sở có sự tách biệt cố định ngăn cách hoàn toàn với khu vực bên ngoài cơ sở: □ Không □ Có, bằng (ghi rõ: tường/rào chắn, hệ thống bờ, sông ngòi........,): ...........................
- Khu vực xung quanh cơ sở là?
□ Khu dân cư □ Khu nuôi loài thủy sản cảm nhiễm
□ Khu vực nuôi khác
- Cơ sở chủ động hoàn toàn nguồn nước cung cấp cho công tác nuôi trồng thủy sản? □ Không □ Có
- Hệ thống cấp thoát nước: □ Có □ Không
+ Hệ thống cấp nước, thoát nước tách biệt □ Có □ Không
+ Khu vực xử lý nước □ Có □ Không
- Hệ thống xử lý nước trước khi nuôi: □ Có □ Không
Mô tả công nghệ xử lý nước đang áp dụng (ví dụ: Lọc, siêu âm, điện hóa, hóa chất, vi sinh,...)
- Hệ thống xử lý nước thải sau khi nuôi: □ Có □ Không
- Hệ thống chỉ dẫn cho người và phương tiện: □ Có □ Không
- Hệ thống thu gom, xử lý rác, chất thải: □ Có □ Không
- Khu vực kho thức ăn, vật tư hóa chất: □ Có □ Không
- Hệ thống khử trùng tiêu độc: □ Có □ Không
- Khu vực văn phòng tách biệt khu vực sản xuất: □ Có □ Không
- Hệ thống ngăn chặn/xua đuổi động vật hoang dã: □ Có □ Không
c) Danh mục trang thiết bị phục vụ sản xuất (liệt kê danh sách tên, số lượng và chức năng).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối ngay theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại cơ sở), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong cơ sở (mô tả các quy trình an toàn sinh học tại cơ sở tương ứng với các mối nguy tại điểm 2 nêu trên).
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai được cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi................................... tổng diện tích của cơ sở..................
- Tổng số lượng trại/nhà/khu nuôi:.......................................................................
- Tổng số lượng ao/bể...........................................................................................
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:....................................................................................... (con)
+ Thủy sản thương phẩm:............................................................................ (con)
+ Thủy sản giống:........................................................................................ (con)
+ Trứng:................................................................................................................
+ Loại khác (ghi rõ):.............................................................................................
b) Tổng số lượng thủy sản nhập cơ sở:
- Thủy sản bố mẹ: Số con..................................... số lần nhập.............................
- Thủy sản giống: Số con..................................... số lần nhập..............................
- Thủy sản thương phẩm: Số con......................... số lần nhập..............................
- Trứng thủy sản: Số lượng.................................. số lần nhập..............................
- Loại khác (ghi rõ): Số lượng.............................. số lần nhập.............................
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất:
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất:..................................... (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán:............................ (con hoặc kg).
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản tiêu hủy:............................. (con hoặc kg).
2. Thông tin chung về kết quả giám sát chủ động
Thời gian giám sát từ: Từ ngày tháng năm... đến ngày tháng năm...
Bệnh được giám sát:.............................................................................................
Tỷ lệ lưu hành theo thiết kế chứng minh an toàn dịch bệnh:......................... (%)
Tần suất lấy mẫu:..................................................................................................
Tổng số lần lấy mẫu:.............................................................................................
Tổng số mẫu đơn đã lấy:.......................................................................................
Trong đó: Mẫu thủy sản:............................................................................ (mẫu)
Mẫu môi trường:......................................................................................... (mẫu)
Mẫu thức ăn tươi sống:............................................................................... (mẫu)
Vật chủ trung gian tự nhiên:....................................................................... (mẫu)
Mẫu khác (nêu chi tiết tên loại mẫu và số lượng),................................................
Số lượng ao/bể được lấy mẫu trong mỗi lần như sau:
Lần lấy mẫu |
Ngày tháng năm lấy mẫu |
Số lượng ao/bể nuôi tại thời điểm lấy mẫu |
Số lượng ao/ bể được chọn giám sát |
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm |
||
Thủy sản |
Môi trường |
..... |
||||
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
Mẫu xét nghiệm là: □ Mẫu đơn, đối với các loại mẫu:.........................................
□ Mẫu gộp, áp dụng đối với các loại mẫu:...........................................................
3. Kết quả giám sát
Có xảy ra dịch bệnh không? □ Không □ Có, cụ thể như sau:
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh...................................... trong đó số ao/bể xảy ra bệnh:..................... (ao/bể), tỷ lệ......................... (%) đối với bệnh:............................
- Kết quả xét nghiệm: □ Không □ Có
- Tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại:....................................................................
Kết quả giám sát chủ động dịch bệnh (ghi rõ đối với từng bệnh):
- Tổng số mẫu dương tính:........................................................ trên tổng số mẫu xét nghiệm........................ (mẫu), tỷ lệ dương tính là................... %.
- Mẫu phát hiện dương tính với bệnh được lấy vào thời gian (ngày, tháng, năm)
- Loại mẫu dương tính:......................, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có).................. tại ao/bể số................... trại số...................
- Biện pháp xử lý: □ Điều trị □ Thu hoạch □ Tiêu hủy
Bảng tổng hợp kết quả giám sát chủ động dịch bệnh
Số lần lấy mẫu |
Ngày tháng năm |
Tên bệnh |
Loại mẫu dương tính |
Đối tượng nuôi |
Tuổi thủy sản |
Mã ao/trại dương tính |
Số mẫu dương tính |
Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Kết quả giám sát của từng lần lấy mẫu, Bản thống kê số ao................. hoặc số lượng thủy sản được nuôi trước khi lấy mẫu xét nghiệm, Biên bản lấy mẫu, giao nhận mẫu, phiếu trả lời kết quả xét nghiệm - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại cơ sở.
3. Biện pháp và kết quả xử lý đối khu vực nuôi trồng thủy sản (vệ sinh, tiêu độc, khử trùng,...).
4. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
5. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại cơ sở.
6. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có động vật dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại cơ sở.
V. YÊU CẦU CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU (Áp dụng đối với cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu)
1. Tên nước nhập khẩu:........................................................................................
2. Yêu cầu của nước nhập khẩu liên quan đến các quy định về dịch bệnh, an toàn dịch bệnh động vật thủy sản:
(Ghi rõ các nội dung yêu cầu của nước nhập khẩu)
Mẫu số 04.DT
ỦY BAN NHÂN DÂN...... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
A. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG
ĐĂNG KÝ CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng (tên xã/tỉnh):..........................................................................................
Người đại diện............................................... Chức vụ:........................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................... Email:.......................................
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình chăn nuôi và dịch bệnh động vật trong vùng, hệ thống thú y.
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành.
2. Xác định các mối nguy (liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng), phân tích nguy cơ.
3. Các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng.
4. Kết quả thực hiện quy trình an toàn sinh học (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
5. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Mô tả nội dung của kế hoạch giám sát dịch bệnh (bao gồm thời gian bắt đầu giám sát, thiết kế giám sát,...).
2. Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
3. Kết quả giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Nội dung chính bao gồm:
1. Các biện pháp đã áp dụng và kết quả xử lý động vật mắc bệnh.
2. Các biện pháp phòng bệnh đã áp dụng và kết quả thực hiện đối với động vật tại vùng.
3. Biện pháp và kết quả kiểm soát tác nhân gây bệnh đối với con người, phương tiện, nước thải, chất thải trong chăn nuôi.
4. Kết quả điều tra truy xuất nguồn bệnh xuất hiện tại vùng.
5. Kết quả thực hiện báo cáo dịch bệnh.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
B. BẢN MÔ TẢ THÔNG TIN VỀ VÙNG ĐĂNG KÝ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
ỦY BAN NHÂN DÂN.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên vùng:..............................................................................................................
Người đại diện................................................... Chức vụ:...................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
Điện thoại:............................................. Email:...................................................
Tổng số cơ sở nuôi trong vùng:............................................................................
Tổng diện tích vùng nuôi:.....................................................................................
Các loài nuôi/sản xuất trong vùng:.......................................................................
Vùng nuôi tiếp giáp với các xã/tỉnh:....................................................................
1. Đặc điểm tình hình
Mô tả về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; tình hình nuôi trồng thủy sản, quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản và dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng, hệ thống thú y.
2. Kế hoạch xây dựng và quản lý vùng an toàn dịch bệnh
a) Mục đích, yêu cầu
b) Nội dung kế hoạch
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch
- Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra
- Về nguồn lực
- Các biện pháp phòng bệnh
- Giám sát dịch bệnh
- Các giải pháp kỹ thuật khác (các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra, vệ sinh, khử trùng tiêu độc, kiểm dịch vận chuyển giống động vật, quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, quản lý người hành nghề thú y,...)
- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
d) Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính
đ) Tổ chức thực hiện: Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.
3. Điều kiện thực tế vùng sản xuất thủy sản
a) Mô tả diện tích vùng nuôi (ghi chi tiết từng hạng mục); điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng kèm theo bản đồ địa lý vùng nuôi, bản vẽ vị trí các cơ sở nuôi trong vùng (đối với loài động vật cảm nhiễm với bệnh đăng ký công nhận an toàn); mô tả hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước trong vùng; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi tại vùng; mô tả hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho vùng (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...); khu vực mua bán động vật thủy sản,...
b) Mô tả, đánh giá sơ bộ về hệ thống sản xuất của các cơ sở nuôi trong vùng, bao gồm: Điều kiện cơ sở vật chất, mô hình nuôi, công nghệ nuôi; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải trong quá trình nuôi của cơ sở; hệ thống khử trùng tiêu độc tại các cơ sở; biện pháp ngăn cản/xua đuổi động vật hoang dã tại cơ sở; hệ thống cung ứng vật tư đầu vào cho cơ sở (con giống, thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm cải tạo, xử lý môi trường,...).
II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH AN TOÀN SINH HỌC
1. Thông tin chung về kế hoạch an toàn sinh học
a) Kế hoạch an toàn sinh học của vùng
(Ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành; mục tiêu; số lượng các quy trình an toàn sinh học)
b) Xác định các mối nguy tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào vùng
(Liệt kê các mối nguy theo điều kiện tự nhiên và xã hội tại vùng)
c) Danh sách các quy trình an toàn sinh học tại vùng
(Danh sách này phải phù hợp với các mối nguy tại điểm b nêu trên)
d) Số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vùng có xây dựng, ban hành và thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Ghi rõ số lượng, tỷ lệ cơ sở có thực hiện kế hoạch an toàn sinh học)
đ) Tổ chức thực hiện kế hoạch an toàn sinh học
(Phân công nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện các quy trình chung của vùng; ghi chép, quản lý thông tin chung tại vùng)
2. Kết quả thực hiện
Nội dung chính bao gồm kết quả triển khai các nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này; cụ thể:
1. Các biện pháp chủ động phòng bệnh cho động vật nuôi theo quy định hiện hành (như sử dụng vắc xin,...).
2. Kết quả thực hiện các quy trình an toàn sinh học kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ tác nhân gây bệnh có thể xâm nhiễm từ ngoài vào hoặc lây lan bên trong vùng (đánh giá kết quả theo từng quy trình và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các quy trình).
3. Rà soát, điều chỉnh kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
Ghi chú: Vùng cung cấp kế hoạch an toàn sinh học và các tài liệu, số liệu chứng minh việc triển khai tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
III. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản
a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian giám sát
- Tổng diện tích nuôi.............................. tổng diện tích của vùng........................
- Tổng số lượng cơ sở:............................ (cơ sở). Trong đó số lượng:
□ Sản xuất giống:....................... (cơ sở) □ Thương phẩm:...................... (cơ sở)
□ Ương dưỡng giống:................. (cơ sở) □ Khác..................................... (cơ sở)
- Tổng số lượng cơ sở nuôi trồng thủy sản:.............................................. (cơ sở)
- Tổng số lượng ao/bể:...................
- Tổng số lượng thủy sản:
+ Thủy sản bố mẹ:....................................................................................... (con)
+ Thủy sản thương phẩm:........................................................................... (con)
+ Thủy sản giống:........................................................................................ (con)
+ Trứng:...................................................................................... (.......................)
b) Tổng số lượng thủy sản nhập vào vùng nuôi
- Thủy sản bố mẹ: Số con......................................... số lần nhập.........................
- Thủy sản giống: Số con.......................................... số lần nhập.........................
- Trứng thủy sản: Số lượng...................................... số lần nhập.........................
c) Tổng số lượng/khối lượng thủy sản sản xuất
- Tổng số lượng thủy sản giống sản xuất:...................................... (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản xuất bán:............................. (con hoặc kg)
- Tổng số lượng/khối lượng thủy sản bị tiêu hủy:......................... (con hoặc kg)
2. Thông tin chung về giám sát chủ động
Ghi rõ thời gian giám sát (ngày, tháng, năm)
Bệnh được giám sát (ghi rõ tên từng bệnh)
Mô tả về thiết kế giám sát dịch bệnh đối với cấp cơ sở, cấp ao của mỗi cơ sở được lựa chọn giám sát; tần suất lấy mẫu giám sát; tổng số cơ sở được giám sát; tổng số lần lấy mẫu; tổng số mẫu đơn đã lấy (ghi rõ tên và số lượng từng loại mẫu, bao gồm: động vật thủy sản: mẫu môi trường: mẫu thức ăn tươi sống; vật chủ trung gian tự nhiên; mẫu khác); mẫu xét nghiệm (ghi rõ tên và số lượng mẫu đơn, mẫu gộp),...
- Số lượng ao/bể được lấy mẫu như sau:
Số lần lấy mẫu |
Ngày tháng năm lấy mẫu |
Số lượng cơ sở nuôi tại thời điểm lấy mẫu |
Số lượng cơ sở được giám sát |
Tổng số lượng ao của các cơ sở được giám sát |
Số lượng ao/bể được chọn giám sát |
Số lượng mẫu lấy xét nghiệm |
||
Thủy sản |
Môi trường |
(Ghi rõ từng loại mẫu khác) |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
3. Kết quả giám sát dịch bệnh
a) Kết quả giám sát bị động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tình trạng sức khỏe động vật nuôi, số lượng động vật mắc bệnh, thời gian xảy ra bệnh, số lượng mẫu xét nghiệm và kết quả xét nghiệm,...).
- Ghi rõ nội dung theo dõi sức khỏe thủy sản tại các cơ sở trong vùng (số lượng thủy sản chết; tiêu thụ thức ăn; sử dụng thuốc hóa chất; các chỉ tiêu môi trường nuôi; số lượng và tỷ lệ cơ sở thiệt hại do bệnh; số lượng và tỷ lệ ao/bể thiệt hại do bệnh; thời gian xảy ra bệnh (ngày, tháng năm theo từng bệnh)); loài thủy sản bị mắc bệnh, tuổi mắc bệnh; tổng lượng thủy sản chết/thiệt hại,...
- Ghi rõ tổng số lần lấy mẫu, số lượng mẫu lấy khi thủy sản chết; số mẫu dương tính với bệnh đăng ký xây dựng an toàn dịch bệnh,...
b) Giám sát chủ động (bao gồm thông tin về tổng đàn, tần suất, thời gian lấy mẫu, số lượng mẫu, kết quả xét nghiệm,...).
- Ghi rõ kết quả giám sát đối với từng bệnh (tổng số cơ sở giám sát, tổng số cơ sở dương tính, tỷ lệ cơ sở dương tính; tổng số mẫu xét nghiệm, tổng số mẫu dương tính, tỷ lệ mẫu dương tính; thời gian lấy mẫu đối với mẫu cho kết quả dương tính; tác nhân gây bệnh được phát hiện tại cơ sở (ghi tên, địa chỉ của cơ sở)); ghi rõ loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản bị nhiễm tác nhân gây bệnh,...
- Mô tả biện pháp xử lý tại cơ sở.
Bảng tổng hợp dữ liệu cơ sở dương tính với tác nhân gây bệnh
Số lần lấy mẫu |
Ngày, tháng, năm |
Tên bệnh |
Loại mẫu dương tính |
Số cơ sở dương tính (*) |
Đối tượng nuôi |
Tuổi thủy sản |
Số mẫu dương tính |
Biện pháp xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Đối với từng cơ sở dương tính, liệt kê và ghi rõ tên cơ sở, địa chỉ, đối tượng nuôi, loại mẫu dương tính, tuổi thủy sản.
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1. Diễn biến dịch bệnh tại vùng
Mô tả cụ thể trong thời gian triển khai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vùng đã xảy ra dịch bệnh gì và đã tổ chức ứng phó dịch bệnh như thế nào, cụ thể:
- Vùng xảy ra bệnh tại...................... cơ sở, với tổng số lần xảy ra bệnh trong thời gian giám sát:...................... (lần).
- Tổng số lần xảy ra bệnh không thuộc danh sách các bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh:...................... (lần).
- Tổng số ao/bể xảy ra bệnh:.................................................................................
- Tổng số/khối lượng thủy sản xử lý do dịch bệnh xảy ra:...................................
- Diễn biến bệnh tại vùng cụ thể như sau:
Tên bệnh |
Thời gian phát hiện bệnh (ngày, tháng, năm) |
Tên thủy sản bị bệnh |
Lứa tuổi |
Số cơ sở xảy ra bệnh |
Số ao/bể bị bệnh |
Số lượng thủy sản phải xử lý (kg) |
Thời gian xử lý xong bệnh (ngày, tháng, năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả ứng phó dịch bệnh
a) Đối với cơ sở bị bệnh
Mô tả các biện pháp và kết quả xử lý đối với ao/bể bị bệnh (xử lý thủy sản mắc bệnh; thức ăn tươi sống nhiễm tác nhân gây bệnh (nếu có); đối với nước ao/bể nuôi bị bệnh; đối với công cụ dùng cho ao/bể nuôi bị bệnh; đối với bảo hộ lao động, công cụ dụng cụ vận chuyển, xử lý ao/bể bị bệnh; công tác vệ sinh khử trùng khu vực bị bệnh và cơ sở bị bệnh; xử lý đối với hệ thống nước cấp, nước thoát, khu vực nước thải).
b) Đối với cơ sở không bị bệnh (nêu rõ từng biện pháp áp dụng đối với các cơ sở này nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở, các giải pháp mang tính bao quát vùng như: Kiểm soát vận chuyển thủy sản, thức ăn tươi sống,... ra, vào vùng; quản lý động vật hoang dã tại các cơ sở; khử trùng tiêu độc; quản lý người ra vào tại các cơ sở).
3. Kết quả điều tra, truy xuất, xác định nguồn bệnh xuất hiện tại vùng (mô tả việc điều tra, xác minh ổ dịch)
4. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh áp dụng đối với vùng
5. Công tác báo cáo, phối hợp với Cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản
Ghi chú: Kết quả xét nghiệm, biên bản và báo cáo kết quả xử lý dịch bệnh trong trường hợp có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh - cung cấp tại thời điểm kiểm tra thực tế tại vùng.
Mẫu số 05.DT
SỐ LƯỢNG MẪU GIÁM SÁT ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
I. Giám sát chủ động bệnh động vật
1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện tác nhân gây bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên.
a) Công thức tính số mẫu: Số lượng gia súc, gia cầm được lấy mẫu để xét nghiệm phải tính dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 5% theo công thức sau:
|
n= Số mẫu cần lấy p = Xác suất để phát hiện được bệnh (0,95) d = Số con mắc bệnh P = Tỷ lệ hiện mắc dự đoán (P = 5%) N: Tổng đàn vật nuôi |
Riêng đối với bệnh Lao bò, kiểm tra bằng phản ứng tiêm nội bì đối với 100% động vật thuộc diện phải kiểm tra.
b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên
Tổng đàn |
Tỷ lệ hiện mắc dự đoán |
||||
0,1% |
0,5% |
1% |
2% |
5% |
|
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
20 |
20 |
20 |
20 |
20 |
19 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
26 |
40 |
40 |
40 |
40 |
39 |
31 |
50 |
50 |
50 |
50 |
48 |
35 |
100 |
100 |
100 |
96 |
78 |
45 |
200 |
200 |
190 |
155 |
105 |
51 |
500 |
500 |
349 |
225 |
129 |
56 |
1000 |
950 |
450 |
258 |
138 |
57 |
5000 |
2253 |
564 |
290 |
147 |
59 |
10000 |
2588 |
581 |
294 |
148 |
59 |
∞ |
2995 |
598 |
299 |
149 |
59 |
2. Xử lý kết quả kiểm tra
a) Trường hợp không phát hiện bệnh: Đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là không có mầm bệnh lưu hành đối với bệnh được kiểm tra; cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Trường hợp phát hiện bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cụ thể đối với từng bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
c) Trường hợp cơ sở thuộc vùng an toàn dịch bệnh nhưng chưa được lựa chọn lấy mẫu theo kế hoạch giám sát dịch bệnh của vùng, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì Cơ quan cấp giấy thực hiện lấy mẫu 01 lần tại thời điểm kiểm tra, đánh giá.
II. Giám sát sau tiêm phòng
1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng:
a) Công thức tính:
|
n1 = Số mẫu huyết thanh cần lấy p = Tỷ lệ có đáp ứng miễn dịch ước đoán d = Sai số ước lượng (Ví dụ: 10%) |
b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá đáp ứng miễn dịch:
Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán |
Sai số ước lượng |
||
10% |
5% |
1% |
|
10% |
35 |
138 |
3457 |
20% |
61 |
246 |
6147 |
30% |
81 |
323 |
8067 |
40% |
92 |
369 |
9220 |
50% |
96 |
384 |
9604 |
60% |
92 |
369 |
9220 |
70% |
81 |
323 |
8067 |
80% |
61 |
246 |
6147 |
90% |
35 |
138 |
3457 |
Ghi chú: Yêu cầu số lượng mẫu huyết thanh cần lấy là 61 mẫu (dựa trên Tỷ lệ có đáp ứng miễn dịch ước đoán là 80% và sai số ước lượng là 10%).
c) Trường hợp quy mô đàn dưới 2.000 con thì tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu huyết thanh theo công thức sau:
|
n2 = Số mẫu huyết thanh cần lấy |
2. Xử lý kết quả xét nghiệm
a) Trường hợp tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đạt từ 70% trở lên, đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Trường hợp tỷ lệ đáp ứng miễn dịch đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại hoặc áp dụng biện pháp giám sát bệnh tại mục A của Phụ lục này.
III. Chọn mẫu nhiều giai đoạn áp dụng đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn
Giai đoạn 1: Tính số lượng xã (đối với vùng an toàn dịch bệnh cấp tỉnh) để thực hiện lấy mẫu giám sát.
a) Lập danh sách các xã trong vùng.
b) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng xã phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp xã) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục I của Phụ lục này.
c) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng xã phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp xã) có đạt mức 80% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục II của Phụ lục này.
d) Lựa chọn ngẫu nhiên số lượng xã tính được theo điểm b hoặc điểm c mục này từ danh sách các xã theo điểm a mục này.
2. Giai đoạn 2: Tính số cơ sở để thực hiện lấy mẫu giám sát
a) Lập danh sách các cơ sở chăn nuôi trong xã được chọn từ mục 1 nêu trên hoặc xã đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh cấp xã).
b) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục I của Phụ lục này.
c) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ đáp ứng miễn dịch (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) có đạt mức 70% trở lên hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục II của Phụ lục này.
d) Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở chăn nuôi tính được theo điểm b hoặc điểm c mục này từ danh sách các cơ sở tại điểm a mục này.
đ) Các cơ sở đã được lấy mẫu và xét nghiệm tại điểm d mục này, nếu có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận thì được sử dụng kết quả xét nghiệm để đăng ký cấp Giấy chứng nhận.
3. Giai đoạn 3: Tính số lượng động vật nuôi trong cơ sở cần phải lấy mẫu.
a) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng động vật phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp động vật nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục I của Phụ lục này.
b) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng động vật phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp động vật nuôi) có đạt mức 70% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại mục II của Phụ lục này.
c) Lựa chọn ngẫu nhiên số lượng động vật trong mỗi cơ sở chăn nuôi tính được theo điểm a hoặc điểm b mục này.
4. Xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm theo hướng dẫn tại mục I và mục II của Phụ lục này.
Mẫu số 06.DT
CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN CƠ QUAN CẤP GIÁY |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
VÙNG AN TOÀN BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Ngày kiểm tra, đánh giá:
2. Tên vùng kiểm tra, đánh giá:
- Địa chỉ cơ quan đề nghị kiểm tra, đánh giá:
- Điện thoại:...................... Fax:................... Email:
- Người đại diện của vùng:.......................... Chức vụ:
3. Thành phần Đoàn đánh giá:
Trưởng đoàn: Ông (bà):............................ Chức vụ:
Thành viên: Ông (bà):.............................. Chức vụ:
- Ông (bà):................................................ Chức vụ:
- Ông (bà):................................................ Chức vụ:
B. NHÓM CHỈ TIÊU KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
TT |
Chỉ tiêu kiểm tra, đánh giá |
Kết quả kiểm tra, đánh giá |
Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá |
|||
Đạt |
Mức lỗi |
|||||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||||
I |
Yêu cầu về phòng, chống bệnh Dại động vật |
|
|
|
|
|
1 |
Công tác quản lý chó, mèo nuôi: UBND cấp xã lập sổ theo dõi chó, mèo nuôi, hàng năm thống kê, rà soát tổng đàn chó, mèo trên địa bàn; người dân chủ động kê khai chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi. |
[ ] |
[ ] |
|
[ ] |
- Đạt: Tất cả UBND cấp xã trong vùng lập sổ theo dõi chó, mèo nuôi theo quy định; cập nhật tổng đàn chó mèo khi người dân kê khai chăn nuôi. - Nhẹ: Tất cả UBND cấp xã trong vùng lập sổ theo dõi chó, mèo nuôi theo quy định; có xã không cập nhật tổng đàn chó, mèo nuôi khi người dân kê khai chăn nuôi. - Nghiêm trọng: Có từ 01 UBND cấp xã trong vùng trở lên không lập lập sổ theo dõi chó, mèo nuôi. |
2 |
|
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
- Đạt: Tất cả UBND cấp xã trong vùng thành lập đội bắt chó thả rông và có nhật ký hoạt động của đội; không có đơn thư phản ánh về tình trạng chó thả rông trên địa bàn. - Nhẹ: Tất cả UBND cấp xã trong vùng thành lập đội bắt chó thả rông và có nhật ký hoạt động của đội nhưng vẫn còn có đơn thư phản ánh về tình trạng chó thả rông trên địa bàn. - Nặng: Tất cả UBND cấp xã trong vùng thành lập đội bắt chó thả rông nhưng có từ 01 xã trở lên không ghi nhật ký hoạt động của đội. - Nghiêm trọng: Có 01 UBND cấp xã trong vùng trở lên không thành lập đội bắt giữ chó thả rông. |
3 |
Kết quả tiêm phòng vắc xin Dại trên đàn chó, mèo toàn vùng đạt trên 70% tổng đàn chó, mèo |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
- Đạt: Tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo của toàn vùng đạt từ 70% tổng đàn chó mèo trở lên và 100% đơn vị cấp thôn trong vùng có tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo đạt từ 70% tổng đàn chó mèo trở lên. - Nhẹ: Tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo của toàn vùng đạt từ 70% tổng đàn chó mèo trở lên và có không quá 30% đơn vị cấp thôn trong vùng có tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo đạt dưới 70% tổng đàn chó mèo. - Nặng: Tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo của toàn vùng đạt từ 70% tổng đàn chó mèo trở lên và có nhiều hơn 30% đơn vị cấp thôn trong vùng có tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo đạt dưới 70% tổng đàn chó mèo. - Nghiêm trọng: Tỷ lệ tiêm phòng Dại trên đàn chó mèo của toàn vùng đạt dưới 70% tổng đàn chó mèo. |
4 |
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống bệnh Dại |
[ ] |
[ ] |
|
|
- Đạt: Tất cả UBND cấp xã trong vùng đều tổ chức tập huấn, tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại hàng năm đến người dân và cán bộ liên quan. - Nhẹ: Có UBND cấp xã trong vùng có tổ chức tập huấn, tuyên truyền phòng, chống bệnh Dại nhưng không thường xuyên hàng năm đến người dân và cán bộ liên quan. |
5 |
Kết quả phối hợp liên ngành thú y và y tế trong phòng chống bệnh truyền lây giữa người và động vật |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
- Đạt: Có kế hoạch liên ngành giữa ngành thú y và y tế cùng cấp trong vùng được ký kết hàng năm; có báo cáo hàng tháng về tình hình bệnh truyền lây trên địa bàn giữa ngành y tế và ngành thú y; có báo cáo đột xuất giữa ngành y tế và thú y khi có ca bệnh truyền lây diễn biến bất thường trong vùng. - Nhẹ: Kế hoạch liên ngành giữa ngành thú y và y tế cùng cấp trong vùng được ký kết hàng năm; không có báo cáo tháng hoặc có nhưng không đầy đủ về tình hình bệnh truyền lây trên địa bàn giữa ngành y tế và ngành thú y. - Nặng: Không có kế hoạch liên ngành giữa ngành thú y và y tế cùng cấp trong vùng được ký kết hàng năm. |
II |
Yêu cầu về giám sát dịch bệnh Dại trên chó, mèo |
|
|
|
|
|
6 |
Có sổ theo dõi dịch bệnh động vật hàng ngày và được ghi chép đầy đủ |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
- Đạt: Tất cả UBND cấp xã trong vùng có sổ theo dõi dịch bệnh động vật hàng ngày và được ghi chép đầy đủ - Nhẹ: Tất cả UBND cấp xã trong vùng có sổ theo dõi dịch bệnh động vật hàng ngày và có xã ghi không đầy đủ - Nặng: Có ít nhất 01 UBND cấp xã không có sổ theo dõi dịch bệnh hàng ngày |
7 |
Kết quả giám sát sau tiêm phòng vắc xin Dại trên đàn chó, mèo đạt tỷ lệ đáp ứng miễn dịch từ 70% trở lên |
[ ] |
|
|
[ ] |
- Đạt: Lấy mẫu đúng, đủ số lượng và có tỷ lệ đáp ứng miễn dịch từ 70% trở lên. - Nghiêm trọng: Không lấy mẫu giám sát đúng, đủ số lượng theo quy định hoặc có tỷ lệ đáp ứng miễn dịch dưới 70%. |
III |
Yêu cầu về hoạt động thú y trong vùng |
|
|
|
|
|
8 |
Cơ quan đăng ký vùng an toàn dịch bệnh Dại hàng năm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
- Đạt: Hàng năm, cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại có ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; Hàng năm, tất cả UBND cấp xã trong vùng đều ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. - Nặng: Hàng năm, cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại có ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn và có từ 01 UBND cấp xã trong vùng trở lên không ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. - Nghiêm trọng: Hàng năm, cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại không ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. |
9 |
Cơ quan đăng ký vùng an toàn dịch bệnh Dại ban hành kế hoạch xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại đảm bảo các nội dung về phòng, chống bệnh Dại và nguồn lực để thực hiện. |
[ ] |
|
[ ] |
[ ] |
- Đạt: Cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại có ban hành kế hoạch xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại trên địa bàn, đảm bảo các nội dung về phòng, chống bệnh Dại và nguồn lực để thực hiện; tất cả UBND cấp xã trong vùng đều ban hành kế hoạch thực hiện xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại trên địa bàn. - Nặng: Cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại có ban hành kế hoạch xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại trên địa bàn, đảm bảo các nội dung về phòng, chống bệnh Dại và nguồn lực để thực hiện và có từ 01 UBND cấp xã trong vùng trở lên không kế hoạch thực hiện xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại trên địa bàn. - Nghiêm trọng: Cơ quan đăng ký vùng an toàn bệnh Dại không ban hành kế hoạch xây dựng và duy trì vùng an toàn bệnh Dại trên địa bàn hoặc kế hoạch không đảm bảo các nội dung về phòng, chống bệnh Dại và nguồn lực để thực hiện. |
10 |
Hệ thống thú y Nhà nước trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Thú y |
[ ] |
[ ] |
|
[ ] |
- Đạt: Duy trì hệ thống thú y trong vùng theo đúng quy định của Luật Thú y. - Lỗi nhẹ: Có hệ thống thú y trong vùng nhưng không được tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Thú y. - Lỗi nghiêm trọng: Không có hệ thống thú y trong vùng. |
11 |
Hệ thống thú y tư nhân trên địa bàn hoạt động đúng quy định của pháp luật và có báo cáo kết quả hoạt động định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có ca bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cho UBND cấp xã |
[ ] |
[ ] |
[ ] |
|
- Đạt: Hệ thống phòng khám thú y, người hành nghề thú y tư nhân trên địa bàn đủ các điều kiện hành nghề thú y; có báo cáo kết quả hoạt động định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có ca bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cho UBND cấp xã. - Nhẹ: Hệ thống phòng khám thú y, người hành nghề thú y tư nhân trên địa bàn đủ các điều kiện hành nghề thú y; không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ kết quả hoạt động định kỳ hàng tháng và đột xuất khi có ca bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cho UBND cấp xã. - Nặng: Hệ thống phòng khám thú y, người hành nghề thú y tư nhân trên địa bàn không đủ các điều kiện hành nghề thú y. |
IV |
Yêu cầu về tình hình dịch bệnh Dại trong vùng |
|
|
|
|
|
12 |
Không có ca bệnh Dại trên người hoặc trên động vật được phát hiện trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm kiểm tra, đánh giá |
[ ] |
|
|
[ ] |
- Đạt: Không có ca bệnh Dại được phát hiện trong ít nhất 12 tháng trước thời điểm kiểm tra, đánh giá. - Nghiêm trọng: Có ca bệnh Dại được phát hiện trong khoảng thời gian 12 tháng trước thời điểm kiểm tra, đánh giá |
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Kết quả kiểm tra, đánh giá |
|
|
|
|
|
Xếp loại kết quả
Xếp loại kết quả |
Đạt |
Mức lỗi |
||
Nhẹ |
Nặng |
Nghiêm trọng |
||
Đạt |
≥ 8 |
≤ 2 |
≤ 2 |
0 |
Không đạt |
- |
- |
- |
≥ 1 |
Không đạt |
- |
- |
> 2 |
- |
Ghi chú: (-) Không tính đến
C. LẤY MẪU VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (nếu có, kèm theo Biên bản lấy mẫu)
1. Thông tin về mẫu lấy
- Loại mẫu:
- Số lượng mẫu:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
D. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Đ. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
|
..., ngày.... tháng.... năm.... |
(*) Đoàn đánh giá ghi rõ các sai lỗi phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá, yêu cầu thời gian vùng khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục cho Cơ quan cấp giấy.
Mẫu số 07.DT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________________________
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG
MINISTRY OF AGRICULTURE AND ENVIRONMENT
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY
TÊN TIẾNG ANH CỦA CƠ QUAN CẤP GIẤY
___________________
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE
CHỨNG NHẬN
THIS IS TO CERTIFY THAT
Cơ sở/vùng:..........................................................................................................
The establishment/zone:........................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
Address:................................................................................................................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:..............................................
In recognition of the free status in regard to the following disease(s):...............
Số (No.): /QĐ-....... |
..., ngày... tháng... năm... |
Giấy chứng nhận này có giá trị đến... |
CỤC TRƯỞNG |
Mẫu số 08.DT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG....
TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY
_____________________
GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
CHỨNG NHẬN
Cơ sở/vùng:...........................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................
Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:..............................................
Số, ký hiệu:... |
..., ngày... tháng... năm... |
Giấy chứng nhận này có giá trị đến... |
THỦ TRƯỞNG CƠ |
Mẫu số 09.QLT
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.......... |
|
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
Kính gửi:(1)
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo:
Địa chỉ:
Số điện thoại:.................. Fax:............... E-mail:
Số giấy phép hoạt động:
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ:
Kính đề nghị......... xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thuốc thú y sau:
TT |
Tên thuốc thú y |
Giấy chứng nhận đăng ký |
Phương tiện quảng cáo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1
2
3
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
Đại diện tổ chức, cá nhân |
Ghi chú: (1) Cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y cấp tỉnh.
Mẫu số 10.QLT
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
(Địa danh), ngày.... tháng.... năm.... |
GIẤY XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC THÚ Y
Số: /20... /XNQC - ký hiệu viết tắt của cơ quan có thẩm quyền
(Tên cơ quan có thẩm quyền)................. xác nhận:
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo:
Địa chỉ:
Số điện thoại:........................ Fax:.................... E-mail:
Có nội dung quảng cáo (1) các thuốc thú y trong bảng dưới đây phù hợp với quy định hiện hành.
TT |
Tên thuốc thú y |
Giấy chứng nhận lưu hành |
Phương tiện quảng cáo |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quảng cáo thuốc thú y đúng nội dung đã được xác nhận.
|
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
___________________
Ghi chú: (1). Nội dung quảng cáo được đính kèm Giấy xác nhận này
Mẫu số 11.TYCĐ
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG
BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
________________________
CÔNG TY........................
Địa chỉ:.............................................
Điện thoại:..............................; E.mail:..................................
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG ĐẢM BẢO VỆ SINH THÚ Y
VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Vụ sản xuất: 20......
Họ, tên chủ cơ sở nuôi ong:......... Số điện thoại:.............. Mã số cơ sở:............;
Địa chỉ:.................................................................................................................
..............................................................................................................................
Giống ong:.............................................; Tổng số đàn ong:........................ đàn; Sản lượng dự kiến:.................. kg;
Cung cấp mật ong cho:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................
..............................................................................................................................
HƯỚNG DẪN GHI NHẬT KÝ NUÔI ONG
1. Ngày tháng: ghi rõ ngày, tháng kiểm tra.
2. Tình hình chung:
- Nguồn mật, phấn hoa;
- Những biến đổi khác thường của đàn ong;
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe đàn ong (thời tiết, ô nhiễm môi trường,...); động vật gây hại đối với đàn ong.
3. Thức ăn bổ sung: ghi rõ loại thức ăn, thành phần, khối lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
4. Loại bệnh:
- Khi phát hiện ong bị bệnh, đánh dấu vào ô tương ứng;
- Trường hợp phát hiện ong mắc các bệnh khác, ghi rõ tên bệnh.
5. Biện pháp xử lý, bao gồm:
- Biện pháp sinh học: ghi rõ tên, thành phần, liều lượng đối với các loại thảo dược, chế phẩm sinh học được sử dụng;
- Sử dụng hóa chất/thuốc thú y để điều trị: ghi rõ tên hóa chất/thuốc thú y; hàm lượng, liều lượng;
- Tiêu hủy: ghi rõ biện pháp tiêu hủy.
6. Quản lý đàn ong, bao gồm các nội dung: nhập đàn, chia đàn; thay chúa, tạo chúa; thêm cầu, bớt cầu; di chuyển đàn.
7. Ghi chú: ghi những thông tin cần thiết để ghi nhớ, lưu ý.
Lưu ý:
1. “Nhật ký cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm” bắt buộc phải có đối với những cơ sở nuôi ong cung cấp mật ong cho các cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu để có bằng chứng chứng minh mật ong được sản xuất bảo đảm ATTP; đồng thời phục vụ truy xuất nguồn gốc khi xảy ra sự cố gây mất ATTP hoặc chứng minh nguồn gốc đối với mật ong xuất khẩu khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Mỗi cơ sở nuôi ong có một quyển “Nhật ký cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm”. Nhật ký nuôi ong phải được cập nhật theo địa điểm đặt cơ sở nuôi ong. Căn cứ kế hoạch khai thác mật trong năm để thiết lập số lượng trang “Nhật ký cơ sở nuôi ong” phù hợp với số địa điểm dự kiến đặt cơ sở nuôi ong.
- Có thể thêm 3 - 4 trang mẫu trên cho mỗi “Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong” và một vài trang giấy trắng để ghi thêm hoặc ghi chú những điều cần thiết.
- Trước khi di chuyển đàn, kiểm tra toàn bộ đàn ong của cơ sở nuôi ong, các thông tin trong nhật ký, tổng hợp số liệu và ký xác nhận kiểm soát.
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG
1. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong hiện tại: Thôn....................... Xã................................... Tỉnh:..........................................
2. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong trước đó: Thôn................... Xã................................................ Tỉnh:...............................
3. Số đàn ong hiện có:................................... đàn,........................................... cầu
Ngày tháng |
Tình hình chung |
Thức ăn bổ sung |
Dịch bệnh |
Quản lý đàn ong |
Khai thác mật ong |
Người kiểm soát |
|
Loại bệnh |
Biện pháp xử lý |
||||||
......... ......... ......... ......... ......... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
- Chí to: - Chí con: - Thối ấu trùng: - Ỉa chảy: ------------------ |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
- Loại mật:........... ...................................... - Sản lượng:.... kg. |
...................... ...................... ...................... ...................... ...................... |
......... ......... ......... ......... ......... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
- Chí to: - Chí con: - Thối ấu trùng: - Ỉa chảy: ------------------ |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
- Loại mật:............. ........................................ - Sản lượng:.... kg. |
...................... ...................... ...................... ...................... ...................... |
......... ......... ......... ......... ......... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
- Chí to: - Chí con: - Thối ấu trùng: - Ỉa chảy: ------------------ |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
- Loại mật:............. ...................................... - Sản lượng:.... kg. |
...................... ...................... ...................... ...................... ...................... |
......... ......... ......... ......... ......... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
- Chí to: - Chí con: - Thối ấu trùng: - Ỉa chảy: ------------------ |
.......................... .......................... .......................... .......................... .......................... |
......................... ......................... ......................... ......................... ......................... |
- Loại mật:............. ........................................ - Sản lượng:.... kg. |
...................... ...................... ...................... ...................... ...................... |
Theo dõi xuất mật
Ngày tháng |
Loại mật |
Khối lượng (kg) |
Xuất bán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
....., ngày...... tháng,... năm... |
Mẫu số 12.KD
MÃ SỐ CỦA CHI CỤC CÓ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CẤP TỈNH
TT |
Tên tỉnh, thành phố |
Mã số |
TT |
Tên tỉnh, thành phố |
Mã số |
1. |
Tuyên Quang |
01 |
18. |
Hà Tĩnh |
18 |
2. |
Cao Bằng |
02 |
19. |
Quảng Trị |
19 |
3. |
Lai Châu |
03 |
20. |
TP. Huế |
20 |
4. |
Lào Cai |
04 |
21. |
TP. Đà Nẵng |
21 |
5. |
Thái Nguyên |
05 |
22. |
Quảng Ngãi |
22 |
6. |
Điện Biên |
06 |
23. |
Gia Lai |
23 |
7. |
Lạng Sơn |
07 |
24. |
Đắk Lắk |
24 |
8. |
Sơn La |
08 |
25. |
Khánh Hòa |
25 |
9. |
Phú Thọ |
09 |
26. |
Lâm Đồng |
26 |
10. |
Bắc Ninh |
10 |
27. |
Đồng Nai |
27 |
11. |
Quảng Ninh |
11 |
28. |
Tây Ninh |
28 |
12. |
TP. Hà Nội |
12 |
29. |
TP. Hồ Chí Minh |
29 |
13. |
TP. Hải Phòng |
13 |
30. |
Đồng Tháp |
30 |
14. |
Hưng Yên |
14 |
31. |
An Giang |
31 |
15. |
Ninh Bình |
15 |
32. |
Vĩnh Long |
32 |
16. |
Thanh Hóa |
16 |
33. |
TP. Cần Thơ |
33 |
17. |
Nghệ An |
17 |
34. |
Cà Mau |
34 |