Chất thải tái sử dụng, tái chế: Hướng dẫn phân loại, lưu trữ và một số gợi ý giải pháp tái chế dành cho chất thải sau phân loại!

Thứ 6, 10/11/2023, 03:35 GMT+7

Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT về Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 02/11/2023 nhấn mạnh khuyến khích tăng cường phân loại nhóm chất thải có thể tái sử dụng, tái chế, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các cá nhân tham gia tái chế chất thải, giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.

Hướng dẫn kỹ thuật phân loại nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế

Hướng dẫn kỹ thuật phân loại nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế

Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế (không nhiễm các thành phần nguy hại) được nhận diện và phân loại gồm các nhóm như sau:

Ảnh minh họa (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

1. Giấy thải (Hộp, túi, lọ, ly, cốc bằng giấy...; Sách, truyện; Thùng, bìa carton, Lõi giấy; Các loại bao bì giấy khác): Loại bỏ nước và các thành phần chứa bên trong; thu gọn, ép dẹt, giảm kích thước, thể tích.

2. Nhựa thải (Bao bì nhựa đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm; các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa; Ly, cốc nhựa): Tháo nắp, loại bỏ nước, dung dịch hoặc sản phẩm chứa đựng bên trong; thu gọn, giảm kích thước, thể tích.

3. Kim loại thải (Bao bì nhôm, sắt hoặc kim loại; đồ dùng nhà bếp bằng kim loại; các loại vật dụng kim loại thải khác): Loại bỏ sản phẩm  chứa đựng bên trong; thu, xếp gọn các vật sắc nhọn để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.

4. Thủy tinh thải (Chai, lọ thuỷ tinh đựng bia, rượu, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm; Bình hoa, đồ trang trí bằng thủy tinh, pha lê, các loại thủy tinh thải khác): Tháo nắp, loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong; Thu, xếp gọn, hạn chế va đập gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.

5. Vải, đồ da (Quần áo, phụ kiện; giày, dép, vali; chăn, màn, rèm cửa bằng vải): Tái sử dụng đối với các đồ vật sạch; thu gọn.

6. Đồ gỗ (Đồ chơi; vật trang trí, đồ gia dụng, hộp, khay,…bằng gỗ): Tái sử dụng đối với vật dụng còn nguyên vẹn; thu gọn, giảm kích thước, thể tích đối với các vật dụng đã bị hư hỏng để tái chế.

7. Cao su (Đồ chơi bằng cao su; Săm, lốp, vật dụng bằng cao su các loại): Tái sử dụng đối với đồ chơi còn nguyên vẹn. Thu gọn, giảm kích thước, thể tích đối với các sản phẩm hư hỏng để tái chế.

8. Thiết bị điện tử thải bỏ (Các thiết bị điện, điện tử): Giữ nguyên hình dạng, không tháo dời.

Giải pháp tuần hoàn – Hướng đi của nhóm chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng

Dựa vào kinh nghiệm triển khai các hoạt động về tái chế chất thải, Môi Trường Á Châu chia sẻ đến Quý vị giải pháp tái chế từ các Dự án chúng tôi đang phối hợp triển khai:

1. Dự án “Trường học xanh” –  Thu gom vỏ hộp giấy tái chế (vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước trái cây, ...) 

Dự án Trường Học Xanh – một dự án được thực hiện bởi Môi Trường Á Châu nhằm cung cấp các giải pháp đồng hành cùng Nhà trường các cấp trong hoạt động giáo dục – đào tạo về bảo vệ môi trường, xây dựng trường học thân thiện môi trường bằng các hoạt động giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế nhằm tuần hoàn và nâng cao giá trị chất thải. Cuối cùng, chúng tôi hướng đến xử lý chất thải bằng các phương pháp bền vững cho môi trường.

Sản phẩm tái chế từ vỏ hộp giấy

Ảnh: Sản phẩm tái chế từ vỏ hộp giấy (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

Ngoài chương trình Thu gom vỏ hộp giấy thuộc dự án Trường Học Xanh, Môi Trường Á Châu vẫn luôn hướng đến việc đồng hành cùng các Cơ quan, Đơn vị, Tổ chức, Cá nhân,… để thúc đẩy những dự án môi trường hướng tới tính bền vững: truyền thông giảm thiểu - phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu hồi sản phẩm sau sử dụng,… để các nhóm sản phẩm/chất thải thu hồi sẽ tham gia vòng tuần hoàn mới, nâng cao giá trị chất thải bằng các giải pháp tái sử dụng/tái chế hoặc chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế,… và cuối cùng, các nhóm chất thải còn lại được xử lý bằng các giải pháp có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp, tiến tới thay thế phương pháp chôn lấp.

Rác thải là tài nguyên

Ảnh: Rác là tài nguyên (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

[Xem thêm: Dự án Trường Học Xanh - Chương trình thu gom vỏ hộp giấy tái chế (vỏ hộp sữa, vỏ hộp nước trái cây, ...)]

[Xem thêm: Dự án trường học Xanh đồng hành cùng Hội thi vẽ tranh sử dụng vật liệu phế thải tại Trường TH&THCS Điền Hòa (Huế)]

[Xem thêm: [SIK x Môi Trường Á Châu] Đồng hành cùng bạn nhỏ khôn lớn, yêu môi trường qua chương trình thu gom vỏ hộp sữa giấy!]

3. Nguyên nhiên liệu thay thế từ “Nhựa giá trị thấp” – hô biến chất thải lãng quên thành nguồn tài nguyên

Từ những đặc tính: có khả năng sinh nhiệt, không có giá trị tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp. "Đồng xử lý" là một giải pháp trong tháp quản lý chất thải bền vững đứng sau giải pháp tái chế. Đồng xử lý sử dụng chất thải không có khả năng tái chế làm nguyên liệu sản xuất thông qua việc tận dụng những ưu thế từ lò nung xi măng, để đốt chất thải sử dụng thay thế cho nguyên liệu đốt truyền thống là than, nguyên liệu từ chất thải được đốt ở nhiệt độ lên đến 2.000 độ C. Đồng thời, tro còn sót lại sẽ được phối trộn clinker để sản xuất xi măng. Giải pháp không loại bỏ bất kỳ chất thải nào trong quá trình đồng xử lý. 

Quy trình triển khai - đồng hành cùng dự án quản lý chất thải bền vững của Môi Trường Á Châu

Ảnh: Quy trình triển khai - đồng hành cùng dự án quản lý chất thải bền vững của Môi Trường Á Châu

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

Ý kiến bạn đọc