Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam - ngành xi măng thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050

Thứ 6, 15/04/2022, 09:52 GMT+7

Ngày 18/8/2020 , Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ban hành Quyết định 1266/QĐ-TTg: Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.

vật liệu xây dựng thép

Ảnh: Nguồn ITN

Chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước; loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. 

Đồng thời, xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có tính cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Hạn chế xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu, nhiên liệu là tài nguyên khoáng sản không tái tạo.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra 7 giải pháp thực hiện: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng trong nước và xuất khẩu; Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị; Bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo việc thu gom, quản lý, tái chế các chất thải công nghiệp (tro, xỉ các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, hoá chất,...) để sử dụng làm vật liệu xây dựng.

Mục tiêu cụ thể về đầu tư, công nghệ, khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, sản phẩm và xuất khẩu của từng chủng loại vật liệu xây dựng cho từng giai đoạn tại các Phụ lục kèm theo.

nhà máy xi măng

Ảnh: Nguồn ITN

Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn sản phẩm xi măng giai đoạn 2021 - 2030

a) Về đầu tư:

- Chỉ đầu tư mới nhà máy sản xuất clanhke xi măng có công suất một dây chuyền không nhỏ hơn 5.000 tấn clanhke/ngày, gắn với vùng nguyên liệu và đầu tư đồng thời hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải, đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường.

- Đến năm 2025, các nhà máy xi măng hiện có công suất nhỏ hơn 2.500 tấn clanke/ngày, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu và năng lượng lớn, phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

- Đầu tư trạm nghiền xi măng có công suất phù hợp ở những khu vực không thuận lợi về nguyên liệu để sản xuất clanhke xi măng.

- Tỷ lệ sử dụng clanhke trong sản xuất xi măng trung bình toàn ngành tối đa ở mức 65%; phụ gia cho xi măng sử dụng tối thiểu 35%.

- Tổng công suất thiết kế các nhà máy xi măng đến năm 2025 không vượt quá 125 triệu tấn/năm; đến năm 2030 không vượt quá 150 triệu tấn/năm.

b) Về công nghệ:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất để đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

- Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức tự động hóa cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất để đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

+ Tiêu hao nhiệt năng: ≤730 kcal/kg clanhke;

+ Tiêu hao điện năng: ≤ 90 kWh/tấn xi măng;

+ Tiêu hao điện năng: ≤ 65 kWh/tấn clanhke.

- Yêu cầu phát thải đối với các dây chuyền đã đầu tư đạt:

+ CO2 ≤ 650 kg/tấn xi măng;

+ SO2 ≤ 200 mg/Nm3;

+ NO2 ≤ 800 mg/Nm3;

+ Bụi ≤ 30 mg/Nm3.

- Yêu cầu phát thải đối với các dây chuyền đầu tư mới đạt:

+ CO2 ≤ 650 kg/tấn xi măng;

+ SO2 ≤ 100 mg/Nm3;

+ NO2 ≤ 400 mg/Nm3;

+ Bụi ≤ 20 mg/Nm3.

- Đến hết năm 2025, 100% các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clanhke/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải;

- Đến năm 2025, sử dụng tối thiểu 20%; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clanhke và làm phụ gia trong sản xuất xi măng.

- Sử dụng nhiên liệu thay thế lên đến 15% tổng nhiên liệu dùng để sản xuất clanhke xi măng.

c) Về khai thác và sử dụng tài nguyên

Khai thác sử dụng tiết kiệm khoáng sản; khuyến khích khai thác âm, khai thác theo công nghệ khoan hầm. Sử dụng tối đa các chất thải, phế thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia cho quá trình sản xuất xi măng.

d) Về bảo vệ môi trường

100% các cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; tăng cường chuyển đổi lọc bụi tĩnh điện sang lọc bụi túi vải; các cơ sở sản xuất xi măng phải có thiết bị giám sát nồng độ bụi tại nguồn thải và kết nối trực tuyến các thiết bị này với cơ quan quản lý môi trường tại địa phương.

đ) Về sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm xi măng; đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm xi măng chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu xây dựng; chú trọng phát triển sản xuất xi măng mác cao, xi măng bền sun phát cung cấp cho công trình biển, xi măng giếng khoan dầu khí, xi măng bền trong môi trường xâm thực.

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc