ĐỒNG HÀNH CÙNG NHỮNG NGƯỜI LƯỢM NHẶT, THU GOM VE CHAI - “SAN SẺ YÊU THƯƠNG – CHO ĐI LÀ CÒN MÃI”!

Chủ nhật, 31/07/2022, 01:55 GMT+7

Hoạt động tháng 8, Môi Trường Á Châu có hoạt động đồng hành cùng những người chị, cô chú lượm, thu gom ve chai. Họ là lực lượng góp phần làm tăng lượng rác thải có khả năng tái sử dụng tái chế tiếp tục vòng đời thứ 2 thay vì đi vào các bãi chôn lấp sinh hoạt. Kính mời quý vị cùng tham khảo và chia sẻ để được đồng hành!

Ảnh: Hoạt động thu gom ve chai

Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 80% lượng rác thải nhựa được đem đi tái chế là do 'thành phần phi chính thức' thu gom. Họ chính là những người chị, bà cô hay ông chú thu gom ve chai mà chúng ta thấy mỗi ngày.

Theo tiến sĩ Trịnh Thái Hà - giám đốc quốc gia của Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa Việt Nam (NPAP), vào năm 2018 có 1,53 triệu tấn rác thải nhựa không được quản lý ngoài môi trường Việt Nam.

Theo ước tính của bà Thái Hà, khoảng 83% lượng rác thải nhựa đến các cơ sở tái chế hiện nay là do "thành phần phi chính thức" thu gom. "Họ không phải ai xa lạ. Họ chính là các cô các bà gom ve chai, những vựa thu mua và các làng tái chế. Họ là những người đang đóng góp một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu thất thoát, rò rỉ rác thải nhựa ra môi trường", bà Thái Hà nêu thực tế.

(Số liệu nguồn báo tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/giam-rac-thai-nhua-o-viet-nam-hay-tran-trong-nguoi-gom-ve-chai-20220609142947086.htm)

Các thành viên, tổ chức, cá nhân, các bạn …có nhu cầu đồng hành cùng các cô chú anh chị lượm, thu gom ve chai cụ thể bằng các hành động: Chia sẻ quần áo mới, quần áo cũ, đồ gia dụng, đồ cũ trực tiếp liên hệ theo số: 0338 35 11 22 để được đồng hành. 

đồng hành cùng những người lượm nhặt ve chai

Chúng tôi sẽ trực tiếp tiếp nhận tại điểm kho, chi nhánh của Môi Trường Á Châu. 

Chúng tôi mong muốn đồng hành và nhân rộng mô hình có ích này đến lực lượng lượm, thu gom ve chai. Mỗi người chúng ta khi nhìn thấy các cô, các bà ve chai, hãy dành cho họ những lời ngợi khen vì những nỗ lực và sự đóng góp của họ trong việc làm sạch môi trường cho chúng ta, đúng theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

XEM THÊM 

Sống xanh: Chúng tôi tiếp nhận "0 đồng" quần áo cũ, đồ cũ, hàng cồng kềnh!

Ý kiến bạn đọc