Việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt đúng cách không chỉ đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật mà còn góp phần quan trọng vào sứ mệnh bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Thông qua các hoạt động tái sử dụng, tái chế và giảm thiểu lượng rác thải phải chôn lấp, Thành phố Huế đang từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng một đô thị xanh, sạch, văn minh và thân thiện với môi trường.
Tại Thành phố Huế, mỗi ngày người dân vẫn đang thải ra hàng tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) – từ vỏ trái cây, hộp cơm, túi nylon, chai nhựa… đến những bao bì, vật dụng hư hỏng, thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.
Chất thải rắn sinh hoạt có mặt trong mọi hộ gia đình, hàng quán, công ty, siêu thị, bệnh viện, bệnh viện, nhà máy. Và chúng trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng cũng chính vì quá quen thuộc, chất thải rắn sinh hoạt lại bị… xem nhẹ.
Chúng ta vứt rác mỗi ngày, nhưng đã bao giờ tự hỏi: Sau khi rác rời khỏi tay mình, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Ai sẽ xử lý? Xử lý như thế nào?
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT – TỪ GÁNH NẶNG TRỞ THÀNH CƠ HỘI
Thực tế cho thấy, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt xung quanh chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng hoặc tái chế – nếu được phân loại đúng cách ngay từ đầu. Chỉ một hành động nhỏ, như phân loại rác đúng cách, lại có thể tạo ra thay đổi lớn: biến những gì từng bị xem là rác thành nguồn tài nguyên quý giá. Và điều đó - bắt đầu từ chính bạn.
Từ năm 2023, Thành phố Huế đã triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình phân loại CTRSH tại nguồn.
ĐƯỜNG ĐI CỦA "RÁC" - HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU KHÔNG CHÔN LẤP
Sau khi phân loại chất thải riêng thành các nhóm, Môi trường Á Châu cung cấp giải pháp đối với từng loại chất thải phát sinh như sau:
Thành phố Huế là một trong số ít địa phương thực hiện phân loại riêng chất thải thủy tinh – bởi chính quyền và đơn vị thực hiện hiểu rằng: thủy tinh không chỉ là rác, mà là tài nguyên có thể tái sinh nhiều lần.
Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý phù hợp, thủy tinh rất dễ bị lẫn tạp, vỡ vụn hoặc trộn lẫn trong rác sinh hoạt – khiến quá trình thu hồi trở nên kém hiệu quả, thậm chí bị bỏ sót.
Nhằm tận dụng tối đa giá trị của nhóm chất thải đặc biệt này, Môi Trường Á Châu đã xây dựng một giải pháp chuyên biệt dành riêng cho thủy tinh
HƯỚNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG - ĐỒNG HÀNH CÙNG TIÊU CHUẨN XANH
Trong bối cảnh thị trường ngày càng đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường, việc “xanh hóa” không còn là một lựa chọn theo xu hướng – mà đã trở thành một yêu cầu tất yếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững.
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) kết hợp cùng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Giảm chi phí vận hành.
- Dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư.
- Gia tăng uy tín thương hiệu.
- Chủ động tuân thủ quy định pháp luật, hạn chế rủi ro và phát sinh chi phí không mong muốn.
Và để hành động đúng ngay từ đầu, nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn các bộ tiêu chuẩn xanh dưới đây như kim chỉ nam để định hướng và triển khai hiệu quả. Cụ thể:
Trong nỗ lực giảm thiểu và nâng cao tỷ lệ phân loại – thu hồi giá trị từ chất thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhà máy, khu sản xuất, khu dịch vụ – thương mại tại Thành phố Huế, MTAC luôn chủ động thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng với các Đơn vị, Cơ quan, Tổ chức, Doanh nghiệp, nhằm cùng nhau phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị vận hành và bảo vệ môi trường đô thị.
Tại Thành phố Huế – nơi đang từng bước xây dựng mô hình đô thị xanh, thông minh, và bền vững, MTAC không chỉ đơn thuần là đơn vị thu gom chất thải - chúng tôi là đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình xanh hóa
Từ hướng dẫn phân loại đến tổ chức thu gom định kỳ, chuyển giao tái chế đến tư vấn giải pháp tối ưu vận hành – MTAC luôn sẵn sàng.
MTAC cam kết đồng hành cùng Thành phố Huế và cộng đồng doanh nghiệp trên hành trình quản lý chất thải hiệu quả, phát triển kinh tế tuần hoàn và lan tỏa giá trị sống xanh – sạch – bền vững.
Nguồn: Môi trường Á Châu tổng hợp