Phần 5: Tổng quan về công thức tính F - Mức đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam dành cho Nhà sản xuất, nhập khẩu thực hiện quy định EPR

Thứ 5, 27/06/2024, 04:37 GMT+7

Theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, nhà sản xuất, nhập khẩu có thể lựa chọn hình thức đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế từng loại sản phẩm, bao bì. Mức đóng góp tài chính này được gọi là F, vậy công thức để tính toán F được xác định như thế nào?

Bài viết thuộc chuỗi bài chia sẻ quy định pháp luật hiện hành trong thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu – EPR cũng như giải pháp tổ chức thực hiện EPR phù hợp quy định tại Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F). (Ảnh: Môi Trường Á Châu)

Cơ sở pháp lý về mức đóng góp tài chính vào Quỹ BVMT Việt Nam

Luật Bảo vệ Môi trường 2020, Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu quy định:

Việc đóng góp, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Mức đóng góp tài chính và mức kinh phí hỗ trợ tái chế được xác định theo khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm, bao bì;

b) Đóng góp tài chính được sử dụng để hỗ trợ cho hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Việc tiếp nhận, sử dụng đóng góp tài chính phải công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật.

Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Điều 81. Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam quy định:

Đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam của từng loại sản phẩm, bao bì (F) được xác định theo công thức:

F = R x V x Fs

Trong đó:

+ F là tổng số tiền mà nhà sản xuất, nhập khẩu phải đóng cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: đồng);

+ R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì (đơn vị tính: %);

+ V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế (đơn vị tính: kg); 

+ Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì, bao gồm chi phí phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu (đơn vị tính: đồng/kg).

Định mức chi phí tái chế Fs được xác định như thế nào? Dự thảo Fs dành cho các sản phẩm, bao bì

Theo quy định tại Điều 81 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì Fs là định mức chi phí tái chế trên một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và được xác định trên tổng chi phí hợp lý, hợp lệ để thu gom, vận chuyển, tái chế sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế của nhà sản xuất, nhập khẩu.

Chi phí tái chế áp dụng hệ số điều chỉnh. Hệ số điều chỉnh là hệ số thể hiện hiệu quả tái chế; sản phẩm, bao bì có hiệu quả tái chế cao thì có hệ số điều chỉnh thấp và ngược lại.

Trong thời gian vừa qua, khi mà Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực thì trong đó cụ thể hóa các hoạt động quy định và điều khoản liên quan đến việc Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu. Hiện nay, dự thảo đã được trình lên Chính phủ và đang dự kiến ban hành hệ số định mức chi phí tái chế (Fs). Đó là một trong những hệ số mà các nhà sản xuất, nhập khẩu quan tâm. Dự kiến kể từ ngày 1/1/2024, theo dự thảo thì 4 nhóm ngành sẽ có hệ số Fs: 

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử EPR Quốc gia, “Tổng hợp trả lời câu hỏi thường gặp về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu”, xem tại link: https://epr.monre.gov.vn/vi/bai-viet/qa-ve-trach-nhiem-tai-che-xu-ly-chat-thai-cua-nha-san-xuat-nhap-khau/, truy cập ngày 27/06/2024)

Đề xuất định mức chi phí tái chế Fs (dự kiến)

(Nguồn: Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, “TLTĐ Quyết định quy định định mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì”, xem tại link: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/chi-dao-dieu-hanh.aspx?ItemID=3871, truy cập ngày 27/06/2024)

Văn bản pháp lý

  • Căn cứ luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
  • Căn cứ thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số nội dung được Môi Trường Á Châu tổng hợp, nội dung mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế các văn bản pháp luật hiện hành. Trường hợp Quý Khách hàng cần tư vấn chuyên sâu cho trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ các kênh chính thức của Chúng tôi qua hotline 1900 545450 – 033 835 1122 hoặc để lại yêu cầu tại www.moitruongachau.com.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc