Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh – Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2030 thành phố phấn đấu giảm 10% khí phát thải và tiến tới nền kinh tế carbon thấp, con số này sẽ lên 30% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.
Trong giai đoạn 2021-2025 tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng phó với BĐKH; triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra; tăng khả năng chống chịu và nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước BĐKH.
Giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ tăng cường phối hợp, lồng ghép hoạt động trong triển khai giải pháp, nhiệm vụ, nâng cao năng lực các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước BĐKH.
Trong giai đoạn 2021-2025, tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu; kế thừa và triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc tăng cường quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, thúc đẩy lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu và quy hoạch, kế hoạch của TP. Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tận dụng các cơ hội của biến đổi khí hậu để phát triển nền kinh tế theo hướng cac-bon thấp.
Giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến 2050, tiếp tục tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái để tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu. Nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đối khí hậu. Thúc đẩy các hành động thích ứng mang lại đồng lợi ích trong giảm nhẹ các rủi ro do biến đổi khí hậu và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Triển khai các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, tận dụng các cơ hội của biến đổi khí hậu để phát triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp.
Ngành nông nghiệp triển khai các chương trình dự án ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính cấp bách trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích phù hợp với nguồn lực mang lại hiệu quả, quản lý rừng bền vững, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng, trồng, bảo bệ, phục hồi rừng nhất là rừng ngập mặn ven biển Huyện Cần Giờ.
Ngành công nghiệp tập trung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, quản lý phát thải khí nhà kính đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp, chuyển đổi công nghệ sạch và công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp nhằm giảm phát thải khí nhà kính…
Tập trung một số nhóm giải pháp về tăng cường năng lực thể chế chính sách, giải pháp khoa học công nghệ, huy động nguồn lực tài chính, hợp tác quốc tế nhằm chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 trên địa bàn thành Phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: HCM CityWeb