Giải pháp xanh: thu hồi, tái chế, xử lý chất thải điện tử phù hợp định hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn!

Thứ 3, 04/10/2022, 02:03 GMT+7

Môi trường Á Châu cung cấp giải pháp quản lý chất thải nói chung và chất thải điện tử nói riêng, ưu tiên như sau: Tái sử dụng - tái chế - đồng xử lý - xử lý ..., triển khai có kiểm soát, ứng dụng - thu hồi các "thành phần giá trị" có lợi cho môi trường - kinh tế từ chất thải. Thông dụng và đóng vai trò quan trọng, hữu ích trong đời sống - kinh tế - xã hội, nhưng khi trở thành chất thải, nếu không được quản lý đúng cách, chất thải điện tử tiềm ẩn tính nguy hại cao. Cần có 1 giải pháp bền vững để quản lý chất thải điện tử an toàn, hiệu quả, không gây lãng phí nguồn tài nguyên, phù hợp định hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

giải pháp tái chế xử lý chất thải điện tử

I. HIỆN TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có hệ thống thu gom, phân loại và tái chế chất thải điện tử sau khi đã phân loại đến đầu cuối một cách bài bản. Hoạt động thu gom, phân loại, phân tách tháo dỡ thiết bị điện tử cũng mới dừng lại ở việc tách các linh kiện thiết bị điện tử đơn giản và đa phần được thực hiện thủ công tại các làng nghề - vấn đề hết sức quan ngại có thể gây ra các ô nhiễm khác. Chất thải điện tử chủ yếu mới được tách tháo dỡ sơ bộ và xuất sang Trung Quốc, … tại các làng nghề thủ công. 

II. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ

Thành phần thiết bị điện tử chủ yếu là kim loại nặng, kim loại quý, nhựa và các chất hữu cơ cao phân tử có tính chất độc hại cao như: Thủy ngân, cadmium, chất chống cháy, chì, neodymmiuum, Europium, xeri, …. các nguyên tố hóa học này nếu rò rỉ ra ngoài môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người môi trường và xã hội, là hệ lụy cho các thế hệ mai sau. Theo báo cáo về “giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020: có nêu ước tính mỗi năm có khoảng 50 tấn thủy ngân được được sử dụng cho việc sản xuất màn hình và bóng đèn huỳnh quang của thiết bị điện tử. Cũng theo báo cáo nếu chất thải điện tử không được thu gom và quản lý đúng cách sẽ ảnh hưởng toàn diện đến con người, môi trường trực tiếp và gián tiếp.

- Chất thải ngấm vào đất ảnh hưởng đến hệ sinh thái của sinh vật, xâm nhập vào chuỗi thức ăn tự nhiên của con người từ việc con người ăn các sản phẩm thực phẩm bị nhiễm độc. gây ảnh hưởng sức khỏe gây các bệnh như ung thư, các bệnh về da, mắt, hệ thần kinh …… dẫn đến tử vong nếu lượng độc tố quá cao.

- Chất thải ngấm vào nước ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, gây ô nhiễm diện rộng các ao hồ sông suối từ việc ô nhiễm. Nước con người sử dụng trực tiếp và vô tình con người sử dụng thức ăn tôm cá, thủy sản vô gián tiếp gây ảnh hưởng sức khỏe gây các bệnh như ung thư, các bệnh về gia, mắt, hệ thần kinh … dẫn đến tử vong nếu lượng độc tố quá cao.

giải pháp tái chế, xử lý chất thải điện tử

- Nếu không được quản lý đúng cách chúng sẽ được đổ trong các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hoặc đốt không kiểm soát nhiều khu vực tự phát từ đó gây ô nhiễm nguồn không khí từ việc đốt chất thải. Môi trường bị ô nhiễm, sinh vật con người hít phải lâu dài gây các bệnh về đường hô hấp, thần kinh, ung thư gan, phổi và các biến chứng gây bệnh khác…Riêng năm 2019 ước tính có khoảng 98 triệu tấn CO2 được thải vào khí quyển từ các tủ lạnh và điểu hòa không khí bị loại bỏ, làm tăng thêm 0,3 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nóng lên toàn cầu và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Về lâu dài gây các dị tật bẩm sinh cho thế hệ tương lai, giảm sút sức khỏe trên toàn cầu là vấn đề đáng lo ngại cho một thế hệ mai sau.

- Nghiên cứu cho thấy 1 viên pin tiểu khi không còn sử dụng nữa có thể gây ô nhiễm 500 lít nước nếu quản lý không đúng cách. 

III. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ 

giải pháp tái chế xử lý chất thải điện tử

1. Tái sử dụng các thiết bị điện tử nếu còn có thể sử dụng quyên góp, cho, tặng các đơn vị, cá nhân tổ chức cần hoặc thanh lý, bán lại các chợ đồ cũ, kéo dài vòng đời sử dụng của chúng thay vì vứt bỏ.

2. Tìm hiểu kỹ để có kiến thức về thiết bị điện tử sử dụng các sản phẩm có tuổi thọ dài hơn để hạn chế việc thải bỏ ra ngoài môi trường.

3. Tuyên truyền hướng dẫn người dân biết cách giảm thiểu từ nguồn, phân loại, lưu trữ và bàn giao chất thải đúng quy định, chia sẻ đến mọi người biết về tác hại của rác thải điện tử đặc biệt là trẻ em là thế hệ tương lai của chúng ta.

4. Tìm hiểu sử dụng, chọn, ưu tiên các nhãn hàng sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường để sử dụng.

5. Trang bị thiết bị lưu chứa các thiết bị điện tử trong mỗi gia đình sau khi không còn sử dụng đến do hỏng hóc hoặc hết pin – pin sử dụng 1 lần. Có thể tận dụng các chai pet nhựa lớn lưu chứa. 

6. Phân loại ngay từ nguồn không để lẫn chất thải điện tử vào các loại chất thải khác như chất thải sinh hoạt…

7. Chuyển giao chất thải điện tử cho cơ sở có đầy đủ năng lực thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý thực hiện đúng các quy định về môi trường theo pháp luật quy định hiện hành.

IV. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ

Theo Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” được Liên hợp quốc công bố vào tháng 7/2020 cho biết.

Trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất với khoảng 24,9 triệu tấn, tiếp đến là khu vực châu Mỹ 13,1 triệu tấn và châu Âu 12 triệu tấn. Châu Phi và châu Đại Dương tạo ra lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn. Theo dự báo, với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030.

Chỉ có 17% chất thải được tái chế, phần còn lại chuyển đến các bãi chôn lấp, thiêu hủy hoặc đơn giản là không được xử lý. Trong đó, châu Âu là nơi đạt tỷ lệ tái chế rác thải điện tử cao nhất trong năm 2019 với 42%, còn châu Á chỉ ở mức 12%.

Rác thải điện tử bao gồm hầu hết các sản phẩm bị vứt bỏ chứa pin và phích cắm. Các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32%. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy.

Màn hình điện tử chiếm khoảng 13% (gần 7 triệu tấn). Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 10% (5 triệu tấn rác).

Báo cáo cho biết, tính theo bình quân đầu người trung bình trên toàn thế giới mỗi người phát thải chất thải điện tử là 7,3 kg/người (kể cả trẻ em). Châu Âu đứng đầu danh sách với 16,2 kg/người. Châu Đại Dương đứng thứ hai với 16,1 kg, tiếp theo là châu Mỹ 13,3 kg. Châu Á và châu Phi thấp hơn nhiều: lần lượt là 5,6 và 2,5kg. Trung bình mỗi người VN thải khoảng 1,3kg rác điện tử/năm. 

Theo số liệu từ Viện Khoa học và công nghệ môi trường (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, ước sẽ tăng đến trên 250.000 tấn vào năm 2025.

Nguồn: https://consosukien.vn/ra-c-tha-i-die-n-tu-mo-i-lo-nga-i-toa-n-ca-u.htm

V. GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

- Xem “Chất thải là Tài Nguyên” là nguồn nguyên liệu sản xuất của 1 quy trình khác.

Giải pháp tái chế xử lý chất thải điện tử

- Chất thải nói chung và chất thải điện tử nói riêng Môi Trường Á Châu ưu tiên quản lý chất thải theo tháp quản lý chất thải bền vững theo thứ tự ưu tiên như sau: Tái sử dụng – tái chế - đồng xử lý – xử lý và cuối cùng là chôn lấp.

- Chất thải điện tử sau khi được thu gom, tận thu sẽ được MTAC quản lý như sau:

- Tái sử dụng – kiểm tra sữa chữa lại các món đồ còn có thể tái sử dụng lại – chia sẻ các đơn vị, cá nhân, tổ chức cần. 

- Không thể tái sử dụng chúng tôi sẽ phân tách tháo dỡ phân loại các vật liệu có thể tái chế được và chất thải không thể tái chế đi xử lý. Đảm bảo quá trình được quản lý nghiêm ngặt không gây các ô nhiễm khác.

- Chất thải có thể tái chế bao gồm: kim loại, nhựa, linh kiện điện tử, các bo mạch… chúng tôi chuyển đơn vị liên kết có khả năng tái chế không gây ô nhiễm khác ngoài môi trường và thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường trong quá trình vận hành tái chế, một số vật liệu có thể tái chế chúng tôi liên kết cùng đơn vị nước ngoài xuất khẩu để mang lại giá trị về mặt kinh tế cao hơn về các sản phẩm sau từ nguyên liệu tái chế. 

- Phần chất thải còn lại không thể tái chế đa phần chung là chất thải nguy hại được MTAC bàn giao đến các đối tác có công nghệ xử lý hàng đầu trong ngành của Môi Trường Á Châu. Môi Trường Á Châu chịu trách nhiệm và đảm bảo quá trình thu hồi – chuyển giao chất thải đến đầu cuối, không gây rò rỉ, chất thải được xử lý khép kín, không gây các ô nhiễm thứ cấp đối với môi trường, đáp ứng yêu cầu quản lý chất thải theo quy định hiện hành.

Giải pháp tái chế chất thải điện tử

VI. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ QUẢN LÝ TRÊN THẾ GIỚI

Tại Mỹ, ở một số thành phố lớn như New York hay Washington đều có quy định yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị điện tử phải có trách nhiệm thu hồi sản phẩm do chính công ty mình làm ra thông qua các điểm thu gom rồi tái chế lại hoặc chuyển giao cho các công ty tái chế của bên thứ ba. Các công ty này sẽ có điểm thu gom hoặc dùng xe tải để chủ động thu gom trong thành phố, sau đó tập kết về kho và tiến hành phân loại. Nếu không thể tái sử dụng, họ sẽ đốt hoặc tháo rời linh kiện bằng tay để lấy lại các kim loại quý trong thiết bị như vàng, bạc, bạch kim, thép…

Ở Nhật Bản, công tác phân loại và thu gom chất thải tại nguồn được tiến hành chặt chẽ. Chất thải điện tử, thiết bị cũ sẽ do các hãng sản xuất chịu trách nhiệm xử lý. Theo đó, khi mua sản phẩm mới, nếu có đồ cũ, người tiêu dùng sẽ nhận được tiền cho các khoản rác thải điện tử mà họ có. Chính quyền tại các thành phố lớn như Tokyo, Kobe, Osaka đều xây dựng nhà máy tái chế riêng, trên đường phố cũng được đặt thêm các thùng rác nhiều màu sắc để người dùng tự phân loại rác. Để bỏ một thiết bị điện tử gia dụng ở Nhật Bản, điều đầu tiên cần xem xét không phải là nó có thể bán được bao nhiêu tiền mà là phải tốn bao nhiêu chi phí tái chế để chi trả cho các tổ chức có liên quan. Luật về tái chế đồ gia dụng của Nhật Bản, có hiệu lực với các sản phẩm bao gồm TV, tủ lạnh, máy giặt máy sấy và điều hòa không khí… yêu cầu chính nhà sản xuất thiết bị phải chịu trách nhiệm về việc tái chế các thiết bị cũ hỏng. Điều này có nghĩa là các công ty phải thành lập hoặc thuê các nhà máy tái chế xử lý. Trong khi đó, việc thu gom vận chuyển các thiết bị này tới nhà máy tái chế thuộc về trách nhiệm của các nhà phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho hai công việc kể trên.

Người dân Nhật Bản sẽ phải trả tiền cho đơn vị bán lẻ hoặc bưu điện khi muốn loại bỏ một thiết bị điện tử gia dụng cũ hỏng. Sau đó, họ sẽ nhận được thông tin về thời gian và địa điểm để giao thiết bị cho đơn vị tái chế. Ngoài ra, trong quy trình sản xuất thiết bị gia dụng ở Nhật Bản, có một yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt đối với tỷ lệ tài nguyên có thể tái chế. Ví dụ, một chiếc TV phải được thiết kế để đảm bảo rằng hơn 50% vật liệu trong tổng trọng lượng của nó có thể tái chế trong tương lai. Tỷ lệ này ở tủ lạnh, máy giặt và điều hòa không khí thậm chí còn cao hơn, có thể đạt 60% đến 70%.

Tại Singapore, Chính phủ nước này khuyến khích những nhà sản xuất, nhà phân phối, cửa hàng bán thiết bị điện tử thiết lập các kênh để thu hồi rác thải điện tử như đặt thùng thu gom rác thải điện tử tại kho bãi, cửa hàng của mình. Singapore thúc đẩy sự hợp tác trong nghiên cứu, phát triển những sáng kiến, giải pháp cũng như hỗ trợ các công ty xử lý rác thải điện tử thông qua ưu đãi về chính sách, huy động vốn, điều kiện hoạt động.

Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đang nghiên cứu để xây dựng các quy định về "Hệ thống quản lý rác thải điện tử" và sẽ áp dụng bắt buộc từ năm 2021. Theo đó, các đơn vị tạo ra rác thải điện tử gồm những nhà sản xuất và nhà nhập khẩu phải cam kết, sản phẩm của họ sẽ được thu gom và tái chế. Các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn của doanh nghiệp phải có những điểm thu hồi đồ cũ. Ngoài ra, họ cũng phải trả một loại phí môi trường cho các công ty tái chế để hỗ trợ ngân sách cho những dịch vụ tái chế.

Trích nguồn: https://consosukien.vn/ra-c-tha-i-die-n-tu-mo-i-lo-nga-i-toa-n-ca-u.htm

VII. QUẢN LÝ THEO HÀNH LANG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH

Cụ thể căn cứ theo Điều 54, 55 – Luật Bảo vệ Môi trường 2020. Trong đó, riêng trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải liên quan đến điện – điện tử được xác định trong danh mục ban hành kèm theo Phụ lục tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ. 

 Nhà sản xuất, nhập khẩu nhóm sản phẩm, bao bì: Điện và điện tử thì phải có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc (tùy theo từng loại sản phẩm, bao bì cụ thể). Nhà sản xuất, nhập khẩu có thể tự tổ chức tái chế hoặc có thể đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ hoạt động tái chế. Nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trác nhiệm tái chế từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Về trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải: Nhà sản xuất, nhập khẩu nhóm sản phẩm, bao bì có trách nhiệm đóng góp tài chính hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải, bao gồm: pin sử dụng một lần Nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam để hỗ trợ thu gom, xử lý chất thải từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Danh mục sản phẩm, bao bì phải được tái chế kèm theo tỷ lệ tái chế và quy cách tái chế bắt buộc cụ thể như sau:

CHẤT THẢI ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

TỶ LỆ TÁI CHẾ BẮT BUỘC 3 NĂM ĐẦU

GIẢI PHÁP

Tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động

05%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Điều hòa không khí cố định, di động

05%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi và tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook)

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp.

4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước < 5mm làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác

07%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất thủy tinh dưới dạng hạt có kích thước < 5mm làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác.

Bóng đèn compact

08%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Sản xuất, chế biến thành bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước <5mm) làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất các sản phẩm khác.

Bóng đèn huỳnh quang

08%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Sản xuất, chế biến bột, hạt thủy tinh/cullet (kích thước <5mm) làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng

05%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Máy giặt, máy sấy

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên, nhiên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất thành các sản phẩm tái chế khác.

Máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Thiết bị âm thanh: loa, amply

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Máy tính để bàn

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Máy in, photocopy

09%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm tái chế khác.

Điện thoại di động

15%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng linh kiện, phụ kiện bảo đảm tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt nhựa tái sinh hoặc các sản phẩm phụ từ nhựa như hóa chất thương phẩm, dầu nặng, khí tổng hợp làm nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước < 5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

5. Sản xuất các sản phẩm khác.

Tấm quang năng

03%

Giải pháp tái chế được lựa chọn:

1. Thu hồi, tái sử dụng kính, tế bào quang năng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

2. Sản xuất thanh, phôi kim loại làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

3. Sản xuất hạt thủy tinh có kích thước <5mm làm nguyên liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp.

4. Sản xuất các sản phẩm khác.

VIII. “CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN” - MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CỦA CHÚNG TÔI.

chất thải điện tử

- Chúng tôi là đơn vị trực tiếp tái sử dụng vải vụn thành vải lau công nghiệp. Số vải vụn này được giao cho các tổ chức khuyết tật thực hiện tạo công ăn việc làm cho địa phương. Mỗi năm, hơn 5000 tấn vải lau từ vải vụn tái sử dụng được cung ứng ra thị trường. Từ năm 2020 mỗi tháng hơn 10.000 tấn chất thải may mặc được tư vấn quản lý bằng các giải pháp “không chôn lấp”. 

- Đối với những loại chất thải công nghiệp không còn giá trị tái chế hoặc tiềm năng tái chế thấp được Môi Trường Á Châu tiền xử lý (cắt, nghiền) phù hợp trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, dầu,) cấp trực tiếp cho các nhà máy xi măng – hay còn gọi là phương pháp “đồng xử lý”.

- Chúng tôi đồng hành cùng các tổ chức thu hồi pin cũ như Nhà Xuất Bản Trẻ, Shopee, các hệ thống trường học. Green Puzzle. Đến nay dự án đã giải cứu được hàng triệu lít nước sạch.

- Dự án tiếp nhận quần áo cũ chia sẻ các tổ chức, cá nhân cần hoạt động định kỳ thường niên của công ty chúng tôi với sứ mệnh tái sử dụng lại các món đồ cũ, kéo dài vòng đời của sản phẩm, gắn kết yêu thương chia sẻ đến cộng đồng thay vì lãng phí tài nguyên và đi xa hơn các bãu chôn lấp. 

- Với dầu ăn thải đã qua sử dụng chúng tôi tiếp nhận thu gom tiền xử lý sau đó xuất khẩu sản xuất thành nhiên liệu sinh học diesel thay thế cho các nguồn nguyên liệu dầu mỏ truyền thống. Không phát thải các ô nhiễm khác. 

IX. ĐỒNG HÀNH CÙNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỀN VỮNG CÙNG CHÚNG TÔI

Môi Trường Á Châu mong muốn đồng hành sâu rộng cùng các nhà máy, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, các nhãn hàng, tập đoàn …và các dự án môi trường từ các tổ chức trong và ngoài nước. Cung cấp giải pháp quản lý chất thải bền vững theo thứ tự ưu tiên: Tái sử dụng – tái chế - đồng xử lý – xử lý – chôn lấp. Đặc biệt là công tác quản lý chất thải điện tử nói riêng theo hướng bền vững sử dụng làm nguồn tài nguyên cho một quy trình sản xuất khác. 

XEM THÊM

Đồng xử lý chất thải (Co-processing)

Sống xanh: giải pháp thu hồi pin cũ và những mảnh ghép đồng hành bảo vệ môi trường!

Sống xanh: Chúng tôi tiếp nhận "0 đồng" quần áo cũ, đồ cũ, hàng cồng kềnh!

Nguồn: Môi Trường Á Châu


 

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc