Nhật Bản xử lý rác thải trên biển ra sao?

Thứ 2, 10/09/2018, 04:09 GMT+7

44ea8054159099b6b90b5528233befe0_XL

Hình minh họa. Nguồn: Internet

Nhật Bản là quốc gia có hoàn cảnh tương đối giống Việt Nam bởi có nhiều diện tích ven biển, do đó, cũng phải đối diện với rác thải trên biển. Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách và giải pháp nào để giải quyết vấn đề này?

Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, kết quả khảo sát trong 5 năm (2010 - 2014), phân loại chai nhựa trôi dạt vào 7 địa điểm trên cả nước theo quốc gia sản xuất cho thấy, phía Thái Bình Dương xuất hiện nhiều chai nhựa của Nhật, phía biển Hoa Đông và phía biển Nhật Bản có nhiều chai nhựa của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Thống kê lượng rác thải nhựa phát sinh do vứt từ đất liền xuống biển (ước tính của năm 2010 và lấy giá trị lớn nhất) cho thấy, đứng thứ nhất là Trung Quốc 3 triệu 530 tấn/năm; Việt Nam xếp thứ 4 với số lượng 730 nghìn tấn/năm; Nhật Bản xếp thứ 30 với khoảng 60 nghìn tấn/ năm.

Do đó, để xử lý phù hợp và hạn chế phát sinh rác thải trôi dạt vào bờ nhằm bảo vệ môi trường, cảnh quan, bờ biển ngay từ năm 2009, Nhật Bản đã ban hành Luật Xúc tiến xử lý rác thải trôi dạt vào bờ biển và sửa đổi vào 2018.

Theo Luật này, Chính phủ định hướng cơ bản nhằm xúc tiến các giải pháp đối với rác thải trôi dạt vào bờ biển, các tỉnh căn cứ vào định hướng cơ bản để xây dựng kế hoạch xúc tiến các giải pháp đối với rác thải trôi dạt vào bờ biển.

Về trách nhiệm xử lý rác thải trôi dạt vào bờ biển, cơ quan quản lý bờ biển phải thực hiện các biện pháp cần thiết để xử lý. Với rác thải nhựa, yêu cầu các doanh nghiệp trong nước hạn chế sử dụng microplastic (hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5 mm) cho sản phẩm đó và phải hạn chế phát thải nhựa thải.

Bộ Môi trường Nhật Bản cho hay, hàng năm, Chính phủ đã thực hiện hỗ trợ bằng tiền trợ cấp đối với các tỉnh, huyện thực hiện các giải pháp thu gom, xử lý, hạn chế phát sinh rác thải ra biển (rác trôi, rác dưới đáy biển) theo kế hoạch đó. Cụ thể, mỗi năm, khoảng 3 tỷ yên, theo phương thức tiền trợ cấp được Bộ Môi trường cấp cho địa phương tiền trợ cấp, địa phương báo cáo kế hoạch hoạt động và kết quả hoạt động.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có biện pháp nhằm xử lý rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển bằng cách xây dựng luật pháp nhằm hình thành xã hội tuần hoàn. Ví dụ, năm 1994, Luật Cơ bản về môi trường, đến năm Luật Cơ bản về hình thành và xúc tiến xã hội tuần hoàn vào năm 2001 (đảm bảo tuần hoàn vật chất trong xã hội, hạn chế tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, giảm tải gánh nặng môi trường). Tiếp đến là Luật Xử lý rác thải, Luật Xúc tiến sử dụng hiệu quả tài nguyên nhằm hạn chế phát sinh rác thải, xử lý thích hợp rác thải; tái chế tài nguyên tái sinh, sử dụng kết cấu, nguyên liệu dễ tái chế… Nhờ có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hiện nay, Nhật Bản đã có những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực phát điện bằng rác thải, tái chế chai nhựa…

TS. Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho biết, Việt Nam đã nỗ lực và có sáng kiến trong quản lý rác thải nhựa biển. Cụ thể, Việt Nam cũng tham gia thúc đẩy xây dựng một số Cơ chế, Hiệp định với một số khu vực quốc gia về vấn đề này. Giảm sản xuất nhựa, tăng cường quản lý việc buôn bán và sử dụng sử dụng sản phẩm nhự đổi mới công nghệ để có thể thay thế các sản phẩm nhựa có khả năng phân hủy sinh học. Việt Nam đã hợp tác, chuyển giao công nghệ làm sạch biển, chú trọng việc thực hiện các hoạt động dựa vào cộng đồng thông qua các chương trình, dự án, chiến dịch được thực hiện thường xuyên, liên tục… Hiện, Bộ TN&MT đã giao Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam làm đầu mối giúp Bộ trường thống nhất quản lý về vấn đề rác thải nhựa đại dương. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai sáng kiến của Việt Nam về rác thải nhựa đã đề xuất tại kỳ họp Đại Hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF6).

>>Xem thêm: Nhật Bản xử lý rác thải trên biển ra sao?

Theo Trường Giang/Cổng Thông tin điện tử Bộ TN&MT

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc