Phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Thứ 3, 18/07/2023, 03:08 GMT+7

Ngày 05/04/2023, UBND Tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định số 238/QĐ-UBND về việc Phê duyệt đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021- 2025 và định hướng đến năm 2030.

Phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển và xử  lý chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030

Việc tổ chức xây dựng Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 phù hợp với quy định của pháp luật: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi.

Lộ Trình thực hiện:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2023 - 2025.

- Giai đoạn 2: Từ 2026 - 2030

Mục tiêu cụ thể:

* Mục tiêu đến năm 2025

- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy lọc hóa dầu, luyện cán thép, đóng tàu được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Về chất thải rắn nguy hại:

+ 65% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 85% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị:

+ 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ 100% túi nylon thân thiện với môi trường được sử dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nylon khó phân hủy.

+ 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý.

+ Ít nhất 60% số hộ đô thị triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.

- Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn:

+ 65% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nông thôn được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Ít nhất 50% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.

- Về chất thải rắn đặc thù khác:

+ 95% bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ và được xử lý theo quy định của pháp luật.

+ 95% lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu đến năm 2030

- Về chất thải rắn công nghiệp thông thường:

+ Duy trì tỷ lệ 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 85% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy lọc hóa dầu, luyện cán thép, đóng tàu được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp... đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Về chất thải rắn nguy hại:

+ 70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ 90% chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình, cá nhân phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Về chất thải rắn sinh hoạt đô thị:

+ 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ Duy trì 100% túi nylon thân thiện với môi trường được sử dụng tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nylon khó phân hủy.

+ 95% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom, xử lý.

+ Ít nhất 70% số hộ đô thị triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.

- Về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn:

+ 70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nông thôn được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ 60% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại rác thải tại nguồn.

- Về chất thải rắn đặc thù khác:

+ 100% bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp phải được thu gom, lưu giữ và được xử lý theo quy định của pháp luật.

+ 100% lượng chất thải rắn y tế phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Tổ chức thực hiện:

Sở Tài Nguyên Môi Trường chủ trì, phối hợp Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh, Báo Quảng Ngãi, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố tổ chức thực hiện.

Hiệu lực thi hành: 

Ngày 05 tháng 04 năm 2023

Chi tiết Quyết định số 238/QĐ-UBND

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

Ý kiến bạn đọc