Phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường và đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường

Thứ 5, 05/11/2020, 02:45 GMT+7

Qua thảo luận cho thấy, nếu áp dụng theo phương án này có thuận lợi là không phải sửa đổi một số quy định của Luật Đầu tư công (điểm g khoản 2 Điều 30 và khoản 6 Điều 31). Tuy nhiên, phương án này có tồn tại là:

  • Bỏ sót nhiều dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân mà không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, có tác động lớn đến môi trường nhưng không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường để sàng lọc trong giai đoạn chuẩn bị dự án;
  • Nhiều dự án đầu tư công, đầu tư, PPP không có hoặc chỉ tác động rất ít tới môi trường khi triển khai thực hiện nhưng vẫn phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường, gây tốn thêm thời gian và chi phí, lãng phí nguồn lực xã hội (như một số dự án quy định tại Điều 8 Luật Đầu tư công, khoản 1 Điều 4 Luật PPP, điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Đầu tư).

Trong quá trình chỉnh lý Dự thảo Luật, Cơ quan soạn thảo, Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH bổ sung phương án phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường. Theo đó, dự án đầu tư được phân loại dựa trên các tiêu chí về môi trường, bao gồm: tính chất, quy mô của loại hình dự án; diện tích đất, mặt nước bị chiếm dụng; môi trường sinh thái tự nhiên bị tác động. Trên cơ sở này, dự án đầu tư được phân thành 04 nhóm: có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I), có nguy cơ (Nhóm II), ít có nguy cơ (Nhóm III) và không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (Nhóm IV), như Điều 29b và Điều 30b. Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cũng đưa ra 02 phương án xin ý kiến ĐBQH tại phiên thảo luận trực tuyến ngày 24/10/2020 của Quốc hội.


Theo kết quả lấy ý kiến các Đoàn ĐBQH, kết quả thảo luận trực tuyến của Quốc hội ngày 24/10/2020 thì phương án này sẽ khắc phục được những hạn chế của phương án do Chính phủ trình trước đây; bảo đảm tính thống nhất, khoa học, xuyên suốt trong việc phân loại dự án đầu tư, làm căn cứ áp dụng các công cụ quản lý về môi trường; đồng thời có thêm các ưu điểm là:

Giảm thủ tục hành chính (TTHC) cho nhà đầu tư đối với nhiều dự án. Các dự án không thuộc Nhóm I sẽ không phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường, tiết kiệm được thời gian và chi phí;

Không bỏ sót đối tượng là các dự án đầu tư có nguồn vốn tư nhân không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (theo Luật Đầu tư) nhưng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao. Các dự án này khi thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường sẽ giúp nhà đầu tư tránh lãng phí về tài chính, thời gian trong trường hợp dự án không đáp ứng được yêu cầu về BVMT ở ngay giai đoạn này;

Khắc phục được mâu thuẫn hiện nay trong tên gọi, nội hàm đánh giá sơ bộ tác động môi trường tại Luật Đầu tư công.

Tuy nhiên, để thực hiện phương án này sẽ phải sửa đổi điểm g khoản 2 Điều 30 và khoản 6 Điều 31 Luật Đầu tư công để khắc phục mâu thuẫn nêu trên.

Tổng hợp kết quả lấy ý kiến các Đoàn ĐBQH có 39/50 Đoàn đề nghị thực hiện theo phương án này; đồng thời, đa số ĐBQH phát biểu thảo luận trực tuyến ngày 24/10/2020 cũng lựa chọn phương án này.

Từ những phân tích nêu trên, Cơ quan soạn thảo và Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thống nhất đề nghị Chính phủ thực hiện theo phương án phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường (như tại Điều 29b và Điều 30b). Phương án này có thay đổi với phương án đã được Chính phủ trình Quốc hội nên Bộ TN&MT kính đề nghị Chính phủ chỉ đạo lấy ý kiến về việc thay đổi phương án này.

BTNMT

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc