Phần 7: Câu hỏi thường gặp và giải đáp về chính sách EPR của nhà sản xuất, nhập khẩu từ Hội đồng EPR Quốc gia

Thứ 6, 28/06/2024, 09:54 GMT+7

Bài viết thuộc chuỗi bài chia sẻ quy định pháp luật hiện hành trong thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu – EPR cũng như giải pháp tổ chức thực hiện EPR phù hợp quy định tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và giải đáp về chính sách EPR

Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và giải đáp về chính sách EPR. (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

1. Các sản phẩm, bao bì nào thuộc đối tượng thực hiện trách nhiệm tái chế?

Theo Điều 77 và Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) thì nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì sau đây phải thực hiện trách nhiệm tái chế:

Lộ trình nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bìLộ trình nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm tái chế các sản phẩm, bao bì. (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

(1) Ắc quy (gồm ắc quy chì và các loại khác) và pin sạc nhiều lần (gồm pin các loại sử dụng cho phương tiện giao thông và pin các loại sử dụng cho các thiết bị điện – điện tử);

(2) Dầu nhớt dùng cho động cơ;

(3) Săm lốp các loại;

(4) Điện – điện tử: gồm tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hoà không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook); ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng;

(5) Phương tiện giao thông: gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện; xe ô tô chở người (đến 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở người (trên 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở hàng (xe ô tô tải) các loại; xe, máy công trình tự hành các loại;

(6) Bao bì (bao bì thương phẩm gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của các sản phẩm: thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm; thuốc theo quy định của pháp luật về dược; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế; xi măng.

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

2. Khi nào nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì phải thực hiện trách nhiệm tái chế?

Theo khoản 4 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo lộ trình như sau:

(1) Ắc quy và pin sạc nhiều lần: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

(2) Dầu nhớt: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

(3) Săm lốp: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

(4) Bao bì: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2024;

(5) Điện – điện tử: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2025;

(6) Phương tiện giao thông: thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2027;

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

3. Tiền đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được xác định như thế nào? 

Theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế thì đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế từng loại sản phẩm, bao bì theo công thức:

F = R x V x Fs 

• F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng); 

• R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: %); 

• V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg); 

• Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

4. Nếu nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì thì có thể thực hiện theo cách thức như thế nào? 

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì trường hợp nhà sản xuất, nhập khẩu lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì thì có thể lựa chọn thực hiện theo các cách thức sau đây:

(1) Tự thực hiện tái chế;

(2) Thuê đơn vị tái chế để thực hiện tái chế;

(3) Uỷ quyền cho tổ chức trung gian để tổ chức thực hiện tái chế;

(4) Kết hợp cả 03 cách thức nêu trên.

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

5.  Nhà sản xuất, nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm tái chế?

Theo Điều 77 và Phụ lục XXII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP) thì nhà sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì sau đây phảithực hiện trách nhiệm tái chế:

(1) Ắc quy (gồm ắc quy chì và các loại khác) và pin sạc nhiều lần (gồm pin các loại sử dụng cho phương tiện giao thông và pin các loại sử dụng cho các thiết bị điện – điện tử).

(2) Dầu nhớt dùng cho động cơ.

(3) Săm lốp các loại.

(4) Điện – điện tử: gồm tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tự động cung cấp sản phẩm đông lạnh, máy bán hàng tự động; điều hoà không khí cố định, di động; máy tính bảng, máy tính xách tay (laptop, notebook); ti vi và màn hình máy tính, các loại màn hình khác; bóng đèn compact; bóng đèn huỳnh quang; bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, lò vi sóng; máy giặt, máy sấy; máy ảnh (kể cả đèn flash), máy quay phim; thiết bị âm thanh (loa, amply); máy tính để bàn; máy in, photocopy; điện thoại di động; tấm quang năng.

(5) Phương tiện giao thông: gồm xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh; xe gắn máy kể cả xe máy điện, xe đạp điện; xe ô tô chở người (đến 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở người (trên 09 chỗ ngồi); xe ô tô chở hàng (xe ô tô tải) các loại; xe, máy công trình tự hành các loại.

(6) Bao bì (bao bì thương phẩm gồm bao bì trực tiếp và bao bì ngoài) của các sản phẩm: thực phẩm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất mỹ phẩm; thuốc theo quy định của pháp luật về dược; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của pháp luật về phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; chất tẩy rửa, chế phẩm dùng trong lĩnh vực gia dụng, nông nghiệp, y tế; xi măng.

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

6. Các trường hợp nào không phải thực hiện trách nhiệm tái chế? 

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì trong một số trường hợp, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì không phải thực hiện trách nhiệm tái chế, bao gồm: 

(1) Sản xuất sản phẩm, bao bì để xuất khẩu 

(2) Tạm nhập, tái xuất sản phẩm, bao bì; 

(3) Sản xuất, nhập khẩu cho mục đích nghiên cứu, học tập, thử nghiệm (không vì mục đích thương mại); 

(4) Nhà sản xuất bao bì có doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của năm trước dưới 30 tỷ đồng; 

(5) Nhà nhập khẩu bao bì có tổng giá trị nhập khẩu (tính theo trị giá hải quan) của năm trước dưới 20 tỷ đồng.

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

7.  Nhà sản xuất, nhập khẩu nào thuộc đối tượng phải thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải?

Theo Điều 55 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 83 và Phụ lục XXIII Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP), tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì sau đây phải thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải:

(1) Bao bì thuốc bảo vệ thực vật;

(2) Pin dùng một lần các loại;

(3) Tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần;

(4) Kẹo cao su;

(5) Thuốc lá;

(6) Các sản phẩm khác có thành phần nhựa tổng hợp gồm:

  • Khay, bát, đũa, ly, cốc, dao, kéo, đũa, thìa, dĩa, ống hút, que khuấy, hộp đựng, màng bọc thực phẩm sử dụng một lần;
  • Bóng bay, băng keo dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng, bàn chải đánh răng dùng một lần, kem đánh răng dùng một lần, dầu gội, dầu xả dùng một lần, dao cạo râu dùng một lần;
  • Quần, áo các loại và phụ kiện;
  • Đồ da, túi, giày, dép các loại;
  • Đồ chơi trẻ em các loại;
  • Đồ nội thất các loại;
  • Vật liệu xây dựng các loại;
  • Túi ni lông khó phân hủy sinh học (kích thước nhỏ hơn 50 cm x 50 cm và độ dày một lớp màng nhỏ hơn 50 µm).

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 28/06/2024)

Xem thêm: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/

Trên đây là một số nội dung được Môi Trường Á Châu tổng hợp, nội dung mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn chuyên sâu cho trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ các kênh chính thức của Chúng tôi qua hotline 1900 545450 – 033 835 1122 hoặc để lại yêu cầu tại www.moitruongachau.com.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc