Chất thải thực phẩm: Hướng dẫn phân loại, lưu trữ và một số giải pháp nhằm tăng tỉ lệ tái chế, giảm chất thải phải xử lý

Thứ 6, 10/11/2023, 07:14 GMT+7

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt giúp thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm. Căn cứ Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Môi Trường Á Châu kính mời Quý vị tham khảo hướng dẫn phân loại, lưu trữ chất thải hữu cơ và một số giải pháp nhằm tăng tỉ lệ tái chế.

hướng dẫn phân loại, lưu trữ chất thải thực phẩm

Hướng dẫn phân loại, lưu trữ chất thải thực phẩm

Nhóm chất thải thực phẩm theo quy định mới nhất được nhận diện và phân loại như sau:

Ảnh minh họa (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

1. Thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng: Bảo đảm được đựng, chứa trong vật đựng, túi, bao bì,…kín, không rò rỉ, ngăn ngừa mùi phát tán.

2. Rau củ, quả,...thải; các sản phẩm bỏ đi từ thị gia súc, gia cầm, thủy, hải sản: Bảo đảm được đựng, chứa trong vật đựng, túi, bao bì,…kín, không rò rỉ, ngăn ngừa mùi phát tán.

Từ 01/01/2025, rác sinh hoạt được phân loại ra sao?

Giải pháp xanh dành cho chất thải thực phẩm, thức ăn dư thừa

Thu gom, tận dụng và xử lý các loại phụ phẩm là chất thải thực phẩm phát sinh từ khâu sơ chế, chế biến thực phẩm, thức ăn thừa,... đúng quy định, góp phần giảm thất thoát, hao phí thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Ảnh: Tận dụng thực phẩm, thức ăn thừa làm thức ăn cho các loại gia cầm, gia súc (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

Ủ phân compost hiện tại đang là giải pháp xử lý rác hữu cơ được áp dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ cách thực hiện đơn giản. Ủ compost với sự tham gia của các loại men vi sinh vật, biến đổi chất thải thành phân hữu cơ, giúp giảm ô nhiễm môi trường, tạo phân bón dùng trong nông nghiệp sạch, cũng như nguồn đất sạch trồng các loại rau sạch, cây trồng tại hộ gia đình.

Thời gian qua, ngoài tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn, các địa phương đồng thời lồng ghép tập huấn cách ủ phân hữu cơ (compost) tại hộ gia đình một cách dễ dàng từ những thùng ủ đơn giản (thùng rác cũ, thùng gỗ,…). Có thể thấy chúng ta không những có thể “tái chế” được hầu hết rác thải sinh hoạt và “phế liệu” trong vườn mà đồng thời còn làm giàu đất và bảo vệ môi trường sống của mình.

Đại diện Môi trường Á Châu tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác tại nguồn

Ảnh: Đại diện Công ty Môi Trường Á Châu tại buổi chia sẻ Hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn

[Xem thêm: Giải pháp cho chất thải thực phẩm, thức ăn thừa,...]

[Xem thêm: Hoạt động tuyên truyền phân loại rác tại nguồn và hướng dẫn ủ phân compost cho người dân tại huyện Hóc Môn]

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

 

Ý kiến bạn đọc