Đồng hành cùng Hội chữ thập đỏ phường Bình Hưng Hòa B trao tặng 110 phần quà cho các cô chú thu nhặt ve chai tại xã Tóc Tiên

Thứ 4, 17/08/2022, 09:01 GMT+7

Nghề thu nhặt ve chai vừa lâu đời vừa quen thuộc với chúng ta. Đây là một nghề đáng trân trọng khi người thu nhặt ve chai góp phần làm giảm thiểu rác thải, gián tiếp đưa rác thải đi vào vòng đời thứ 2. Tuy nhiên một bộ phận cô chú trong nghề còn khó khăn vì thế hân hạnh làm cầu nối đồng hành cùng Hội chữ thập đỏ, Môi Trường Á Châu đã có dịp trao tặng các phần quà đến các cô chú tại xã Tóc Tiên ngày 14.08.2022

Những người chung tay thầm lặng trong việc bảo vệ môi trường

Theo ước tính của bà Thái Hà, khoảng 83% lượng rác thải nhựa đến các cơ sở tái chế hiện nay là do "thành phần phi chính thức" thu gom. "Họ không phải ai xa lạ. Họ chính là các cô các bà gom ve chai, những vựa thu mua và các làng tái chế. Họ là những người đang đóng góp một phần không nhỏ vào việc giảm thiểu thất thoát, rò rỉ rác thải nhựa ra môi trường", bà Thái Hà nêu thực tế.
(Số liệu nguồn báo tuổi trẻ: https://tuoitre.vn/giam-rac-thai-nhua-o-viet-nam-hay-tran-trong-nguoi-gom-ve-chai-20220609142947086.htm)

Hoạt động trao tặng 110 phần quà 

Chương trình trao tặng 110 phần quà đồng hành cùng Ông Trần Tấn Thi – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Thầy Thích Minh Hiền - Trụ trì tịnh thất Ngọc Minh, các mạnh thường quân cùng các cô chú trong Hội chữ thập đỏ. 

Hoạt động trao tặng tại Ủy ban nhân dân xã Tóc Tiên với sự có mặt của Ông Nguyễn Văn Hùng – Phó chủ tịch UBND xã, Bà Nguyễn Thị Đào – Chủ tịch MTTQ xã Tóc Tiên.

Qua chương trình này thay mặt quý Anh/Chị đóng góp Môi Trường Á Châu đã quyên tặng số quần áo cũ đến các cô chú tại xã Tóc Tiên. Tại các chi nhánh/kho trong thời gian 3 tháng qua, Môi Trường Á Châu đã tiếp nhận hơn 4.000 món đồ cũ, tập sách, hàng cồng kềnh,…. Trân trọng cảm ơn những tấm lòng của quý Anh/Chị, Môi Trường Á Châu sẽ cập nhật thêm hình ảnh trong chuyến đi ngày 14.08.2022 tại trang web chính thức www.moitruongachau.com.

Chương trình trao quà tại huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An

Chương trình đồng hành cùng Hội chữ thập đỏ phường Bình Hưng Hòa B trao 100 phần quà cho người dân tại Huyện Đức Huệ, Tỉnh Long An (ảnh: Môi Trường Á Châu)

Đồng hành cùng hoạt động thường niên

Mỗi món đồ cũ đều mang trong mình một khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc đóng góp giá trị còn lại với một vai trò mới. Môi Trường Á Châu luôn tìm kiếm giải pháp để các “món đồ cũ” trở thành “món quà chia sẻ” hoặc nguồn nguyên liệu tiếp tục tuần hoàn vào chu trình mới!

Dự án “Tiếp nhận 0đ” là hoạt động định kỳ thường niên tại Môi Trường Á Châu. Giải pháp theo thứ tự ưu tiên đối với quần áo cũ là tái sử dụng lại – gia công (tái sử dụng) – đồng xử lý. Quần áo cũ sau khi đã thu gom và tiếp nhận từ các khu vực kho bãi chúng tôi sẽ tổng hợp và phân loại. Các món có khả năng sử dụng lại sẽ được phân loại, xếp gọn gàng kết hợp với các tổ chức chia sẻ cho các hoàn cảnh khó khăn cần dùng đến. Các món không thể sử dụng lại nhưng còn khả năng tái sử dụng chúng tôi sẽ đưa đến các tổ chức khuyết tật để gia công cắt, may thành vải lau công nghiệp và cung cấp lại vải này cho các nhà máy để lau máy móc,... Điển hình là “Cơ sở may công nghiệp người khuyết tật” quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, +++. Những món đồ sờn, rách, hỏng không thể tái sử dụng được chúng tôi sẽ cho cắt nhỏ để cấp liệu cho các nhà máy xi măng trở thành nhiên liệu đốt thay thế cho than. 

Môi Trường Á Châu với quan niệm “chất thải là tài nguyên” chúng tôi chú trọng giảm thiểu, phân loại tại nguồn, cung cấp các giải pháp bền vững để hạn chế phát sinh chất thải cho môi trường. Đối với chúng tôi các món đồ cũ mang trong mình một giá trị nhất định vì thế việc chúng tôi cần làm là tìm các giải pháp để các món đồ này phát huy hết giá trị của mà chúng đang có.

Dự án tiếp nhận 0đ - Môi Trường Á Châu

Dự án "Tiếp nhận 0đ" - Môi Trường Á Châu (ảnh: Môi Trường Á Châu)

Môi Trường Á Châu mong muốn thông qua dự án này là một hành động, một mảnh ghép nhỏ để bảo vệ môi trường của chúng ta. Đồng thời lan tỏa truyền thông đến các cá nhân, tổ chức cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Ngoài quần áo cũ Môi Trường Á Châu còn tiếp nhận thêm sách cũ, đồ chơi,... Hi vọng sẽ nhận được sự quan tâm và đóng góp của các anh/chị để những món đồ cũ phát huy hết những giá trị của chúng. 

Xem thêm:

Sống xanh: Chúng tôi tiếp nhận "0 đồng" quần áo cũ, đồ cũ, hàng cồng kềnh!

Thay mới, dọn nhà: Băn khoăn quần áo cũ, rác thải cồng kềnh (giường nệm, sofa, bàn ghế, …) cũ đi về đâu?

Nguồn: Môi Trường Á Châu
 

Ý kiến bạn đọc