Ngày 17/05/2023, UBND Thành Phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1012/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Bảo Vệ Môi Trường Ngành Công Thương Thành Phố Đà Nẵng giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030.
Việc triển khai xây dựng Đề Án " Bảo vệ môi trường ngành Công Thương Thành Phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030" là rất cần thiết. Việc xây dựng Đề án nhằm đánh đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành Phố Đà Nẵng; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, đề xuất các chương trình dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ mang lại những hiệu quản thiết thực góp phần phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công Thương , tăng cường năng lưc của các cơ quan quản lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Đà Nẵng.
Trong giai đoạn 2023 – 2030, thành phố sẽ tập trung triển khai 21 chương trình, dự án ưu tiên để bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố. Theo đó, 21 dự án, chương trình thuộc 3 nhóm vấn đề chính gồm Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương (Nhóm 1, 2 dự án); Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường (Nhóm 2, 16 dự án); Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường (Nhóm 3, 3 dự án).
a) Giai đoạn 2023 - 2025: 08 Chương trình/ dự án ưu tiên.
b) Giai đoạn 2026 - 2030: 11 chương trình/ dự án ưu tiên.
c) Giai đoạn 2023 - 2030: 02 chướng trình/ dự án ưu tiên
* Đến năm 2025:
- 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm từ 1 - 2 %/năm.
- 100% chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy công nghiệp được tái chế, tái sử dụng và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Đảm bảo 90% các chợ trên địa bàn thực hiện phân loại và thu gom chất thải rắn; Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các chợ hạng I, hạng II trước khi thải ra môi trường.
- 80% các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, 60% chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy.
* Đến năm 2030:
- Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm 7 %/năm.
- 100% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được đánh giá, kiểm kê.
- Có ít nhất 01 KCN đạt chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chí quốc gia.
- 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
- 100% các chợ trên địa bàn thành phố được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- 100% các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy và được nghiên cứu, khảo sát lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Chương trình Đề Án do Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành của thành phố triển khai thực hiện.
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp