"Nhựa giá trị thấp": từ chất thải thành nguyên nhiên liệu thay thế!

"Nhựa giá trị thấp": từ chất thải thành nguyên nhiên liệu thay thế!

Nhựa giá trị thấp hoặc tiềm năng tái chế thấp được tiền xử lý (cắt, nghiền) phù hợp trở thành nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào thay thế than ... Với kinh nghiệm - nguồn lực, Môi Trường Á Châu có đầy đủ năng lực triển khai và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn nhựa - đồng hành cùng các Đơn vị thực hiện mục tiêu quản lý chất thải rắn, phát triển bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Giới thiệu

Là những loại chất thải được cấu thành từ chất liệu nhựa chất lượng thấp, sử dụng một lần, không có khả năng tái chế hoặc có khả năng tái chế rất thấp.
Bởi chúng không thể tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp nên chúng thường bị lãng quên, xả thải ra môi trường hoặc đi vào các bãi chôn lấp (không thể phân hủy trong hàng trăm năm,…), hiện chưa có giải pháp thu hồi để xử lý phù hợp.
giải pháp tái chế, xử lý nhựa giá trị thấp

Nguồn gốc phát sinh?

Từ cá nhân, hộ gia đình trong hoạt động sinh hoạt nói chung

Hoạt động tổ chức sự kiện, trường học/ cơ sở giáo dục,...

Chuỗi cà phê, cửa hàng kinh doanh đồ ăn - thức uống, quán hàng đồ ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi, ...

Chợ, trung tâm thương mại,...

Hoạt động du lịch, nhà hàng, khách sạn, resort, ….

Hoạt động của cơ sở khám - chữa bệnh, y tế

Hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, đánh bắt - nuôi trồng thủy - hải sản trên sông, biển, ...

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ,...

...

Nhận diện “nhựa có khả năng tái chế thấp”: hướng dẫn nhận biết và phân loại

1.    PETE HOẶC PET – Là một trong những loại nhựa được sử dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm tiêu dùng và được tìm thấy hầu hết các loại nước ngọt, nước khoáng, chai, lọ, bao bì/ hộp đựng thực phẩm. PET là vật liệu có thể tái chế hoàn toàn từ chai thành chai.
2.    HDPE - Là loại nhựa được làm từ dầu mỏ, được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống dẫn nước, , bao bì mỹ phẩm, bàn ăn ngoài trời, ghế nhựa, thùng rác, chai đựng chất tẩy rửa/ dầu gội … 
3.    PVC - Là loại polyme nhựa tổng hợp được sản xuất rộng rãi trong xây dựng đường ống, cửa ra vào, chai lọ, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng và đồ chơi trẻ em.
4.    LDPE – Sử dụng để sản xuất thùng chứa khác nhau, chai pha chế, chai đựng mỹ phẩm, ống hút, túi nhựa.
5.    PP - Là vật liệu chắc chắn về mặt cơ học, là loại nhựa hàng hóa được sản xuất và nó thường được sử dụng trong ngành công nghiệp bao bì và in ấn.
6.    PS -  thường được sử dụng chế tạo các bao bì xốp bảo vệ sản phẩm, nắp đậy, chai, khay, hộp đựng cơm, dao kéo dùng một lần, các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
7.    PC - Loại nhựa này thường được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp

Ảnh hưởng chất thải nguồn gốc nhựa:

Ngày 22/2/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000.

Nhựa nói chung và nhựa có giá trị tái chế thấp nói riêng hiện nay tỉ lệ tái chế đang rất thấp. Trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn trôi dạt ra đại dương trong năm 2019.

Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông. 

giải pháp xử lý nhựa gia tri thap

Nhựa giá trị thấp: từ chất thải lãng quên thành tài nguyên – nguồn nguyên nhiên liệu thay thế!

Từ những đặc tính: có khả năng sinh nhiệt, không có giá trị tái chế hoặc có giá trị tái chế thấp. "Đồng xử lý" là một giải pháp trong tháp quản lý chất thải bền vững đứng sau giải pháp tái chế. Đồng xử lý sử dụng chất thải không có khả năng tái chế làm nguyên liệu sản xuất thông qua việc tận dụng những ưu thế từ lò nung xi măng, để đốt chất thải sử dụng thay thế cho nguyên liệu đốt truyền thống là than, nguyên liệu từ chất thải được đốt ở nhiệt độ lên đến 2.000 độ C. Đồng thời, tro còn sót lại sẽ được phối trộn clinker để sản xuất xi măng. Giải pháp không loại bỏ bất kỳ chất thải nào trong quá trình đồng xử lý. 

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ CỦA MÔI TRƯỜNG Á CHÂU

giải pháp tái chế, đồng xử lý chất thải nhựa
  • Trong nỗ lực giảm thiểu và tăng tỷ lệ phân tách - thu hồi giá trị từ rác thải nói chung và giải pháp bền vững cho các nguồn rác thải nhựa không thể tái chế (hoặc có giá trị tái chế thấp) nói riêng, Môi Trường Á Châu luôn hướng đến sự tham gia, hợp tác sâu rộng hơn các Đối tác, Cơ quan/ Tổ chức, Đơn vị, … nhằm cùng phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị cho các bên và cộng đồng.
  • Với kinh nghiệm, nguồn lực (nhân - vật lực, mạng lưới, pháp lý, ...), Môi Trường Á Châu có đầy đủ năng lực triển khai và sẵn sàng tiếp nhận các nguồn nhựa trên, tiền xử lý phù hợp làm nguyên nhiên liệu thay thế, đồng hành cùng các Đơn vị thực hiện mục tiêu quản lý chất thải rắn, phát triển bền vững, phù hợp định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Quy trình triển khai - Đồng hành cùng dự án quản lý chất thải bền vững

xử lý chất thải nhựa giá trị thấp
 

 

Chất thải nhựa: được quản lý trong chính sách pháp luật

Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa. Luật quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thuộc danh mục quy định phải tái chế theo tỷ lệ và quy cách tái chế bắt buộc; quy định về phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải –  EPR cho thấy trách nhiệm của nhà sản xuất không chỉ dừng lại ở sản phẩm, mà trách nhiệm mở rộng là quản lý chất thải sau tiêu dùng.

Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050;

Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030;

Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021-2025”;

Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam;

Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa;

Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn;

Cam kết của Việt Nam tại COP26;

Dây chuyền sơ chế rác

1 Dây chuyền tiền xử lý (cắt, băm, nghiền rác thải,...)

[Hạn Chế Chôn Lấp] Quy Trình Chế Biến "Rác Giá Trị Thấp, Không Thể Tái Chế" Thành "Xi Măng"!

 

Môi Trường Á Châu (MTAC+trân) trọng chia sẻ cùng Quý Khách, Cơ quan, Tổ chức,... đang quan tâm tìm kiếm, nghiên cứu các giải pháp gia tăng giá trị cho "RÁC" thay thế phương án chôn lấp.

Mọi chi tiết thêm về ứng dụng công nghệ xử lý rác trên cũng như cách thức tổ chức thực hiện phù hợp cho địa phương, nhà máy sản xuất, ... Môi Trường Á Châu hân hạnh kết nối, trao đổi cùng Quý Khách qua Hotline 0338351122 (Zalo/SĐT).

 

Yêu cầu tư vấn

Gửi yêu cầu tư vấn và báo giá đến Môi Trường Á Châu
Hotline hỗ trợ khách hàng 24/7:

Văn phòng phục vụ miền Bắc: 033 8351122

Văn phòng phục vụ miền Trung – Tây Nguyên: 0902 450585

Văn phòng phục vụ TP. HCM – miền Đông: 033 8351122

Văn phòng phục vụ miền Tây: 0902 912586

Contact us (English): (+84)362851122 (Whatsapp, Viber)

Góp ý chất lượng dịch vụ: