Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại tỉnh Quảng Trị

Thứ 7, 19/07/2025, 09:49 GMT+7

Tại Quảng Trị, hành trình “Tái sinh chất thải thành tài nguyên” đang được khởi động mạnh mẽ, với định hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo hướng hiện đại – hiệu quả – thân thiện môi trường.

Không đơn thuần dừng lại ở khâu phân loại tại nguồn, mô hình này tập trung sâu vào công đoạn xử lý sau phân loại, đặc biệt với nhóm chất thải rắn sinh hoạt vô cơ, chất thải cồng kềnh – loại chất thải tưởng chừng không còn giá trị, khó xử lý nhưng thực chất lại có thể trở thành “nhiên liệu thay thế” nếu được thu gom và xử lý đúng cách.

Bài viết này sẽ mở ra những giải pháp thiết thực, sát với thực tế để Quảng Trị không chỉ xử lý hiệu quả mà còn tái sinh chất thải thành tài nguyên – góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng lối sống xanh, lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “chất thải là tài nguyên” trong cộng đồng.

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quảng Trị

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT – “GÁNH NẶNG HÀNG NGÀY” BỊ XEM NHẸ

Tại Tỉnh Quảng Trị, mỗi ngày người dân vẫn đang thải ra hàng tấn chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) – từ vỏ trái cây, hộp cơm, túi nylon, chai nhựa… đến những bao bì, vật dụng hư hỏng, thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn.

Chất thải rắn sinh hoạt có mặt trong mọi hộ gia đình, hàng quán, công ty, siêu thị,.... Và chúng trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, nhưng cũng chính vì quá quen thuộc, chất thải rắn sinh hoạt lại bị… xem nhẹ.

Mỗi ngày, chúng ta vô thức bỏ đi những thứ không còn giá trị – gọi chung là chất thải. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: Sau khi rời khỏi tay mình, hành trình của chúng sẽ tiếp diễn thế nào? Ai sẽ xử lý? Xử lý như thế nào?

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT – TỪ GÁNH NẶNG TRỞ THÀNH CƠ HỘI

Thực tế cho thấy, phần lớn chất thải rắn sinh hoạt xung quanh chúng ta hoàn toàn có thể tái sử dụng hoặc tái chế – nếu được phân loại đúng cách ngay từ đầu. Chỉ một hành động nhỏ, như phân loại rác đúng cách, lại có thể tạo ra thay đổi lớn: những gì từng bị xem là rác có thể trở thành nguồn tài nguyên quý giá. Và điều đó - bắt đầu từ chính bạn.

Theo Khoản 1, Điều 4, Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 20/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị, hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện phân loại tại nguồn thành 04 nhóm:

a) Chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế;

b) Chất thải thực phẩm;

c) Chất thải cồng kềnh;

d) Chất thải rắn sinh hoạt khác.

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quảng Trị

ĐƯỜNG ĐI CỦA “CHẤT THẢI” – HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU KHÔNG CHÔN LẤP 

Sau khi phân loại chất thải riêng thành các nhóm, Môi trường Á Châu cung cấp giải pháp đối với từng loại chất thải phát sinh như sau: 

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại tỉnh Quảng Trị

Trong hành trình quản lý chất thải, phân loại tại nguồn chính là bước khởi đầu quan trọng nhất. Khi chất thải được phân loại đúng ngay từ đầu, việc thu gom, tái chế hay xử lý sau này sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Có thể nói, phân loại chính là ‘chìa khóa’ giúp chất thải đi đúng đường.

Tuy nhiên, phân loại thôi chưa đủ. Sau khi phân loại, cần có những giải pháp xử lý phù hợp, đặc biệt với những loại chất thải khó xử lý như chất thải rắn sinh hoạt vô cơ hay chất thải cồng kềnh. Nếu không xử lý đúng cách, chúng vẫn có thể quay lại gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích chôn lấp và trở thành gánh nặng lâu dài.

VẬY MÔI TRƯỜNG Á CHÂU ĐÃ CHỌN GIẢI PHÁP NÀO? 

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại tỉnh Quảng Trị

Môi Trường Á Châu ưu tiên các giải pháp tái sử dụng, tái chế và xử lý có lợi cho môi trường, hạn chế chôn lấp - phù hợp với quan điểm tiếp cận xuyên suốt của Môi Trường Á Châu, tức xem "Chất thải là tài nguyên, là nguồn nguyên liệu" - tiếp tục tuần hoàn vào chu trình sản xuất mới.

HÀNH TRÌNH "TÁI SINH" CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÔ CƠ VÀ CHẤT THẢI CỒNG KỀNH

Trong số các nhóm chất thải, chất thải rắn sinh hoạt vô cơchất thải cồng kềnh từ lâu vẫn là “bài toán nan giải” tại nhiều địa phương. Đây là những loại chất thải khó tái chế nếu không được phân loại hoặc xử lý đúng cách. Việc chôn lấp không phải giải pháp tối ưu, bởi chúng chiếm diện tích lớn và tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường kéo dài.

Thay vì coi đây là gánh nặng, Môi Trường Á Châu đã lựa chọn một hướng đi khác biệt – tận dụng phần chất thải không có khả năng tái chế hoặc khả năng tái chế thấp làm nhiên liệu thay thế trong quá trình đồng xử lý tại lò nung clinker của các nhà máy xi măng.

Tại Môi Trường Á Châu, chúng tôi định hướng xử lý loại chất thải này bằng cách tái sinh giá trị năng lượng, sử dụng làm nhiên liệu thay thế than đá trong các lò nung clinker với nhiệt độ có thể đạt từ 1.400 °C đến 2.000 °C – đảm bảo tiêu hủy hoàn toàn, đồng thời giảm phát thải carbon và tiết kiệm tài nguyên nhiên liệu hóa thạch.

Vậy hành trình tái sinh chất thải rắn sinh hoạt vô cơ và chất thải cồng kềnh sẽ diễn ra như thế nào?

QUY TRÌNH ĐỒNG XỬ LÝ – CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN 

Giai đoạn 01: Tiền xử lý - chuẩn bị cho hành trình "Tái sinh" chất thải thành nhiên liệu 

Trước khi trở thành nhiên liệu thay thế trong lò nung clinker, chất thải rắn sinh hoạt vô cơ và chất thải cồng kềnh cần được xử lý sơ bộ tại nhà máy tiền xử lý.

Tại đây, chất thải sẽ được phân loại, phá vỡ kết cấu, cắt, nghiền,...nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về kích thước, độ ẩm, nhiệt trị để phù hợp với yêu cầu tiếp nhận của nhà máy xi măng.

Sau khi hoàn tất, nguồn chất thải đã xử lý được vận chuyển về kho tiếp liệu tại các nhà máy xi măng, sẵn sàng đóng vai trò nhiên liệu thay thế than đá trong quá trình đồng xử lý.  

Video:“Công đoạn cắt, nghiền chất thải tại nhà máy tiền xử lý – Chuẩn bị cho quá trình tái sinh thành nhiên liệu.”

Giai đoạn 02: Đồng xử lý tại nhà máy xi măng 

Sau khi hoàn tất công đoạn tiền xử lý, phần chất thải đạt chuẩn sẽ được đưa vào lò nung clinker tại nhà máy xi măng - chính thức bước vào giai đoạn đồng xử lý.

Vậy quá trình tái sinh chất thải thành nhiên liệu sạch tại nhà máy xi măng diễn ra như thế nào?

Video:"Đồng xử lý chất thải"

* Hiệu quả môi trường: 

+ Nhiệt độ cao và ổn định, thời gian lưu cháy lâu cho phép tiêu hủy hoàn toàn chất thải và không làm phát sinh các chất độc hại như Dioxin, Furan.

+ Khí thải được xử lý và kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống quan trắc tự động.

+ Toàn bộ tro phát sinh trong quá trình đốt là tro bay, được phối trộn trong sản xuất clinker cho xi măng, không phát sinh nước thải hay tro xỉ phải chôn lấp.

+ Đồng xử lý làm giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế và giải pháp thực sự loại bỏ toàn bộ chất thải chứ không chỉ là giảm thiểu.

* Phù hợp quy định hiện hành:

+ Giải pháp đóng góp vào nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, tổ chức, nhãn hàng,... trong việc chuyển đổi, ứng dụng công nghệ xanh, tiêu chuẩn quốc tế, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.

MTAC – ĐỒNG HÀNH CÙNG TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG HÀNH TRÌNH PHÂN LOẠI VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT BỀN VỮNG

Trong nỗ lực giảm thiểu và nâng cao tỷ lệ phân loại – thu hồi giá trị từ chất thải, MTAC luôn chủ động thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng với các Đơn vị, Cơ quan, Tổ chức, Doanh nghiệp, nhằm cùng nhau phát huy thế mạnh, gia tăng giá trị vận hành và bảo vệ môi trường đô thị.

Tại tỉnh Quảng Trị – nơi đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một địa phương phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và môi trường, MTAC không chỉ đơn thuần là đơn vị thu gom chất thải – mà còn là người bạn đồng hành trong các chương trình xanh hóa, từ tuyên truyền phân loại rác đến thu gom định kỳ, chuyển giao tái chế, và hỗ trợ triển khai các mô hình quản lý chất thải hiệu quả.

MTAC cam kết đồng hành cùng tỉnh Quảng Trị trong hành trình phát triển kinh tế tuần hoàn, nâng cao ý thức cộng đồng và lan tỏa lối sống xanh – sạch – bền vững.

Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại tỉnh Quảng Trị

Xem thêm: 

1. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại - Giải pháp xanh cho Doanh Nghiệp

2. Giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại Thành phố Huế

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc