Đây chính là lý do khiến New Zealand trở thành quốc gia có nền giáo dục thân thiện với môi trường nhất thế giới

Thứ 2, 24/12/2018, 01:56 GMT+7

Tại New Zealand, với những sáng kiến giáo dục trong trường học đã góp sức không nhỏ tạo nên bao thế hệ người Kiwi tôn thờ Mẹ Thiên nhiên.

Từ đầu năm 2018, một hãng bay lớn đã tạo được thiện cảm đặc biệt với những người yêu môi trường khi quyết định loại bỏ đồ nhựa dùng một lần trong tất cả chuyến bay của mình. Không quá bất ngờ khi đó là Hãng Hàng không Quốc gia Air New Zealand. Xứ sở Kiwi là đất nước luôn đi đầu trong nỗ lực bảo vệ môi trường. Và những sáng kiến giáo dục trong trường học đã góp sức không nhỏ tạo nên bao thế hệ người Kiwi tôn thờ Mẹ Thiên nhiên.

Khi chơi game cũng giúp bạn giải cứu... Trái Đất.

Nắm bắt được tâm lý "học trong chơi", các nhà khoa học của trường ĐH Canterbury, New Zealand đã khéo léo lồng ghép kiến thức về tái tạo năng môi trường cho học sinh trung học bằng cách thiết kế một trò chơi nhập vai trên máy tính mang tên "Những thợ khoan Magma giải cứu Trái Đất"

photo-1-15453675195261777164279

Các học sinh được chọn nhập nhiều vai khác nhau để cùng chung tay bảo vệ Trái đất

Người chơi sẽ nhập vai thành các nhà khoa học, kĩ sư…, tính toán để đưa ra phương án khai thác năng lượng tái tạo từ ngọn núi lửa mà không làm ảnh hưởng xấu đến Trái Đất. Bằng những tình huống vui nhộn và hiệu ứng 3D sinh động, trò chơi đưa học sinh đến với những thử thách với độ khó tăng dần, buộc học sinh phải "cân não" để giải quyết nhu cầu sử dụng năng lượng cho số cư dân và thành phố nhất định.

Tiến sĩ Kennedy, người trực tiếp thiết kế ý tưởng của trò chơi cho biết: "Điều thú vị là những kết quả đều được mô phỏng rất sát với thực tế, giúp các bạn trẻ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc khai thác nguồn năng lượng, địa chất và khoa học. Nếu các bạn khoan quá sâu, núi lửa có thể phun trào và giết chết mọi người. Nhưng nếu khoan quá ít, năng lượng sẽ không đủ để cho người dân sử dụng và hành tinh sẽ chìm vào bóng tối."

Thông qua thử nghiệm, trò chơi đã được phản hồi tích cực từ học sinh trung học và gây ấn tượng mạnh với các nhà tài trợ giáo dục. Nhờ vậy, dự án này đã nhận được 30.000 USD tài trợ từ quỹ Unlocking Curious Minds trực thuộc chính phủ New Zealand. Nguồn quỹ này sẽ giúp cho các nhà khoa học nghiên cứu và hoàn thiện trò chơi để trò chơi sớm được phổ biến trong các trường học New Zealand.

Trở thành người làm vườn ngay từ tiểu học với bộ công cụ làm vườn đa năng.

Không chỉ học sinh trung học New Zealand hào hứng với trò chơi nhập vai giải cứu Trái Đất, các em học sinh tiểu học cũng có cơ hội trải nghiệm học môn sinh học thú vị hơn nhờ bộ công cụ làm vườn mang tên "Vườn của bạn phát triển như thế nào?".

Mới đây, Trung tâm nghiên cứu bảo vệ sinh học (BPRC) và Đơn vị chăn nuôi sinh học (BHU) của trường Đại học Lincoln vừa cho ra mắt bộ công cụ này, hứa hẹn trở thành "vị cứu tinh" các giáo viên và phụ huynh trước "một vạn câu hỏi vì sao" của các em về môn sinh học.

Bộ công cụ có đa dạng dụng cụ, hạt mầm và cả sách hướng dẫn lẫn website chi tiết để học sinh thực tập làm vườn và thử nghiệm được ít nhất 12 kỹ thuật sinh học như đo độ pH của đất, gieo trồng,… Nhờ vậy, các em có thể hiểu được các khái niệm sinh học đơn giản như quá trình nảy mầm, hệ sinh vật của đất đai, quá trình phát triển của cây...

kale-lesson-1545367847178382542996

Kết hợp với chương trình học trong lớp, học sinh biết thêm nhiều kiến thức bổ ích như bọ rùa giúp ăn sâu bệnh mà không cần phun thuốc trừ sâu, giun đất là người bạn làm đất đai nhiều dinh dưỡng mà không cần phân bón, độ chua của đất sẽ phù hợp với từng loại rau củ và cây trồng khác nhau… Những bài học đơn giản, gần gũi nhưng vô cùng thiết thực sẽ giúp học sinh hiểu hơn về việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đặc biệt, Giáo sư Steve Wratten thuộc dự án trên chia sẻ: "Học sinh sẽ nhận ra chúng ta nên tôn trọng tự nhiên, để chúng tự đáp ứng và cân bằng hơn là can thiệp quá nhiều bằng các biện pháp phi tự nhiên như chất hóa học". Dự án này hứa hẹn sẽ được BPRC triển khai rộng rãi trong phạm vi các trường tiểu học.

ashburton-school-mary-holmes-shows-students-a-newborn-lamb-1545367847175723629623

Trường học New Zealand với mục tiêu đào tạo nên những công dân toàn cầu với kỹ năng tương lai toàn diện đã có rất nhiều sáng kiến để trang bị nhận thức toàn cầu - một kỹ năng quan trọng đối với người trẻ thế kỷ 21. Trong từng lớp học của mình, các thầy cô giáo ở xứ sở Kiwi cũng rất nỗ lực lồng ghép các vấn đề nóng của thế giới vào bài học một cách dễ hiểu, giúp học sinh nhận thức và khuyến khích các em tham gia vào các vấn đề toàn cầu như bảo vệ môi trường, an ninh lương thực…

Thầy giáo bộ môn Hải Dương học Trường Trung học Whatakane - Mark Hanlen là một người đi đầu trong phong trào giáo dục thân thiện môi trường. Để truyền cảm hứng và khuyến khích các em học sinh quan tâm tới thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn, thầy Mark thường dẫn các học sinh của mình đi lặn biển, kết nối các bài giảng khoa học trong lớp với những ví dụ về các vấn đề trong thực tế, có khả năng tác động sâu sắc đến tương lai của con người như tình trạng rác thải nhựa trong đại dương và hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nguồn: Mai Anh/Tổ Quốc

Ý kiến bạn đọc
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet