Ngành du lịch đã đề ra quan điểm phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm, lấy “tôn trọng môi trường” làm nguyên tắc, ưu tiên, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên.
Trong đó, ngành ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc. Trong khi đó, sự tồn tại của rác thải nhựa đang gây áp lực lớn đến môi trường, làm mất đi cảnh quan đẹp và sự hấp dẫn của các khu, điểm du lịch.
Hình ảnh minh họa
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, trong lĩnh vực du lịch cần phải xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về giảm thiểu rác thải nhựa; Xây dựng các hướng dẫn về giảm thiểu sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông tại các điểm, đơn vị kinh doanh du lịch. Thực hiện lộ trình giảm thiểu, tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa một lần và túi ni lông khó phân huỷ vào năm 2025. Đồng thời, cải thiện hệ thống phân loại, thu gom, tái chế, xử lý rác thải nhựa phù hợp với định hướng phát triển du lịch; thực hiện các biện pháp mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR) để thu hồi, tái chế và giảm thiểu các loại vỏ chai nhựa thải ra môi trường.
Ngoài ra, việc giáo dục, tuyên truyền thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa là một trong những giải pháp rất quan trọng nhằm hạn chế rác thải nhựa nhiện nay. Theo đó, cần tập trung tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. Đồng thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, nhân dân địa phương, nhất là nơi có khu, điểm du lịch.
Nguồn: Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường
Xem thêm:
2. Quảng Nam: Ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch không rác thải nhựa!