Phân loại, lưu trữ, quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ năm 2022!

Thứ 6, 22/07/2022, 04:35 GMT+7

Môi Trường Á Châu tổng hợp tài liệu tham khảo dành cho cơ quan, tổ chức, cơ sở, khu SX - KD - DV tập trung, cụm công nghiệp (gọi tắc là cơ sở) về việc hướng dẫn phân loại, lưu trữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng xử lý từ năm 2022. Kính mới quý vị cùng tham khảo!

Quy định chung

Cơ sở có phát sinh chất thải từ hoạt động sinh hoạt, văn phòng với tổng khối lượng dưới 300kg/ngày được lựa chọn hình thức quản lý CTRSH như hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 75 Luật BVMT 2020 hoặc phải chuyển giao CTRSH cho các đối tượng tại mục bên dưới.

Cơ sở có phát sinh CTRSH từ 300kg/ngày có trách nhiệm ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý; chuyển giao CTRSH; chi trả giá dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định cụ thể của chính quyền địa phương (Điều 58 – Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

chất thải rắn sinh hoạt

Ảnh: Hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt của Môi trường Á Châu

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt

a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: Nhựa, giấy, carton, bọc nilong, kim loại, …

b) Chất thải thực phẩm: Thức ăn thừa, rau củ, trái cây, thực phẩm hết hạn sử dụng, hư hỏng …

c) Chất thải rắn sinh hoạt khác: chất thải rắn vô cơ khó phân hủy như sành sứ, cao su, vỏ sò, thủy tinh…

Căn cứ khoản 1, Điều 75 Luật BVMT 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/222.

Yêu cầu kỹ thuật đối với bao  bì đựng chất thải rắn sinh hoạt 

a) Có quy cách, kiểu dáng, kích thước cụ thể, thể tích khác nhau theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bảo đảm dễ dàng phân biệt với các loại bao bì thông thường khác. Mỗi loại bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thể tích khác nhau tương ứng với mức giá bán khác nhau;

b) Bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt khác nhau có màu sắc khác nhau; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh, bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu vàng. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định màu sắc khác, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trên địa bàn tỉnh;

c) Chất liệu bao bì đựng chất thải phải phù hợp với công nghệ xử lý chất thải của địa phương. Khuyến khích sử dụng bao bì là chất liệu dễ phân hủy sinh học;

d) Bao bì đựng chất thải thực phẩm hoặc có lẫn chất thải thực phẩm phải đảm bảo tránh rò rỉ nước và phát tán mùi;

đ) Trường hợp địa phương quy định chất thải rắn sinh hoạt phải được phân loại thành nhiều loại khác nhau theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường, chất liệu sử dụng làm bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt phải bảo đảm nhìn thấy loại chất thải đựng bên trong. Trường hợp chỉ quy định phân loại thành chất thải rắn có khả năng tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác thì không phải tuân thủ quy định này;

e) Bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt có thiết kế dễ buộc, dễ mở, bảo đảm chất thải rắn sinh hoạt không rơi vãi và thuận tiện cho việc kiểm tra;

g) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được lưu chứa trong các bao bì thông thường, bảo đảm có khả năng lưu chứa và không gây ô nhiễm môi trường.

CTRSH chỉ được bàn giao cho các đối tượng

a) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển do CQĐP lựa chọn theo quy định tại khoản 1 điều 77 Luật BVMT 2020

b) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a bên trên nhưng có hợp đồng chuyển giao CTRSH cho cơ sở vận chuyển do CQĐP lựa chọn theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật BVMT.

c) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom, vận chuyển không thuộc đối tượng quy định tại điểm a bên trên nhưng có hợp đồng chuyển giao với cơ sở TSD, TC, xử lý CTRSH quy định tại điểm d bên dưới.

d) Cơ sở thực hiện dịch vụ thu gom; vận chuyển và xử lý chất thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật BVMT 2020

e) Cơ sở xử lý do CQĐP lựa chọn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật BVMT. Việc vận chuyển CTRSH trong trường hợp này phải bằng phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu BVMT theo quy định của Bộ TN&MT.

f) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc sản xuất phân bón phù hợp với chất thải thực phẩm.

Trích dẫn

(Khoản 1 Điều 77 Luật BVMT) UBND các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH thông qua hình thức đấu thầu theo QĐPL về đấu thầu; Trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo  QĐPL.

(Khoản 2 Điều 78 Luật BVMT) UBND các cấp lựa chọn cơ sỏ xử lý CTRSH thông qua hình thức đấu thầu theo QĐPL về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo QĐPL.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet