Cập nhật mới nhất năm 2022: Sơ đồ quy định, hồ sơ , thủ tục môi trường tổng quát!

Thứ 4, 16/03/2022, 03:06 GMT+7

Cập nhật mới nhất năm 2022: Môi Trường Á Châu trân trọng tóm lược các quy định – hồ sơ - thủ tục môi trường tổng quát, sẵn sàng đồng hành cùng Quý Khách hàng triển khai "Đúng - Đủ" công tác quản lý môi trường năm 2022 một cách đơn giản và tối ưu nhất.

Xem thêm các các bài viết liên quan hồ sơ môi trường sau:

Giấy phép môi trường là gì? Đối tượng, nội dung và cơ quan cấp giấy phép môi trường?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì? Đối tượng phải thực hiện và cơ quan thẩm định?

Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng phải thực hiện, miễn thực hiện, nội dung và cơ quan thẩm định?

Để kiểm soát toàn bộ quá trình này, một sơ đồ gói gọn các hồ sơ, thủ tục môi trường căn bản nhất sẽ hỗ trợ chủ đầu tư, doanh nghiệp, ... và các nhân viên phụ trách nắm tổng thể, chủ động rà soát và theo sát các công tác quản lý môi trường tại cơ sở

Sơ đồ tổng quát về quy định – hồ sơ – thủ tục môi trường

sơ đồ quản lý môi trường tổng quát

I. Trước khi đi vào hoạt động, giai đoạn chuẩn bị dự án:

Theo quy định hiện hành, dự án trước khi đi vào hoạt động chính thức sẽ phải thực hiện một số hồ sơ môi trường, căn cứ theo các tiêu chí môi trường, dự án đầu tư được phân loại thành các nhóm I, II, III và IV. Phân nhóm này sẽ là cơ sở để xác định dự án thuộc đối tượng phải thực hiện hồ sơ nào? Đánh giá tác động môi trường, Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường hay được miễn đăng ký môi trường?

Quý Khách có thể tra cứu tại phụ lục số I, II, III, IV, V – đính kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và đối tượng được miễn đăng ký môi trường tại Phụ lục XVI - ban hành kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.

1. Đầu tiên, trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư,… dự án thuộc dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật BVMT năm 2020 thì dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Nếu dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường thì bỏ qua nội dung phần này.

2. Hồ sơ đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường và Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật bảo vệ môi trường sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (Khoản 1, Điều 30, Luật bảo vệ môi trường). Sau khi dự án đầu tư đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường trước khi đi vào vận hành thử nghiệm. CQCN sẽ thẩm định báo cáo đề xuất và cấp giấy phép môi trường. 

3. Hồ sơ giấy phép môi trường: Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức và các cơ sở hoạt động trước ngày 1/1/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng trên.

4. Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm: Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường; và Cơ sở hoạt động trước ngày 1/1/2022 có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

5. Đối với các dự án có công trình xử lý chất thải (xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, …), chủ đầu tư phải tiến hành vận hành thử nghiệm đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Thời gian vận hành thử nghiệm kéo dài từ 03 – 06 tháng. Sau khi kết thúc, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền, báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm được chấp thuận, cơ sở sẽ đi vào vận hành chính thức.

Lưu ý: Dự án đầu tư sau khi đánh giá tác động môi trường, nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường thì chủ đầu tư sẽ tiến hành đăng ký môi trường trước khi đi vào vận hành chính thức.

Giấy phép môi trường

Ảnh minh họa

II. Giai đoạn trong quá trình hoạt động:

Căn cứ theo hồ sơ môi trường được cấp, nếu cơ sở phát sinh các loại chất thải, khí thải, bụi, nước thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ, … thì cần thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường tương ứng như sau:

 1. Đối với chất thải

- Đầu tiên, các loại chất thải phát sinh tại cơ sở được chia làm 4 nhóm chính: Chất thải sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp thông thường - là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh; chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải nguy hại như Bóng đèn, pin, ăc quy, dầu nhớt, thùng phuy đựng hóa chất, v.v,…Các nhóm chất thải này được khai báo, phân định, phân loại và lưu giữ trong kho lưu chứa riêng với thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

- Quý Khách có thể tra cứu tên, mã chất thải tại phụ lục III đính kèm thông tư số 02/2022/TT-BTNMT để xác định chất thải thuộc CTNH, CTRCNTT, CTCNPKS, hoặc chất thải rắn nào có thể tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất.

- Với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp thông thường, thì cơ sở phải có hợp đồng chuyển giao xử lý cho đơn vị có chức năng và có biên bản giao nhận trong mỗi chuyến bàn giao. Đối với CTNH và CTCN PKS, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phân định, phân loại chất thải, kho lưu chứa, thiết bị lưu chứa. Sau đó tiến hành ký kết HĐ xử lý CTNH với đơn vị có chức năng. Có BBGN trong mỗi chuyến bàn giao chất thải và có chứng từ sau khi xử lý

2. Đối với nước thải phát sinh

Cơ sở phải có thiết bị hoặc hệ thống thu gom, xử lý với công nghệ phù hợp đặc tính và lưu lượng nước thải, vận hành hệ thống xử lý, đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn  hiện hành. Có kế hoạch ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường. Khuyến khích cơ sở tái sử dụng nước thải trực tiếp cho hoạt động SX – KD - DV theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp cơ sở phát sinh khí thải, bụi, mùi, …

Cơ sở phải có phương án kiểm soát hoặc công trình xử lý phù hợp.

4. Đối với các hoạt động SX – KD – DV gây tiếng ồn, rung, ánh sáng, bức xạ, …

Cơ sở phải thực hiện kiểm soát hoặc có phương án giảm thiểu, xử lý phù hợp.

Căn cứ vào trách nhiệm của cơ sở được cụ thể trong hồ sơ môi trường, giấy phép môi trường, giấy phép môi trường thành phần, quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP hoặc yêu cầu của CQCN, cơ sở sẽ thực hiện quan trắc chất lượng môi trường định kỳ hoặc quan trắc tự động liên tục.

5. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Là báo cáo môi trường định kỳ hàng năm mà cơ sở phải thực hiện. Tuy nhiên, nội dung hồ sơ báo cáo năm 2022 trở đi sẽ có những thay đổi như sau:

- Cơ sở lựa chọn 1 trong 2 biểu mẫu sau:

Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường áp dụng với chủ cơ sở SX – KD – DV thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường  - Mẫu số 05.A phụ lục VI thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường áp dụng đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường - Mẫu số 05.B phụ lục VI thông tư số 02/2022/TT-BTNMT

- Từ năm 2022 báo cáo công tác BVMT, cơ sở phải nộp trước ngày 05/01 của năm tiếp theo (sớm hơn so với quy định cũ trước 31/01)

Căn cứ pháp lý

Căn cứ luật bảo vệ môi trường số Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;

Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022  Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Trên đây là nội dung tổng quan nhất về công tác quản lý môi trường tại cơ sở, được Môi Trường Á Châu tổng hợp từ các văn bản pháp luật về môi trường có liên quan tính đến tháng 03/2022 còn hiệu lực. Sơ đồ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn chuyên sâu cho trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ các kênh chính thức của Chúng tôi qua hotline 1900 545450 – 033 835 1122 hoặc để lại yêu cầu tại www.moitruongachau.com.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Bài viết hữu ích?
5/5
(1 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc