Sơ lược nội dung Dự thảo Thông tư "Quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát và đánh giá rác thải nhựa biển"

Thứ 3, 07/12/2021, 07:32 GMT+7

“Sau 6 năm phát triển, dự án Dọn sạch Đại dương với sứ mệnh làm sạch Vùng rác lớn Thái Bình Dương đã gom về được mẻ rác đầu tiên tại bờ biển ở Vancouver (Canada). Năm 2013, chàng trai Boyan Slat người Hà Lan khi ấy mới 19 tuổi đã thành lập tổ chức phi chính phủ có tên Ocean Cleanup với mục tiêu thu gom rác thải nhựa trên đại dương. Từ đó, tổ chức này đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra mắt hệ thống phao nổi thu gom rác có tên là System 001 (Wilson). Hệ thống được thiết kế theo hình chữ U dài 600m, dựa vào dòng chảy và năng lượng từ các tấm pin mặt trời để vận hành và thu gom rác thải trôi nổi” – Dự án Dọn sạch Đại dương mang về mẻ rác đầu tiên.

Xem thêm: Coca-Cola ký kết thỏa thuận hợp tác cùng The Ocean Cleanup với vai trò Đối tác Triển khai Toàn cầu trong Dự án làm sạch sông ngòi

Dự án tạo ra một nguồn năng lượng mới lan tỏa đến khắp các nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là một lãnh thổ có vùng biển dài và rộng gắn liền với cuộc sống và con người nơi đây.

 

Để hưởng ứng và cùng thế giới chung tay bảo vệ môi trường biển xanh sạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức các hội thảo, nghiên cứu, bàn luận về các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ môi trường biển. Gần đây nhất, là hội nghị bàn về việc điều tra, khảo sát và đánh giá rác thải nhựa trên biển để tổng hợp, thống kê đánh giá hiện trạng ô nhiễm rác thực tế và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong kế hoạch bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam.

 

Bên dưới là nội dung tóm tắt DỰ THẢO THÔNG TƯ “QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ RÁC THẢI NHỰA BIỂN”

Soạn thảo bởi: Phòng Tư Vấn Pháp Luật Môi Trường - Công ty Môi Trường Á Châu

 

Nội dung

Ghi chú

Phạm vi

áp dụng

Điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa tại vùng biển Việt Nam, bao gồm các dạng công tác sau:

  • Điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa trên biển.
  • Điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa tại khu vực đường bờ.
  • Điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa từ sông ra biển.
  • Lập bản đồ hiện trạng rác thải nhựa tại vùng biển Việt Nam.

Điều 1, Chương I

Mục đích

  • Tạo lập bộ thông tin, số liệu phản ánh hiện trạng rác thải nhựa ở vùng biển Việt Nam.
  • Làm cơ sở cho việc lập chiến lược, quy hoạch, lập và thực hiện chương trình quản lý, thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
  • Phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin đến các hoạt động khai thác, quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.

Điều 3, Chương I

Nguyên tắc

  • Bảo đảm phù hợp với các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật
  • Bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ, thống nhất giữa các tỷ lệ điều tra, đánh giá từ tổng quan đến chi tiết
  • Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất
  • Định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa biển
  • Thông tin, dữ liệu, kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa biển phải phục vụ nhu cầu sử dụng cho quản lý nhà nước
  • Việc điều tra, khảo sát, đánh giá rác thải nhựa được tổ chức theo các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ bao gồm một hoặc nhiều dạng công tác

Điều 4, Chương I

Phân loại

Theo kích thước:

  • Cỡ lớn: kích thước từ 25 mm trở lên;
  • Cỡ trung bình: kích thước từ 5 mm đến dưới 25 mm;
  • Vi nhựa: kích thước dưới 5 mm.

Theo chủng loại: Phụ lục 02 Thông tư này.

Điều 7, Chương I

Trình tự chung

1. Lập dự án:

  • Nội dung và yêu cầu chung về công tác lập dự án;
  • Yêu cầu về thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, tài liệu lập dự án;
  • Yêu cầu về nội dung dự án;

Điều 9, 10, 11 Chương II

2. Chuẩn bị:

  • Rà soát danh mục thông tin, tài liệu, cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung thông tin, tài liệu cần thu thập, điều tra, khảo sát
  • Lập kế hoạch chi tiết việc điều tra, khảo sát
  • Kiểm tra, hiệu chuẩn các máy móc, tiết bị, dụng cụ phục vụ điều tra, khảo sát
  • In các loại phiếu điều tra, nhật ký điều tra theo mẫu
  • Xây dựng phương án vận chuyển nhân lực, trang thiết bị phục vụ điều tra, khảo sát
  • Liên hệ chính quyền địa phương, cơ quan biên phòng, cập nhật tình hình, diễn biến thời tiết, các yếu tố khí tượng, thủy văn, hải văn của khu vực điều tra, khảo sát
  • Tổ chức phổ biến kế hoạch chi tiết, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và nội quy an toàn lao động cho các thành viên đi điều tra, khảo sát

Các bước này có thay đổi đổi với các dạng công tác khác nhau được quy định chi tiết tại các Chương III, IV, V

3. Điều tra, khảo sát;

  • Tóm tắt mục đích, phạm vi, nội dung, thời gian, điều tra, khảo sát; đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực điều tra, khảo sát.
  • Lập danh sách nhân lực, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia.
  • Thiết kế mạng lưới khảo sát bao gồm các tuyến, trạm khảo sát, quy định tại Điều 14 Thông tư này.
  • Các yêu cầu về lấy mẫu, xử lý, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển mẫu.
  • Kế hoạch ứng phó trong các điều kiện bất lợi về thời tiết; các giải pháp đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động.

4. Xử lý và phân tích mẫu;

  • Thiết kế mạng lưới khảo sát
  • Danh mục thiết bị, dụng cụ điều tra, khảo sát
  • Trình tự điều tra, khảo sát

5. Tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện kết quả điều tra, khảo sát:

  • Hoàn thiện các tài liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực địa, gồm: phiếu điều tra, sổ nhật ký điều tra, sơ đồ, bản đồ, hải đồ và các tài liệu điều tra khác.
  • Chỉnh lý, tổng hợp các tài liệu, số liệu, kết quả điều tra, khảo sát.
  • Số hóa kết quả điều tra, khảo sát.
  • Xây dựng các biểu, bảng tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
  • Xây dựng báo cáo quá trình điều tra, khảo sát thực địa; báo cáo thuyết minh các kết quả điều tra, khảo sát; báo cáo phân tích các loại mẫu.
  • Đánh giá hiện trạng rác thải nhựa

6. Thành lập bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu rác thải nhựa.

Chương VI

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc