Quan trắc môi trường lao động là hồ sơ bắt buộc đối với các đơn vị trong quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng người lao động. Việc quan trắc định kỳ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của công ty và đó là giúp cơ quan quản lý có số liệu thực tế về việc đảm bảo môi trường làm việc cho lao động mà công ty nêu ra trong hồ sơ vệ sinh lao động và các hồ sơ pháp lý khác
Quan trắc môi trường lao động là việc tiến hành việc thu thập, đánh giá, phân tích các chỉ tiêu đo lường các yếu tố của môi trường lao động tại vị trí làm việc của người lao động, đối chiếu so với mức yêu cầu từ đó có biện pháp xử lý kịp thời với các chỉ tiêu vượt mức nhằm giảm thiểu tác hại đến sức khỏe người lao động, phòng bệnh nghề nghiệp.
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định rõ ràng về các điều Luật an toàn vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
Nghị định 140/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Thông tư 19/2016/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động.
Theo quy định của nhà nước để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động trong môi trường làm việc. Tất cả các cơ quan tổ chức, công ty, nhà máy xí nghiệp cơ sở sản xuất, bệnh viện, xưởng sản xuất chế biến thực phẩm, hóa phẩm, dệt nhuộm, tái chế kim loại…đều phải thực hiện quan trắc môi trường lao động định kỳ. Cụ thể nhóm đối tượng như sau:
a) Thương mại dịch vụ
b) Khu công nghiệp
c) Các doanh nghiệp
d) Cơ sở y tế
e) Xử lý rác
f) Khu dân cư, đô thị
• Nhóm chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ gió.
• Nhóm chỉ tiêu vật lý: ánh sáng, độ rung, tiếng ồn, phóng xạ, điện từ,..
• Nhóm chỉ tiêu vi sinh vật: nguy cơ dị ứng, mẫn cảm,..
• Nhóm chỉ tiêu hóa học: khí độc, hóa chất độc hại,..
• Nhóm chỉ tiêu bụi: bụi mịn, bụi hô hấp, bụi toàn phần.
• Đánh giá những gánh nặng thể lực, căng thẳng tinh thần và một số chỉ tiêu tâm sinh lý và Ergonomics.
Tần suất đo kiểm môi trường làm việc được quy định theo khoản 2 Điều 7 tại Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) phải thực hiện công tác đo kiểm quan trắc môi trường định kỳ tối thiểu 01 lần/năm. Đồng thời thực hiện báo cáo đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống các yếu tố độc hại, cam kết thực hiện những tiêu chuẩn chưa đạt.
Theo quy định, trước ngày 31 tháng tháng 12 hằng năm, các doanh nghiệp phải nộp các báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi đặt trụ sở kinh doanh chính như sau:
• Báo cáo tình hình thực hiện công tác đảm bảo, an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở cho Sở Lao Động – Thương Binh và Xã hội.
• Báo cáo quan trắc môi trường lao động cho Sở Y Tế
Biểu mẫu 'Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động' được quy định tại Phụ lục III - Mẫu số 04 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP mới được ban hành: phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp (người sử dụng lao động) không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ trước 31 tháng 12 hằng năm
Việc đo kiểm môi trường lao động dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu, không có văn bản ban hành nào quy định về các thông số bắt buộc phải đo kiểm.
Nguyên tắc: mẫu được lấy mang tính đồng nhất, đại diện và vị trí lấy mẫu là nơi có người lao động thường xuyên làm việc.
Vị trí lấy mẫu: theo hướng dẫn như hình các vẽ sau:
Ảnh: Hướng dẫn vị trí quan trắc môi trường lao động
Thông số lấy mẫu lấy mẫu:
Thông số thường gặp: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, ồn, bụi, CO, NO2, SO2.
Một số vị trí lấy thêm thông số đặc biệt:
- Độ rung: gồm vận tốc rung: rung đứng và rung ngang (lấy theo dải tầng rung) (theo thông tư 27/2016/BYT)
- Hơi hóa chất: tên hóa chất và vị trí có sử dụng hóa chất, công đoạn có khả năng phát sinh hơi hóa chất độc hại.
Việc lấy thông số đo đạc chủ yếu được dựa trên kinh nghiệm, không có thông tư văn bản quy định cụ thể đối với từng đối tượng.
Việc có thể yêu cầu bổ sung thêm thông số hoặc số mẫu của cơ quan chức năng hoàn toàn có thể
Những hướng dẫn trên đây chỉ giúp nhân viên có thêm cơ sở lựa chọn những thông số cơ bản, thường gặp để hạn chế tối đa các vấn đề về việc bổ sung thông số đo đạc cho hồ sơ môi trường.
Hướng dẫn này được cập nhật thường xuyên định kỳ 06 tháng/lần.
Tải xuống Biểu mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động TẠI ĐÂY
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp