Quản lý chất thải trong hoạt động y tế cần tuân thủ những quy tắc về luật bảo vệ môi trường như thế nào?

Thứ 4, 11/01/2023, 02:01 GMT+7

Cập nhật mới theo luật bảo vệ môi trường 2020, Kính mời Quý vị tham khảo những quy tắc về luật bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế? Hướng dẫn quản lý chất thải trong hoạt động y tế?

Các cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nhằm đảm bảo theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Hoạt động y tế cần tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

 Hoạt động y tế cần tuân thủ những quy tắc về luật bảo vệ môi trường như thế nào?

Nguồn cổng thông tin Sở TN & MT Vĩnh Phúc

"Điều 62. Bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế và kiểm soát tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người

1. Bệnh viện, cơ sở y tế khác phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:

a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi xả ra môi trường;

b) Phân loại chất thải rắn tại nguồn; thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường lẫn vào chất thải y tế lây nhiễm thì phải quản lý như đối với chất thải y tế lây nhiễm;

c) Ưu tiên lựa chọn công nghệ không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong xử lý chất thải y tế lây nhiễm;

d) Khuyến khích việc khử khuẩn chất thải y tế lây nhiễm để loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi xử lý tập trung;

đ) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;

e) Xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

g) Xây dựng, vận hành công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải theo quy định.

2. Cơ sở y tế sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

3. Chất ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người phải được quản lý như sau:

a) Nhận diện, đánh giá, cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát chất ô nhiễm có khả năng tác động đến sức khỏe con người; các vấn đề về bệnh tật và sức khỏe con người có liên quan trực tiếp đến chất ô nhiễm;

b) Kiểm soát và xử lý từ nguồn phát sinh đối với chất ô nhiễm có tác động đến sức khỏe con người và vấn đề về bệnh tật được xác định có nguyên nhân trực tiếp từ chất ô nhiễm;

c) Quản lý, chia sẻ, công bố thông tin về chất ô nhiễm có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người."

Như vậy, trong hoạt động y tế cần phải đáp ứng về các yêu cầu nêu trên để bảo vệ môi trường xung quanh.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử pháp luật

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc