"Chỉ một Trái đất" và triết lý chim ruồi: “Tôi làm phần của mình!”

Thứ 7, 04/06/2022, 19:23 GMT+7

Ngày Môi trường thế giới năm 2022 mang chủ đề "Chỉ một Trái đất" (Only One Earth) và Thụy Điển là quốc gia được lựa chọn đăng cai tổ chức. Chính phương châm này lần đầu tiên xuất hiện tại Hội nghị Stockholm năm 1972, dẫn đến việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và quyết định chọn ngày 5/6 hàng năm là Ngày Môi trường Thế giới. Đánh dấu cột mốc 50 năm, phương châm này vẫn đúng - hành tinh này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, nơi có nguồn tài nguyên hữu hạn mà nhân loại cần phải bảo vệ.

"Chỉ một Trái đất" và triết lý chim ruồi: “Tôi làm phần của mình!”

“Có khu rừng bị cháy. Chúa sơn lâm dẫn bầy đàn vượt sông tránh hoả hoạn. Một con chim ruồi ra sông, mang 1 giọt nước trong mỏ của mình và thả vào đám cháy. Những con thú khác cười con chim ruồi: “Làm thế thì dập được đám cháy à?” “Không, nhưng tôi làm phần của mình!” chim ruồi trả lời.
Đó là một câu chuyện được chia sẻ từ chị Hằng Mai trong chương trình “Đối thoại trẻ - Sống tối giản, kinh doanh tối giản” khi nhận được tâm sự của nhiều bạn trẻ với bức xúc: dù mình bớt 1 cọng rác thì người xung quanh vẫn xả đầy!

Chị dẫn giải:“Tôi đã gặp rất nhiều bạn trẻ có cảm hứng thay đổi, các bạn quan tâm quá nhiều thứ, bức xúc quá nhiều vấn đề nhưng thiếu năng lực giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là tập trung vào việc mình có thể làm và làm tốt. Ai sẽ làm phần việc của người nấy. Tôi làm phần của mình”.

Qua hành động của chú chim ruồi bé nhỏ trong câu chuyện hay sự dẫn giải từ chị Hằng Mai, chúng ta có thể tìm thấy đâu đó những “phần của mình” trong ngôi nhà duy nhất – Trái Đất.

"Làm phần của mình": sống xanh bền vững từ thói quen nhỏ hàng ngày

  • Phân loại rác để có thể tái sử dụng nhiều hơn và giúp các cô chú ve chai dễ dàng tận dụng các loại phế liệu;
  • Tiết kiệm và sử dụng hợp lý: điện, nước,...
  • Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thân thiện môi trường hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu có khả năng phân hủy sinh học (nếu dùng một lần);
  • Trồng cây xanh và tận dụng nguồn chất thải hữu cơ (vỏ trái cây, vỏ trứng, rác nhà bếp,...) để làm phân bón;
  • Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, bao bì nhựa,… và thay thế bằng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng với các chất liệu thân thiện môi trường như bình nước, ly, ống hút, hộp cơm, … bằng kim loại, thủy tinh, gỗ;
  • Dùng túi vải; giỏ xách/ túi siêu thị, …có khả năng tái sử dụng nhiều lần;
  • Từ chối sử dụng hoặc lấy thêm các sản phẩm nhựa nếu chúng thật sự không cần thiết hoặc chúng ta không thể tái sử dụng;
  • Tự mang theo túi/bình nước/hộp…để đựng thực phẩm, thức uống thay thế cho hộp xốp, túi nilon, ly nhựa;
  • Thử sáng tạo các sản phẩm tái sử dụng, tái chế,… hoặc tận dụng lại những nguồn nguyên liệu sẵn có trước khi chúng ta quyết định vứt đi;
  • Tham gia các hoạt động "hoán đổi đồ cũ”, “làm đầy – refill”, hoạt động “thu hồi - quyên tặng đồ cũ”, “đổi rác lấy quà”, “thu hồi pin cũ/đồ điện tử”,…
  • Không thải bỏ vào thùng rác sinh hoạt những loại chất thải nguy hại (pin cũ, đồ điện tử hư, bóng đèn huỳnh quang hư, chai lọ hóa chất, ...), lưu trữ riêng để chuyển giao đến tổ chức/ đơn vị hoặc cơ quan quản lý (khu phố/phường/xã,...) có chức năng thu hồi;
  • V.v...

 

Xem thêm các giải pháp bền vững từ Môi Trường Á Châu:

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc