Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại tỉnh Quảng Trị

Thứ 6, 04/07/2025, 15:06 GMT+7

Tại Quảng Trị, hành trình “biến rác thành tài nguyên” đang được khởi động mạnh mẽ, với định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo hướng hiện đại – hiệu quả – thân thiện môi trường. Giải pháp này không chỉ dừng lại ở việc phân loại rác tại nguồn, mà còn tối ưu xử lý sau phân loại, đặc biệt là với nhóm chất thải vô cơ – một loại rác vốn khó xử lý nhưng lại có thể trở thành “nhiên liệu thay thế” nếu được thu gom và xử lý đúng cách. Bài viết đề xuất những giải pháp thiết thực để quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt – góp phần bảo vệ môi trường và lan tỏa lối sống xanh trong cộng đồng.

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT – “GÁNH NẶNG HÀNG NGÀY” BỊ XEM NHẸ
Tại Tỉnh Quảng Trị, mỗi ngày người dân vẫn đang thải ra hàng tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) – từ vỏ trái cây, hộp cơm, túi nylon, chai nhựa… đến những bao bì, vật dụng hư hỏng, thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.

Chất thải rắn sinh hoạt có mặt trong mọi hộ gia đình, hàng quán, công ty, siêu thị,.... Và chúng trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng cũng chính vì quá quen thuộc, chất thải rắn sinh hoạt lại bị… xem nhẹ.

Chúng ta vứt rác mỗi ngày, nhưng đã bao giờ tự hỏi: Sau khi rác rời khỏi tay mình, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ai sẽ xử lý? Xử lý như thế nào?

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT – TỪ GÁNH NẶNG TRỞ THÀNH CƠ HỘI

Thực tế cho thấy, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt xung quanh chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng hoặc tái chế – nếu được phân loại đúng cách ngay từ đầu. Chỉ một hành động nhỏ, như phân loại rác đúng cách, lại có thể tạo ra thay đổi lớn: biến những gì từng bị xem là rác thành nguồn tài nguyên quý giá. Và điều đó - bắt đầu từ chính bạn.

Từ năm 2023, tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình phân loại CTRSH tại nguồn.

ĐƯỜNG ĐI CỦA “RÁC” – HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU KHÔNG CHÔN LẤP 

Sau khi phân loại chất thải riêng thành các nhóm, Môi trường Á Châu cung cấp giải pháp đối với từng loại chất thải phát sinh như sau: 

Trong chuỗi giá trị tái chế rác, phân loại chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng hơn là quy trình xử lý sau phân loại, đặc biệt với các nhóm rác phức tạp như vô cơ khó tái chế và cồng kềnh. Nếu không có hướng đi đúng, chúng sẽ quay lại làm gánh nặng môi trường và tiêu tốn tài nguyên đất chôn lấp.

 C THẢI CỒNG KỀNH – ĐỪNG VỨT BỪA BÃI, HÃY GỬI ĐI ĐÚNG CHỖ
Rác thải cồng kềnh là những vật dụng lớn, nặng như: bàn ghế cũ, tủ, nệm, sofa, thiết bị điện tử hỏng… Chúng không thể thu gom bằng xe rác thông thường và nếu bị bỏ tràn lan sẽ gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị và có thể gây ô nhiễm.

ĐỒNG XỬ LÝ – GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO RÁC VÔ CƠ KHÓ TÁI CHẾ

Trong số các nhóm chất thải, chất thải vô cơ khó tái chế lâu nay luôn là “bài toán khó” đối với nhiều địa phương: không thể tận dụng, không thể tái chế, lại không thể đốt hiệu quả và càng không nên chôn lấp vì gây ô nhiễm cho môi trường.

Thay vì để khối lượng chất thải này trở thành gánh nặng môi trường, Môi trường Á Châu đã lựa chọn một hướng đi khác biệt – giải pháp đồng xử lý tại nhà máy xi măng.

Quy trình đồng xử lý này hoàn toàn khép kín:

- Không tạo mùi hôi

- Không phát sinh khí độc

- Không để lại tro thải

- An toàn với môi trường và sức khỏe cộng đồng

Đồng thời, giải pháp này giúp:

- Giảm gánh nặng chôn lấp

- Tiết kiệm nguyên liệu đầu vào (than đá, đất sét…)

- Góp phần giảm phát thải CO₂ – yếu tố then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Đây là giải pháp chiến lược để hướng đến mục tiêu không chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt – một bước tiến quan trọng trong xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và đô thị xanh tại tỉnh Quảng Trị.

MTAC – ĐỒNG HÀNH CÙNG TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG HÀNH TRÌNH PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT BỀN VỮNG
Trong nỗ lực giảm thiểu và nâng cao tỷ lệ phân loại – thu hồi giá trị từ chất thải, MTAC luôn chủ động thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng với các Đơn vị, Cơ quan, Tổ chức, Doanh nghiệp, nhằm cùng nhau phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị vận hành và bảo vệ môi trường đô thị.

Tại tỉnh Quảng Trị – nơi đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một địa phương phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và môi trường, MTAC không chỉ đơn thuần là đơn vị thu gom chất thải – mà còn là người bạn đồng hành trong các chương trình xanh hóa, từ tuyên truyền phân loại rác đến thu gom định kỳ, chuyển giao tái chế, và hỗ trợ triển khai các mô hình quản lý chất thải hiệu quả.

MTAC cam kết đồng hành cùng tỉnh Quảng Trị trong hành trình phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao ý thức cộng đồng và lan tỏa lối sống xanh – sạch – bền vững.

Nguồn: Môi trường Á Châu tổng hợp 

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc