Hướng dẫn phân loại chất thải từ năm 2022 và những yêu cầu chung trong quá trình quản lý chất thải mới nhất!

Thứ 6, 24/06/2022, 07:38 GMT+7

Từ năm 2022 chất thải được phân loại thành: chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát, chất thải công nghiệp thông thường.

Căn cứ cơ sở pháp lý:

  • Luật bảo vệ môi trường 2020
  • Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT
  • Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT

1. Chất thải rắn sinh hoạt là gì?

Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong hoạt động thường ngày của con người. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế
  • Chất thải thực phẩm
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

2. Chất thải rắn công nghiệp thông thường là gì?

Chất thải rắn công nghiệp thông thường là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp thông thường được phân loại thành các nhóm sau đây:

  • Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất;
  • Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng;
  • Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý.

chất thải công nghiệp thông thường

Hình ảnh thu gom chất thải công nghiệp thông thường từ khách hàng của Môi Trường Á Châu

3. Chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp phải kiểm soát là gì?

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Theo Điều 3 – Luật Bảo Vệ Môi Trường số 72/2020/QH14); phát sinh hầu hết trong hoạt động SX – KD – DV, một số CTNH điển hình như bóng đèn huỳnh quang, dầu nhớt thải, pin, ắc quy, giẻ lau dính,.. và các loại bao bì, thùng chứa dính dầu nhớt, hóa chất, sơn, mực,…Vì tính độc hại cao nên CTNH được quản lý theo quy định hết sức nghiêm ngặt từ phân loại, lưu chứa đến khâu vận chuyển – xử lý.

Chất thải nguy hại

Một vài chất thải nguy hại phát sinh phổ biến

4. Những yêu cầu chung trong quá trình quản lý chất thải

Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, TSD, TC, xử lý, tiêu hủy.

Chủ nguồn thải CTNH, CTR CNTT có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, GPMT phù hợp để xử lý.

Chủ nguồn thải CTCN PKS có trách nhiệm phân định chất thải là CTNH hoặc CTR CNTT thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo QĐPL. CTCN sau khi phân định phải được quản lý theo QĐPL.

Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo QĐPL về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất.

Tổ chức, cá nhân vận chuyển CTRSH, CTNH, CTR CNTT phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, GPMT phù hợp hoặc chuyển giao cho tôt chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, GPMT phù hợp.

Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo QDDPL về năng lượng nguyên tử.

Xem thêm: 

Hướng dẫn và thiết kế file nhãn dán chất thải nguy hại, cập nhật 20 tên, mã CTNH thường gặp

Hướng dẫn và hỗ trợ Khách hàng file thiết kế biển Dấu hiệu cảnh báo và phòng ngừa đối với Chất thải nguy hại theo TCVN 6707:2009

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc