Ô nhiễm chất thải nhựa tiện một phút trả giá nghìn năm!

Thứ 4, 20/04/2022, 03:20 GMT+7

Việc lạm dụng quá mức sản phẩm nhựa và thu gom, tái sử dụng, tái chế không tương thích sẽ xuất hiện một loạt nhựa tràn lan trong môi trường gây nên "ô nhiễm trắng" và phải trả giá nghìn năm. Qua từng năm, những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày một nhiều hơn, từ những cơn siêu bão, các sông băng dần tan chảy ở hai đầu cực, các đợt nắng nóng kỷ lục và sự xói mòn các vùng đất ven biển và nhiều thảm họa thiên nhiên khác. Chúng ta thường đổ lỗi chung chung cho biến đổi khí hậu đã gây nên điều này thiếu đi cái nhìn rộng hơn về sự tác động của ô nhiễm môi trường xung quanh, một trong số đó có ô nhiễm rác thải nhựa.

Rác thải nhựa là thủ phạm gây ra ô nhiễm đất, nước và đại dương

Theo các nhà khoa học, rác thải nhựa sẽ xâm nhập các đại dương trên thế giới thông qua những con sông lớn. Dạng chất thải nhựa chính đổ vào đại dương là rác thải y tế xuất phát từ bệnh viện, loại rác này chiếm tới hơn 70% lượng ô nhiễm chất nhựa.

Ngoài chất thải y tế, khâu đóng gói trong hoạt động mua sắm trực tuyến cũng góp phần gây ô nhiễm vì gói hàng thông thường bao gồm hộp carton, bao bì nilon và màng xốp hơi (bubble wrap). Những thứ này sẽ trở thành rác thải sau khi người dùng nhận hàng và mở ra sử dụng. Châu Á cũng là nơi đứng đầu về loại rác này, dù chúng có tác động tương đối nhỏ đến lượng xả thải toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết nguyên nhân châu Á xả rác nhiều là do tỷ lệ sử dụng thiết bị bảo hộ dùng một lần cao, trong khi nhiều nước lại không mạnh về xử lý chất thải – điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ.

Do thời gian phân hủy quá chậm, trong khi đó thời gian sử dụng lại ngắn, khả năng lưu giữ các thành phần độc hại lâu nên rác thải nhựa gây tác động xấu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương.

Việc lạm dụng quá mức sản phẩm nhựa và thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích, sẽ xuất hiện một loại chất thải nhựa tràn lan trong môi trường gây nên “ô nhiễm trắng”.

ô nhiễm trắng

GS.TS Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định, các hệ sinh thái biển và ven biển khỏe mạnh là điều cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững không ngừng của xã hội loài người.

Biển là nơi hấp thụ nhiệt lớn và (CO2) cacbon dioxide của khí quyển, là nơi cung cấp một bộ đệm quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Biển đóng góp cho sự thịnh vượng của con người theo nhiều cách, như cung cấp protein từ nghề cá, duy trì các chu trình tự nhiên khác nhau và cũng là nơi nghỉ dưỡng và nguồn giải trí về văn hóa và tinh thần.

Gần đây, sự tích tụ chất thải nhựa trong đại dương bắt nguồn từ cả đất liền và đại dương là một vấn đề môi trường nghiêm trọng đang nổi lên.

sinh vật biển chết do ăn phải nhựa

Sự tích tụ chất thải nhựa trong đại dương bắt nguồn từ cả đất liền và đại dương là một vấn đề môi trường nghiêm trọng đang nổi lên (Ảnh All3media International)

Kết quả phân tích cho thấy chất thải nhựa, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thông qua các cơ chế khác nhau hình thành các hạt vi nhựa ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc thành phần loài sinh vật biển, qua đó ảnh hưởng tới các chức năng của hệ sinh thái.

Việc suy giảm hệ sinh thái này được chứng minh là có ảnh hưởng tới sức khỏe và phúc lợi của con người.

Do các dòng hải lưu, các hạt nhựa vụn di chuyển trên khắp đại dương, trở thành mồi cho các loài chim biển, cá, giun và động vật biển. Khi các động vật nuốt phải, các hạt nhựa vụn bị mắc trong khí quản, gây ngạt thở, hoặc làm tắc hệ tiêu hóa, gây nguy hại cho các loài động vật, thậm chí dẫn đến tử vong.

Sự tích tụ chất thải nhựa trong đại dương bắt nguồn từ cả đất liền và đại dương là một vấn đề môi trường nghiêm trọng đang nổi lên (Ảnh All3media International)

Đáng lo ngại hơn là những hạt nhựa siêu vi (rất nhỏ) đến từ 2 nguồn do rác thải nhựa phân hủy; từ những hạt nhựa siêu nhỏ có trong mỹ phẩm như sữa rửa mặt, kem đánh răng…, có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể của các loài sinh vật biển. Sau đó, con người ăn vào các sinh vật biển này dẫn đến tích tụ chất vi nhựa trong cơ thể.

Đã đến lúc con người coi rác thải là tài nguyên

Liên quan đến vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ TN&MT - Trần Hồng Hà, cần phải nhanh chóng điều chỉnh phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. “Kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế”.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Bộ trưởng TN&MT cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Trong đó, nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần thay đổi cách ứng xử với nhựa thông qua việc quản lý một cách khoa học, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm nhựa để kéo dài vòng đời của nhựa, góp phần giảm thiểu việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Chỉ như vậy, chúng ta mới phát huy được hết các tính năng của sản phẩm nhựa, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để giải quyết vấn đề này, cần có các phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn có mục tiêu, sáng tạo hơn. Cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn phải bắt đầu ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và lựa chọn nguyên liệu thô với mục đích phát triển các sản phẩm được tối ưu hóa để tái sử dụng, tạo ra “tài nguyên tái tạo” và giảm thiểu nhu cầu xử lý chất thải cuối cùng và khai thác nguyên liệu thô.

Tiến sỹ Dương Thanh Nghị, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển nhận định, giảm thiểu rác thải nhựa sẽ mang lại lợi ích to lớn trong bảo vệ cảnh quan, phát triển du lịch và bảo vệ được nơi sinh sống của các loài sinh vật biển.

“Để giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và hạt vi nhựa nói riêng ra biển, cần phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học, các tổ chức xã hội và các bộ ngành liên quan và cả người dân. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa. Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt về lĩnh vực ô nhiễm môi trường biển và hải đảo. Tăng cường tuyên truyền, giám sát và phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ gây hại tổn thương đến môi trường biển và hải đảo. Tăng cường hợp tác quốc tế về các vấn đề bảo tồn, giám sát biển và rác thải nhựa ở biển”, Tiến sỹ Dương Thanh Nghị nhấn mạnh.

rác thải nhựa

Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa. (Ảnh Shutterstock)

Còn theo PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, Biển Đông là một trong những khu vực có lượng rác thải nhựa lớn trên thế giới. Trong khi đó, do vấn đề xuyên biên giới của động lực học, hoàn lưu dòng chảy Biển Đông biến đổi theo mùa cộng với việc vật liệu nhựa thường nhẹ và rất dễ di chuyển trong điều kiện động lực học mạnh ở khu vực, tác động của vấn đề rác thải nhựa ở một nước có thể ảnh hưởng đến nước khác rất nhanh. Do đó, sự hợp tác giữa các nước trong khu vực Biển Đông để chung tay cùng giải quyết vấn đề này không chỉ là nguyên tắc chung mà còn là thực tiễn hết sức cấp thiết hiện nay.

Ông Nguyễn Chu Hồi cho rằng, việc xử lý rác thải nhựa là vấn đề rất lớn vì việc đầu tư để nghiên cứu và xử lý các vấn đề trên biển nói chung ở góc độ kinh tế lớn khác hẳn trên đất liền. Vì vậy, việc hợp tác cần phải đi từng bước, trước hết có thể là chia sẻ những bài học kinh nghiệm. Vì khoảng từ 40 đến 70% rác thải nhựa trên biển là từ đất liền nên việc ngăn chặn từ nguồn là rất quan trọng.

“Tất cả các nước đều phải có trách nhiệm trong việc giảm thiểu lượng rác thải nhựa đổ ra vùng cửa sông ven biển và cuối cùng đổ ra biển. Bên cạnh đó, các nước cần hợp tác với nhau để thu gom, xử lý, phân loại, tất cả các rác thải nhựa ở trên biển. “Có thể nói rằng để giải quyết vấn đề rác thải nhựa thì tất cả các nước đều cùng phải giải quyết vấn đề này trong đó có các nước trong khu vực”, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi nhận định./.

Xem thêm 

Xi măng Bình Phước đốt rác thải làm chất đốt tiết kiệm chi phí sản xuất! 

Đồng xử lý chúng ta cần biết thêm điều gì về nó?

Đồng xử lý chất thải?

Kinh tế tuần hoàn xu hướng tất yếu cho sự phát triển bền vững cập nhật mới nhất theo quy định!

Nguồn: VOV.vn

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet