Chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định mới nhất bao gồm: chất thải nguy hại, chất thải cồng kềnh và một số loại chất thải khác. Môi Trường Á Châu kính mời Quý vị tham khảo kỹ thuật phân loại, lưu trữ và một số giải pháp tuần hoàn nhằm giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp.
Nhóm chất thải rắn sinh hoạt khác được nhận diện và phân loại như sau:
Ảnh minh họa (Ảnh: Môi Trường Á Châu)
1. Chất thải nguy hại (lưu trữ riêng biệt)
Bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini,…; Sơn, mực, chất kết dính; Găng tay, giẻ lau dính dầu, hóa chất; Kim tiêm, khẩu trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh: lưu chứa trong vật đựng, túi, bao bì… để an toàn, tránh phát tán thành phần nguy hại ra ngoài môi trường; thu gọn các vật sắc nhọn (như kim tiêm) để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Các loại bóng đèn huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thuỷ ngân thải: Không đập vỡ, trường hợp bị vỡ thì lưu giữ bảo đảm an toàn tránh gây thương tích, ngăn ngừa phát tán thủy ngân trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Các loại pin, ắc quy thải: Giữ nguyên hình dạng, không tháo dời.
2. Chất thải cồng kềnh
Tủ, bàn ghế, sofa, giường, nệm, cũ hỏng,…; Tủ sắt, khung cửa, cánh cửa,…; cành cây, gốc cây: Thu gọn, giảm kích thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào các nhóm chất thải tương ứng.
3. Các loại chất thải còn lại
Vỏ các loại hạt như macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trúng, xơ dừa, rơm, trấu,... từ hoạt động sinh hoạt; Chiếu cói, chiếu tre, trúc, gối mây,...; Lông gia súc, gia cầm,...; Bã các loại trà, cà phê, trà (túi trà), bã mía, xác mía, lõi ngô,...; Chất thải làm vườn từ hộ gia đình: Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
Tã, bỉm, băng, giấy vệ sinh, giấy ăn đã sử dụng; giấy ướt đã sử dụng; bông tẩy trang, khẩu trang,...; Các loại hộp xốp; các loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần; Bã kẹo cao su, đầu lọc thuốc lá,...; Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng; Vỏ thuốc,...; Vỏ cứng các loài thuỷ, hải sản; Xỉ than từ hoạt động sinh hoạt,...; Cốm, sành, sứ thải...: Thu gọn, giảm kích thước, thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi.
Giày, dép nhựa, thước kẻ, muôi (vá), thìa (muỗng) bằng nhựa; Bút, bật lửa đã hết gas, chải đánh răng, vỏ tuýp, hộp kem đánh răng,..; Các loại nhựa thải khác; Các loại chất thải còn lại: Bó gọn.
Nhóm chất thải khác sau phân loại, một số loại như: chất thải cồng kềnh (bàn ghế, sofa, nệm, chăn,...), quần áo cũ không thể tái sử dụng, nhựa dùng 1 lần (ly, dịa, ống hút, chén nhựa, dĩa nhựa,...), khẩu trang, hộp xốp, nhãn chai nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, ..., thay vì chôn lấp, chúng còn khả năng tiếp tục được tuần hoàn và xử lý triệt để trong nhà máy xi măng bằng giải pháp đồng xử lý.
Rác giá trị thấp hoặc rác không còn khả năng tái chế được "chế biến" thành nhiên liệu thay thế trong nhà máy xi măng (đốt trong lò nung thay thế nhiên liệu hóa thạch,...) (Ảnh: Môi Trường Á Châu)
Trong nỗ lực giảm thiểu và tăng tỷ lệ phân tách - thu hồi giá trị từ rác thải nói chung và giải pháp bền vững cho các nguồn rác thải không thể tái chế (hoặc có giá trị tái chế thấp) nói riêng, Môi Trường Á Châu luôn hướng đến sự tham gia, hợp tác sâu rộng hơn các Đối tác, Cơ quan/ Tổ chức, Đơn vị, … nhằm cùng phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị cho các bên và cộng đồng.
Với kinh nghiệm, nguồn lực (nhân - vật lực, mạng lưới, pháp lý, ...), Môi Trường Á Châu có đầy đủ năng lực triển khai và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn nhựa trên, tiền xử lý phù hợp làm nguyên nhiên liệu thay thế, đồng hành cùng các Đơn vị thực hiện mục tiêu quản lý chất thải rắn, phát triển bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Giải pháp của Môi Trường Á Châu: khảo sát, tư vấn đánh giá tổng quan và giải pháp cụ thể phù hợp từng địa phương, đáp ứng tiêu chí "Đúng quy định, phù hợp thực tế, tổng thể và tiết kiệm thời gian chi phí".
Ảnh: Mô hình thùng/bể lưu chứa bao gói thuốc BVTV tại một số vùng nông nghiệp và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV đang triển khai tại các tỉnh Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Gia Lai, Quảng Trị, ... (Ảnh: Môi Trường Á Châu)
Môi Trường Á Châu hướng đến việc đồng hành cùng các Cơ quan, Đơn vị, Tổ chức, Cá nhân,… để thúc đẩy những dự án môi trường hướng tới tính bền vững: truyền thông giảm thiểu - phân loại rác tại nguồn, các hoạt động thu hồi sản phẩm sau sử dụng,… để các nhóm sản phẩm/chất thải thu hồi sẽ tham gia vòng tuần hoàn mới, nâng cao giá trị chất thải bằng các giải pháp tái sử dụng/tái chế hoặc chuyển đổi thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thay thế,… và cuối cùng, các nhóm chất thải còn lại được xử lý bằng các giải pháp có lợi cho môi trường, không gây ô nhiễm thứ cấp, tiến tới thay thế phương pháp chôn lấp.
[Xem thêm: Chi tiết Giải pháp quản lý bao gói thuốc BVTV của Môi Trường Á Châu]
[Xem thêm: Dự án Thu hồi pin cũ của Môi Trường Á Châu]
[Xem thêm: "Nhựa giá trị thấp" - từ chất thải thành nguyên liệu thay thế]
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp