Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030

Thứ 6, 14/07/2023, 07:38 GMT+7

Ngày 28/03/2023, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Định ban hành Quyết định số 924/QĐ-UBND về “Kế hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030”.

Quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định

Mục tiêu, kế hoạch:

Đến năm 2025:

+ 90% CTR (chất thải rắn) sinh hoạt đô thị và 80% CTR sinh hoạt nông thôn được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; sử dụng phương pháp chôn lấp trực tiếp cho tối đa 30% CTR sinh hoạt đô thị và 50% CTR sinh hoạt nông thôn được thu gom.

+ Đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

+ Đến ngày 01/01/2025, triển khai đồng bộ phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật BVMT năm 2020.

+ 100% bãi chôn lấp CTR sinh hoạt tự phát, không hợp vệ sinh phải đượcxử lý đảm bảo yêu cầu môi trường. Không để phát sinh mới các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, bãi rác tạm trên địa bàn tỉnh.

+ 100% tổng lượng CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nông nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề và 50% CTNH từ hộ gia đình phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường;

+ Sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy. Giảm thiểu việc sử dụng đồ nhựa dùng 01 lần trong học sinh, sinh viên, và các quán ăn uống phục vụ tại chỗ.

Định hướng đến năm 2030:

+ 95% CTR sinh hoạt đô thị và 90% CTR sinh hoạt nông thôn thôn được thu gom và xử lý đảm bảo theo quy định; sử dụng phương pháp chôn lấp trực tiếp cho tối đa 10% CTR sinh hoạt đô thị và 30% CTR sinh hoạt nông thôn được thu gom.

+ 100% CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nông nghiệp, cơ sở y tế, làng nghề và 90% CTNH phát sinh từ hộ gia đình phải được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ Duy trì 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện:

- Hoàn thiện quy hoạch quản lý chất thải rắn và hệ thống quy định, chính sách về quản lý chất thải rắn;

- Tăng cường năng lực về quản lý chất thải rắn;

- Cải thiện hoạt động thu gom chất thải rắn; Đầu tư và kêu gọi đầu tư hạ tầng xử lý chất thải rắn;

- Phân loại CTR tại nguồn, Tập trung tuyên truyền, vận động;

Tổ chức thực hiện:

Sở Tài Nguyên và Môi Trường; Sở Xây Dựng; Sở Tài Chính, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư; Sở Khoa Học và Công Nghệ; Sở Thông Tin và Truyền Thông, Sở Giáo Dục và Đào Tạo; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh; Sở Du lịch; Đài Phát thanh và Ttruyền hình tỉnh, Báo Bình Định; Các hội, đoàn thể và Tổ chức chính trị - xã hội khác trên địa bàn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND cấp xã.

Hiệu lực thi hành:

Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/03/2023.

Chi tiết Quyết định số 924/QĐ-UBND: Tại đây!

Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc