Tuy nhiên, theo thống kê từ các địa phương, lực lượng thanh tra chuyên ngành còn hạn chế về số lượng và chất lượng, trong khi đó, nội dung giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai luôn là điểm nóng và luôn được ưu tiên giải quyết tại các địa phương nên hoạt động thanh tra, kiểm soát môi trường chưa được quan tâm thường xuyên.
Các cán bộ hiện nay chủ yếu được đào tạo liên quan đến các chuyên ngành khác và kiêm nhiệm luôn công tác thanh tra. Trong khi đó, việc thanh tra chuyên ngành môi trường có tính đặc thù, nặng về kỹ thuật chuyên sâu, yêu cầu cán bộ, công chức thanh tra chuyên ngành môi trường ngoài việc nắm vững pháp luật chuyên ngành và pháp luật chung còn đòi hỏi phải có chuyên môn, am hiểu về kỹ thuật, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu kiểm soát môi trường, kiểm soát ô nhiễm.
Các vấn đề bức xúc, các điểm nóng và các
vi phạm về môi trường luôn xảy ra ở cơ sở, có tính liên vùng, liên tỉnh mà Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường khó có thể kiểm soát được thường xuyên, do đó, cần tăng cường năng lực, bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục bảo vệ môi trường để trở thành cánh tay nối dài của Tổng cục Môi trường trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành môi trường.
Sau khi nghe báo cáo và thảo luận, các đại biểu nhất trí trước những sự cố môi trường nghiêm trọng như hiện nay, việc tăng cường năng lực, bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành cho các địa phương là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc này cần nghiên cứu và có một lộ trình cụ thể, thật kỹ lưỡng để tránh chồng chéo các lực lượng, cơ quan quản lý môi trường các đơn vị khác.
Một số hình ảnh buổi làm việc:
Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Tổng Cục Môi Trường