Trách nhiệm tái chế, xử lý, tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 thực chất là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (Extended Producer Responsibility – EPR). Theo đó, EPR là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đối với sản phẩm của mình được mở rộng đến giai đoạn thải bỏ của vòng đời sản phẩm. Trên thế giới, EPR là cơ chế được áp dụng rộng rãi, thành công và đem lại nhiều lợi ích to lớn về khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế, là chìa khóa thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.
Tại Việt Nam, EPR đã quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường 2005 với quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và được cụ thể hóa tại Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg ngày 9/8/20213 của Thủ tướng Chính phủ. Sau đó, EPR được tiếp tục kế thừa và quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 với quy định trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và được cụ thể hóa tại Quyết định 16/2015/QĐ-TTg ngày 22/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên EPR gần như chưa được triển khai trên thực tế tại Việt Nam.
Chia sẻ nội dung quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020 liên quan đến EPR, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định 02 của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu gồm:
Về trách nhiệm tái chế:
Ông Phan Tuấn Hùng cho biết, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo một tỷ lệ tái chế bắt buộc và theo quy cách tái chế bắt buộc. Các sản phẩm, bao bì phải được tái chế là các sản phẩm, bao bì có giá trị tái chế, bao gồm: pin, ắc quy; thiết bị điện và điện tử; săm lốp; dầu nhớt; ô tô, xe máy; bao bì.
Để thực hiện trách nhiệm của mình, nhà sản xuất, nhập khẩu được lựa chọn một trong 04 hình thức:
Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thúc đẩy, hỗ trợ các hoạt động tái chế, tăng tỷ lệ tái chế; từng bước thiết lập ngành công nghiệp tái chế và phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Về trách nhiệm xử lý:
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, bao bì chứa các chất độc hại, gây khó khăn cho việc thu gom, xử lý hoặc không có khả năng tái chế (bao gồm: bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu; tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần; kẹo cao su; thuốc lá; sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu có sử dụng nhựa như một thành phần nguyên liệu) thì phải có trách nhiệmđóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợtrực tiếp các hoạt động thu gom, xử lý, nghiên cứu, sáng kiến quản lý chất thải sinh hoạt.
Mục tiêu chính sách của quy định này nhằm thay đổi hành vi sản xuất, tiêu dùng theo hướng thân thiện môi trường; đồng thời chia sẻ một phần gánh nặng tài chính cho quản lý chất thải sinh hoạt từ nhà nước sang nhà sản xuất, nhập khẩu.
Tiếp tục hoàn thiện quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu trong năm 2021:
Các ý kiến tại Hội thảo nhất trí và đồng thuận cao với quy định trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và đề xuất quy định chi tiết nội dung này của Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một số ý kiến đề nghị cần xác định cụ thể thế nào là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tỷ lệ tái chế bắt buộc được xác định như thế nào và cần xem xét có lộ trình thực hiện phù hợp với thực tế Việt Nam…
Kết luận Hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thay mặt đơn vị soạn thảo ghi nhận và tiếp thu các ý kiến tại hội thảo để tiếp tục hoàn thiện quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Theo ông Phan Tuấn Hùng, đây là một trong những nội dung của dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong năm 2021 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022.
Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài nguyên & Môi trường. (http://www.monre.gov.vn/)