TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6696 : 2009
CHẤT THẢI RẮN - BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH - YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Solid wastes - Sanitary landfill - General requirements for environmental protection
Lời nói đầu
TCVN 6696 : 2009 thay thế TCVN 6696 : 2000.
TCVN 6696 : 2009 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 20 Chất thải rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CHẤT THẢI RẮN - BÃI CHÔN LẤP HỢP VỆ SINH - YÊU CẦU CHUNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Solid wastes - Sanitary landfill - General requirements for environmental protection
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung về bảo vệ môi trường đối với địa điểm, quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành khai thác và giám sát các tác động đến môi trường sau khi đóng bãi đối với các bãi chôn lấp hợp vệ sinh dùng để chôn lấp chất thải rắn thông thường.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5938 : 2005, Chất lượng không khí – Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
TCVN 6705 : 2009, Chất thải rắn thông thường – Phân loại;
TCVN 7733 : 2007, Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn;
TCXDVN 261: 2001*), Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế;
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh [sau đây gọi là "bãi chôn lấp"] (sanitary landfill)
Bãi được chôn lấp được quy hoạch về địa điểm, có kết cấu và xây dựng đúng với quy định và công năng để chôn lấp gồm các ô để chôn lấp các chất thải rắn thông thường phát sinh từ các khu dân cư và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp gồm các ô để chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ như: Trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện và nước, trạm cân, văn phòng điều hành và các hạng mục khác.
3.2. Chất thải rắn thông thường (normal solid waste)
[Xem TCVN 6705 : 2009].
3.3. Khí thải [bãi chôn lấp] (landfill gas)
Khí thoát ra môi trường do quá trình phân hủy tự nhiên của các chất thải rắn trong các ô chôn lấp chất thải.
3.4. Nước rỉ rác [từ bãi chôn lấp] (landfill leachate)
Tất cả các chất lỏng, kể cả các thành phần lơ lửng trong chất lỏng đó, được thấm qua hoặc chảy ra từ chất thải được chôn lấp trong ô chôn lấp của một bãi chôn lấp chất thải rắn.
3.5. Nước thải [của bãi chôn lấp] (wastewater [of landfill])
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chất thải rắn được thu gom, xử lý và thải ra môi trường.
3.6. Vùng đệm (buffer zone)
Dải đất bao quanh bãi chôn lấp để ngăn cách, giảm thiểu các tác động của bãi chôn lấp đến môi trường và khu dân cư xung quanh và ngược lại.
3.7. Ô chôn lấp chất thải (landfill cell)
Các ô có kích thước và kết cấu nhất định trong bãi chôn lấp mà chất thải được chôn lấp vào đó.
3.8. Lớp lót đáy (botton layer)
Lớp vật liệu được trải trên toàn bộ bề mặt diện tích đáy và thành của ô chôn lấp chất thải để ngăn ngừa nước rỉ từ bãi chôn lấp thấm vào môi trường đất và nước dưới đất xung quanh và bên dưới bãi chôn lấp.
3.9. Lớp che phủ (cover layer)
Lớp đất hoặc vật liệu phù hợp được phủ lên trên toàn bộ bãi chôn lấp trong quá trình vận hành và khi đóng bãi nhằm ngăn ngừa các tác động bất lợi từ ô chôn lấp đến môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp.
3.10. Hệ thống thu gom khí thải (gas collection system)
Hệ thống các công trình đường ống thu gom khí thải để có các biện pháp xử lý phù hợp tránh gây ra các hậu quả về ô nhiễm, cháy nổ đối với môi trường xung quanh.
3.11. Hệ thống thu gom nước rỉ rác (leachate collection system)
Hệ thống các công trình đường ống, đường cống, kênh mương, hố thăm dò có chức năng thu gom và dẫn nước rỉ rác về trạm xử lý nước thải của bãi chôn lấp.
3.12. Đóng bãi (landfill closure)
Ngừng toàn bộ hoạt động tiếp nhận, chôn lấp chất thải của một bãi chôn lấp và hoàn thành toàn bộ lớp che phủ.
3.13. Thời gian hoạt động của bãi chôn lấp (landfill operation time)
Thời gian từ khi bắt đầu tiếp nhận, chôn lấp chất thải rắn đến khi đóng bãi chôn lấp.
4. Phân loại bãi chôn lấp
4.1. Bãi chôn lấp được phân loại theo diện tích như qui định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Phân loại bãi chôn lấp theo diện tích
Loại bãi chôn lấp | Diện tích, ha |
Nhỏ | Dưới 10 |
Vừa | Từ 10 đến dưới 30 |
Lớn | Từ 30 đến dưới 50 |
Rất lớn | Bằng và trên 50 |
4.2. Bãi chôn lấp được phân loại theo cách thức chôn lấp chất thải như qui định trong Bảng 2.
Bảng 2 – Phân loại bãi chôn theo cách thức chôn lấp
Loại bãi chôn lấp | Đặc trưng chôn lấp chất thải |
Bãi chôn lấp nổi | Vùng đất được quy hoạch làm bãi chôn lấp chất thải; xung quanh được xây dựng hệ thống đê, kè để cách ly chất thải và nước rỉ rác với môi trường xung quanh, chất thải được tập trung nổi trên mặt đất. |
Bãi chôn lấp chìm | Vùng đất được quy hoạch làm bãi chôn lấp chất thải, trong đó đất được đào sâu và chất thải rắn được chôn lấp dưới mặt đất. |
Bãi chôn lấp nữa chìm nửa nổi | Vùng đất được quy hoạch làm bãi chôn lấp chất thải, trong đó đất được đào lên với độ sâu đã định và đất đào được đắp thành các ô chôn lấp. Chất thải được đổ vào trong ô chôn lấp cho đến đầy và còn được đổ tiếp lên cao quá mặt đất. |
4.3. Lựa chọn loại bãi chôn lấp
Khi lựa chọn quy mô bãi chôn lấp, cần phải dựa vào số đô thị, khu công nghiệp, dân số, lượng chất thải phát sinh như qui định hiện hành.
5. Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với địa điểm dùng làm bãi chôn lấp
5.1. Bãi chôn lấp không được đặt vị trí trong những khu vực hàng năm bị ngập lụt hoặc có nguy cơ bị ngập lụt, khu vực có tiềm năng lớn về nước ngầm.
5.2. Vị trí bãi chôn lấp phải có khoảng cách an toàn môi trường đến các đô thị, cụm dân cư, sân bay, các công trình văn hóa du lịch, v.v và đến các công trình khai thác nước ngầm. Khoảng cách an toàn môi trường đến các đối tượng nêu trên được trong Bảng 3.
Bảng 3 – Khoảng cách an toàn môi trường khi lựa chọn bãi chôn lấp
Đơn vị tính bằng mét (m)
Các công trình | Khoảng cách từ các công trình tới các bãi chôn lấp | | |
| Bãi chôn lấp vừa và nhỏ | Bãi chôn lấp lớn | Bãi chôn lấp rất lớn |
Khu đô thị (Các thành phố, thị xã) | ≥ 3 000 | ≥ 5 000 | ≥ 15 000 |
Thị trấn, thị tứ, cụm dân cư (Khu vực đồng bằng và trung du, ≥ 15 hộ) - Cuối hướng gió chính - Các hướng khác |
- - |
≥ 1 000 ≥ 3 000 |
- - |
Cụm dân cư vùng miền núi (≥ 15 hộ) | ≥ 3 000 | ≥ 5 000 | ≥ 5 000 |
Sân bay, bến cảng | ≥ 1 000 | ≥ 2 000 | ≥ 3 000 |
Khu công nghiệp | ≥ 1 000 | ≥ 2 000 | ≥ 3 000 |
Công trình khai thác nước ngầm: Công suất khai thác dưới 100 m3/ngày Công suất khai thác từ 100 m3/ngày đến 10 000 m3/ngày Công suất khai thác lớn hơn 10 000 m3/ngày |
≥ 50 ≥ 100 ≥ 500 |
≥ 100 ≥ 500 ≥ 1 000 |
≥ 500 ≥ 1 000 ≥ 5 000 |
Đường giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ) | ≥ 100 | ≥ 300 | ≥ 500 |
6. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong thiết kế bãi chôn lấp
6.1. Trong thiết kế mặt bằng tổng thể phải chú ý đặc biệt đến hướng gió chính và hướng dốc của địa hình. Khu làm việc và phục vụ sinh hoạt của bãi chôn lấp phải được đặt ở đầu hướng gió chính. Tất cả các khu làm việc và các công trình phải ở trong phạm vi của bãi chôn lấp.
6.2. Các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế các loại bãi chôn lấp, giải pháp thiết kế và danh mục các hạng mục công trình của bãi chôn lấp cụ thể theo TCXDVN 261:2001. Hạng mục công trình nào bị cắt giảm thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt.
7. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong xây dựng bãi chôn lấp
7.1. Quá trình thi công xây dựng phải hạn chế tối đa việc phá hủy các điều kiện tự nhiên xung quanh như các thảm thực vật và cấu trúc địa chất, địa hình, nước dưới đất tại vị trí bãi chôn lấp.
7.2. Các bãi chôn lấp chất thải phải có vùng đệm và hàng rào bao quanh bãi. Trong phạm vi vùng đệm nên trồng cây xanh và cỏ.
7.3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu bãi chôn lấp chất thải có vị trí gần với vùng có tiềm năng trữ lượng nước ngầm lớn thì quá trình xây dựng phải tạo lớp chống thấm ở phần đáy các ô chôn lấp với bề dày lớn hơn hoặc bằng 1m với thiết kế chống thấm nước đặc biệt và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ môi trường phê duyệt trước khi thi công xây dựng.
8. Yêu cầu bảo vệ môi trường khi khai thác vận hành bãi chôn lấp
8.1. Bãi chôn lấp chỉ tiếp nhận vào bãi và chôn lấp đúng chủng loại chất thải thông thường, đúng với loại chất thải rắn đã được phê duyệt lấp theo công năng của bãi.
8.2. Ban quản lý bãi chôn lấp phải lập và duy trì sổ đăng ký theo dõi hoạt động nhập chất thải vào bãi với các thông tin chính sau:
- Chủ vận chuyển/lái xe;
- Trạng thái và tính chất của chất thải (ví dụ: rắn, bùn, sệt…, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp);
- Khối lượng nhập (tấn, mét khối);
- Thời gian (ngày, tháng, năm, ca);
- Nguồn phát sinh chất thải, nếu là chất thải rắn công nghiệp thì ghi rõ tên chủ nguồn thải (nhà máy, xí nghiệp…).
Sổ đăng ký theo dõi hoạt động nhập chất thải vào bãi phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất là 5 năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp.
8.3. Quá trình vận hành hoạt động của bãi chôn lấp phải có các biện pháp ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật nuôi, gia súc….vào trong phạm vi của bãi.
9. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với nước rỉ rác và khí thải bãi chôn lấp
9.1. Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp phải được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Nước thải của bãi chôn lấp khi thải ra môi trường xung quanh phải thỏa mãn theo yêu cầu trong TCVN 7733:2007.
9.2. Trường hợp một phần nước rỉ rác từ hệ thống thu gom của chính bãi chôn lấp hoặc bùn sệt từ hệ thống xử lý nước rỉ rác được tái sử dụng trở lại cho bãi chôn lấp thì phải có điều kiện như sau:
a) Chỉ tưới cho các ô khi đã có chiều dày lớp chất thải đang được chôn lấp từ 4 m trở lên;
b) Nước rỉ rác hoặc bùn sệt đó phải được phun hoặc rải đều trên bề mặt lớp chất thải đang được chôn lấp.
Không tái sử dụng nước rỉ rác hoặc bùn sệt cho ô chôn lấp đã kết thúc việc chôn lấp chất thải và đã trải lớp phủ cuối cùng.
9.3. Phải có phương án vận hành phù hợp bãi chôn lấp và phương án xử lý/phát tán khí thải bãi chôn lấp từ hệ thống thu gom khí để sao cho các thông số ô nhiễm từ khí thải bãi chôn lấp trong môi trường không khí xung quanh bãi chôn lấp đạt yêu cầu theo qui định hiện hành.
10. Yêu cầu bảo vệ môi trường khi đóng bãi chôn lấp
10.1. Việc đóng bãi chôn lấp được tiến hành khi lượng chất thải chôn lấp trong bãi đã đạt đến dung tích lớn nhất như thiết kế kỹ thuật. Chủ vận hành khai thác bãi chôn lấp không còn khả năng tiếp nhận chất thải phải tiến hành đóng bãi bằng lớp đất che phủ trên cùng. Nếu lớp đất che phủ trên cùng không đảm bảo độ chống thấm nước theo qui định thì phải có biện pháp chống thấm phụ trợ, lớp che phủ này phải được đầm nén kỹ và phải tạo độ dốc thoát nước lớn hơn 3%.
Lớp che phủ trực tiếp trên bề mặt chất thải phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 0,5m với hệ số thấm là (1 x 10-5) cm/s.
Lớp che phủ để trồng cây cần phải là đất trồng (tốt nhất là đất phù sa). Trước khi phủ lớp đất trồng cây phải phủ lên bề mặt lớp phủ một lớp cát mỏng để tạo độ thoát nước mặt bãi chôn lấp. Chiều dày lớp đất phủ trồng cây phải bằng hoặc lớn hơn 0,3m.
10.2. Sau khi đóng bãi phải có các biện pháp ngăn ngừa người ra vào bãi cho đến khi có quyết định tái sử dụng. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đóng bãi, chủ vận hành bãi chôn lấp phải có báo cáo tới cơ quan có thẩm quyền về hiện trạng đóng bãi, tình hình môi trường của bãi chôn lấp và tình trạng hoạt động của hệ thống quan trắc theo dõi môi trường của bãi chôn lấp.
10.3. Sau khi đóng bãi, việc bàn giao (nếu có) bãi chôn lấp giữa cơ quan khai thác vận hành cho cơ quan quản lý bãi chôn lấp phải được tiến hành có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về môi trường.
10.4. Thời hạn bắt đầu tái sử dụng bãi chôn lấp theo qui định của cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian chờ quyết định tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp, cơ quan quản lý bãi chôn lấp hằng năm phải báo cáo về hiện trạng môi trường của bãi cho cơ quan có thẩm quyền về môi trường và kiến nghị các biện pháp khắc phục nếu có các dấu hiệu ô nhiễm môi trường về khí thải, nước và nước ngầm tại khu vực bãi chôn lấp.
Loại đô thị, khu công nghiệp | Dân số (1000 người) | Khối lượng chất thải (1000 tấn/năm) | Thời gian sử dụng (năm) | Quy mô bãi |
Đô thị cấp 4,5, cụm CN nhỏ | Dưới 100 | Dưới 20 | Dưới 5 | Nhỏ |
Đô thị cấp 3, 4, khu CN, cụm CN vừa | 100-500 | 20-65 | Từ 5-10 | Vừa |
Đô thị cấp 1, 2, 3, khu CN, khu chế xuất | 500-1000 | 65-200 | Từ 10-15 | Lớn |
Đô thị cấp 1,2, khu CN lớn, khu chế xuất | Trên 1000 | Trên 200 | Từ 15-30 | Rất lớn |
Đối tượng cần cách li | Đặc điểm và quy mô các công trình | Khoảng cách tới bãi chôn lấp (m) | ||
Bãi chôn lấp nhỏ và vừa | Bãi chôn lấp lớn | Bãi chôn lấp rất lớn | ||
Đô thị | Các thành phố, thị xã | ≥ 3000 | ≥ 5000 | ≥ 15000 |
Sân bay, các khu công nghiệp, hải cảng | Quy mô nhỏ đến lớn | ≥ 1000 | ≥ 2000 | ≥ 3000 |
Thị trấn, thị tứ, cụm dân cư ở đồng bằng và trung du | ≥15 hộ Cuối hướng gió chính Các hướng khác |
≥ 1000 ≥ 3000 |
||
Cụm dân cư miền núi | ≥15 hộ, cùng khe núi (có dòng chảy xuống) | ≥ 3000 | ≥ 5000 | ≥ 5000 |
Công trình khai thác nước ngầm | CS <1000m3/ng CS 100-10000m3/ng CS ≥10000m3/ng |
≥ 50 ≥ 100 ≥ 500 |
≥ 100 ≥ 500 ≥ 1000 |
≥ 500 ≥ 1000 ≥ 5000 |
Khoảng cách từ đường giao thông tới bãi chôn lấp | Quốc lộ, tỉnh lộ | ≥ 100 | ≥ 300 | ≥ 500 |
Loại bãi chôn lấp Hạng mục |
Rất lớn | Lớn | Vừa | Nhỏ |
Khu chôn lấp Ô chôn lấp Hệ thống thu gom nước rác Hệ thống thu gom và xử lý khí rác Hệ thống thoát và ngăn nước mặt Hệ thống quan trắc nước ngầm Đường nội bộ Hàng rào và cây xanh Bãi hoặc kho chứa chất phủ bề mặt Bãi phân loại chất thải Khu xử lý nước rác Trạm bơm nước rác Công trình xử lý nước rác Ô chứa bùn Khu phụ trợ Nhà điều hành Nhà nghỉ cho nhân viên Trạm phân tích Trạm cân Nhà để xe Trạm rửa xe Trạm sửa chữa, bảo dưỡng điện, máy Kho dụng cụ và chứa phế liệu Hệ thống hạ tầng kỹ thuật |
x x x x x x x x x x* x x x x x x x x x x x |
x x x x x x x x x x* x x x x x x x x x x x |
x x x x x x x x x x* x x x x x x x x x x |
x x x x x x x x* x x x x x x x x |
Số thứ tự | Đối tượng phục vụ | Khối lượng chất thải tiếp nhận (tấn/năm) |
Diện tích ô chôn lấp (m2) |
1 2 3 4 5 |
Đô thị loại 5 Đô thị loại 4, cụm CN và tiểu thủ CN Đô thị loại 3, khu công nghiệp nhỏ Đô thị loại 2, khu công nghiệp vừa Đô thị loại 1, khu công nghiệp lớn, khu chế xuất |
dưới 20.000 20.000 đến dưới 65.000 65.000 đến dưới 100.000 100.000 đến dưới 200.000 trên 200.000 |
4.000 đến dưới 5.000 5.000 đến dưới 10.000 10.000 đến dưới 15.000 15.000 đến dưới 25.000 trên 25.000 |
Số thứ tự | Loại bãi chôn lấp | Tần suất ngập úng áp dụng để thiết kế (năm) |
1 2 3 4 |
Nhỏ Vừa Lớn Rất lớn |
10 15 30 50 |
Quy mô bãi chôn lấp | Loại đường | ||
Vĩnh cửu | Bán vĩnh cửu | Đường tạm | |
Nhỏ và vừa | x | x | |
Lớn và rất lớn | x | x | x |
Chú thích:
x- Loại đường quy định thiết kế cho bãi chôn lấp
Đường tạm chỉ dùng cho xe vào đỗ rác tại các ô chôn lấp
b) Kết cấu đường nội bộ được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054: 1998 . Hai bên đường trồng cây và phải có chỉ giới đường đỏ.
c) Trên các đường ra vào bãi chôn lấp phải thiết kế hệ thống biển báo nhằm cảnh báo phòng ngừa cho người và phương tiện qua lại. Hệ thống biển báo phải đạt các yêu cầu sau:
- Biển báo đặt cách hàng rào bãi chôn lấp ít nhất 100m
- Hình dạng, kích thước biển báo theo TCVN 5053: 1990
5.2.1.8. Hàng rào và cây xanh
a) Bãi chôn lấp nhất thiết phải có hàng rào bảo vệ xung quanh bãi. Tùy theo khả năng đầu tư có các loại hàng rào sau:
- Hàng rào bằng dây thép gai kết hợp với trồng cây (nên trồng các loại cây rễ chùm, cây có gai phát triển nhanh)
- Hàng rào xây gạch hoặc bê tông
b) Bãi chôn lấp phải được trồng cây xanh cách ly, đảm bảo chắn gió, bụi ảnh hưởng đến khu vực xung quanh:
- Trồng cây xung quanh bãi chôn lấp
- Trồng cây xung quanh khu xử lý nước rác
- Trồng cây ngăn cách khu điều hành
- Trồng cây trên các khu đất chưa xây dựng
- Trồng cây trên các ô chôn lấp đã đóng cửa
5.2.1.9. Bãi và kho chứa chất phủ bề mặt
a) Chất phủ và vật liệu phủ trên toàn bộ bãi chôn lấp trong khi vận hành và khi đóng bãi chôn lấp. Tùy theo điều kiện ở từng vị trí để chọn vật liệu phủ cho phù hợp.
b) Khối lượng chất phủ được ước tính bằng 20-25% khối lượng chất thải. Tùy theo quy mô và yêu cầu dự trữ của từng bãi chôn lấp mà xác định kho hay bãi chứa chất phủ.
c) Kho, bãi chứa chất phủ được thiết kế nền đảm bảo chịu tải của vật liệu và xe ra vào. Xung quanh kho, bãi phải có tường chắn để vật liệu phủ không vương vãi ra ngoài.
5.2.1.10. Bãi phân loại chất thải rắn
a) Bãi phân loại chất thải rắn là nơi tập kết chất thải rắn để phân loại và thu hồi các phế liệu có thể tái chế trước khi đưa vào ô chôn lấp.
b) Bãi phân loại chất thải rắn phải đặt ở vị trí thuận tiện cho việc đưa chất thải vào ô chôn lấp.
c) Diện tích bãi phân loại chất thải rắn cần đảm bảo sức chứa chất thải trong 1 ngày.
d) Bãi phân loại chất thải rắn được thiết kế nền đảm bảo sức chịu tải của chất thải và xe ra vào. Xung quanh có rãnh thu gom nước rác dẫn về khu xử lý nước rác.
5.2.2. Khu xử lý nước rác
5.2.2.1. Nước rác sau xử lý ít nhất phải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945: 1995 mới được xả ra ngoài bãi chôn lấp.
5.2.2.2. Khu xử lý nước rác bao gồm các công trình sau:
- Trạm bơm nước rác
- Các công trình xử lý nước rác (bằng phương pháp xử lý cơ học, xử lý hóa học và xử lý sinh học)
- Ô chứa bùn
5.2.2.3. Trong trường hợp nước rác không tự chảy được vào các công trình xử lý, phải thiết kế hệ thống bơm để đưa nước rác vào công trình xử lý. Trạm bơm nước rác phải bố trí thành công trình riêng biệt. Số lượng và công suất làm việc của máy bơm xác định theo lưu lượng nước rác có xét đến đặc điểm của máy bơm. Trong trạm bơm phải có máy bơm dự phòng. Diện tích, kết cấu nhà, hố thu, bể chứa nước, miệng xả theo TCXD 51:1984.
5.2.2.4. Công trình xử lý nước rác
a) Công trình xử lý nước rác nên bố trí ở khu vực có cao độ thấp hơn khu chôn lấp, lợi dụng độ dốc địa hình để nước rác từ hệ thống thu gom của bãi chôn lấp có thể tự chảy vào các công trình xử lý.
b) Khu đất xây dựng công trình xử lý nước rác phải có độ dốc đảm bảo nước rác có thể tự chảy được qua các công trình và thoát nước mưa thuận lợi. Khu đất phải đảm bảo không ngập lụt, có mực nước ngầm thấp.
c) Khu đất xây dựng công trình xử lý nước rác phải bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu phụ trợ.
d) Quy hoạch khu đất xây dựng công trình xử lý nước rác phải đảm bảo:
- Khả năng xây dựng theo từng đợt
- Khả năng mở rộng công suất khi lưu lượng nước rác tăng
- Thuận lợi cho quản lí và sửa chữa
- Chiều dài mương dẫn, cống dẫn phải ngắn nhất.
5.2.2.5. Ô chứa bùn
a) Các bãi chôn lấp quy mô từ vừa đến rất lớn được thiết kế ô chứa bùn để chứa bùn tạm thời trong trường hợp không vận chuyển kịp bùn từ khu xử lý nước rác sang khu chôn lấp. Kích thước ô chứa căn cứ vào kết quả tính toán lưu lượng nước rác và tỷ lệ bùn lắng trong các công trình xử lý.
b) Ô chứa bùn phải có kết cấu gạch hoặc bê tông. Yêu cầu trát, láng đảm bảo không thấm nước ra ngoài.
5.2.3. Khu phụ trợ
5.2.3.1. Tỷ lệ diện tích xây dựng các công trình phụ trợ trong bãi chôn lấp chiếm không quá 20% tổng diện tích bãi chôn lấp.
5.2.3.2. Vị trí khu phụ trợ phải nằm đầu hướng gió chủ đạo của bãi chôn lấp, thuận tiện trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại và kiểm soát các hoạt động của bãi chôn lấp.
5.2.3.3. Thành phần các công trình phụ trợ trong bãi chôn lấp được quy định trong bảng 4 (mục 5.2). Khu phụ trợ không nhất thiết phải có đủ các hạng mục nêu trong bảng 4 nhưng ít nhất phải có: nhà nghỉ cho nhân viên, trạm cân xe, kho dụng cụ và hệ thống cấp điện, cấp nước.
5.2.3.4. Quy định thiết kế các hạng mục phụ trợ như sau:
a) Nhà điều hành, nhà nghỉ cho nhân viên, phòng phân tích: quy mô, diện tích và cấp công trình căn cứ vào số lượng cán bộ, công nhân viên thực tế và thời gian hoạt động của bãi, thông thường là công trình cấp 3-4 theo TCXD 13 : 1991 .
b) Trạm cân: thiết kế trạm cân xe căn cứ vào tải trọng các loại xe được sử dụng trong bãi chôn lấp. Vị trí trạm cân đặt gần lối ra vào bãi để thuận tiện cho việc quản lí.
c) Trạm rửa xe: trạm rửa xe được thiết kế căn cứ vào lưu lượng xe ra vào bãi. Trạm rửa xe phải có hệ thống bơm áp lực.
d) Nhà để xe, xưởng sửa chữa, bảo dưỡng, khu dụng cụ: quy mô, diện tích và cấp công trình căn cứ vào số lượng xe, máy, thiết bị của bãi chôn lấp. Tùy theo quy mô mà có thể thiết kế xây dựng thành từng công trình riêng biệt hay hợp khối trong một công trình.
e) Hệ thống cấp nước: có thể thiết kế cấp nước tại chỗ hoặc từ mạng lưới cấp nước chung của khu vực. Trong trường hợp cấp nước từ nguồn tại chỗ, nên sử dụng nước ngầm từ lỗ khoan và phải có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt. Nước cho sản xuất (rửa xe, tưới đường, tưới cây …) được thiết kế lấy từ kênh thoát nước mưa (hoặc hồ sinh học sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn). Không dùng nước cấp cho sinh hoạt để vệ sinh xe, máy. Mạng lưới cấp nước được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện hành (TCXD 33: 1995, TCVN 4513: 1988 ).
f) Bãi chôn lấp được cấp điện từ mạng lưới điện chung của khu vực. Hệ thống điện được thiết kế theo các tiêu chuẩn cung cấp điện hiện hành (TCVN 3743:1983, TCXD 95:1983; TCXD 25:1991 , TCXD 27:1991 ).
Chú thích:
Những khu vực địa điểm bãi chôn lấp chưa có điện lưới thì được trang bị máy phát điện để phục vụ các nhu cầu về điện của bãi chôn lấp.
g) Bãi chôn lấp được thiết kế chống sét theo tiêu chuẩn TCXD 46:1984.