Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Thứ 7, 28/11/2020, 06:13 GMT+7

Clip_27_resize
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu đi bộ phát động phong trào chống rác thải nhựa

Xác định vai trò, sứ mệnh quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về bảo vệ môi trường (BVMT) ở trung ương, trong giai đoạn  2015 - 2020, Tổng cục Môi trường đã bám sát các PTTĐ do Bộ TN&MT phát động; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn thể công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục với chủ đề trong tâm là: “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo trong công tác QLNN về BVMT, tạo nền tảng vững chắc để phát triển nhanh, bền vững”. Đặc biệt, Tổng cục đã tập trung vào các nhiệm vụ chính trị được Chính phủ và Bộ giao như: Thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án  trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về môi trường, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng các văn bản được ban hành; Thi đua thực hiện hiệu quả công tác cải cách hành chính; kiện toàn tổ chức bộ máy của Tổng cục Môi trường và các đơn vị trực thuộc Tổng cục, bảo đảm tính tinh gọn, hiệu quả; đồng thời nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ trung ương đến địa phương thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng; thi đua nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng văn hóa công sở văn minh hiện đại đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Tổng cục,… Do đó, công tác TĐ, KT và xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2015 - 2020 của Tổng cục đã có bước chuyển biến tích cực, thực sự là động lực thúc đẩy tập thể, cá nhân trong toàn Tổng cục nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao trên các lĩnh vực công tác. Một số kết quả tiêu biểu, nổi bật:

Giai đoạn 2015 - 2020, Tổng cục Môi trường tập trung tham mưu, xây dựng và từng bước hoàn thiện về chính sách, pháp luật về BVMT: Tổng cục đã tham mưu, xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành: 07 Nghị định; 10 Đề án; 34 Thông tư; 02 văn bản liên tịch; xây dựng dự thảo Luật BVMT sửa đổi trình Quốc hội, dự thảo 03 nghị định trình Chính phủ, xây dựng trình phê duyet và triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, chuẩn bị 02 Đề án trình Thủ tướng Chính phủ. Triển khai lập Quy hoạch BVMT quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án “Tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam”,... Các chính sách, văn bản pháp luật được xây dựng, trình ban hành đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về BVMT, khắc phục những bất cập của hệ thống chính sách, quy định pháp luật, bổ sung, hoàn thiện cơ sở, hành lang pháp lý cho công tác BVMT, nhất là những diễn biến nhanh của tình hình môi trường và các vấn đề môi trường của nước ta, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các công cụ quản lý, bổ sung nguồn lực để BVMT, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững đất nước.

Clip_28_resize

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và các đại biểu tham dự Kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng cục Môi trường (2008 - 2018)

Công tác cải cách hành chính, giải quyết TTHC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc tiếp tục đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tổng cục đã triển khai nhiều quy định mới, cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và nhiều quy định mới trong công tác BVMT. Nỗ lực bãi bỏ và cắt giảm trên 25 TTHC trong lĩnh vực BVMT, giảm thời gian thực hiện TTHC từ 15-25 ngày. Ban hành được quy trình nội bộ trong giải quyết cac TTHC, quy định rõ trách nhiệm của các  đơn vị, cá nhân liên quan. Tỷ lệ giải quyết TTHC chậm tiến độ giảm rõ rệt qua mỗi năm. Các chỉ số về môi trường có sự chuyển biến tích cực. Tổng cục đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4 đối với 41 TTHC; thực hiện chỉ đạo, điều hành trực tuyến trên Hệ thống quản lý văn bản, giao ban trực tuyến với các Cục, Trung tâm vùng. Thực hiện việc quản lý điều hành, ký số hoàn toàn trên môi trường mạng và kết nối với các địa phương theo đúng chỉ đạo của Bộ,... Trong 05 năm (2015-2020), Tổng cục đã tiếp nhận, giải quyết hơn 60.000 văn bản đến; soạn thảo phát hành 50.000 văn bản cấp Tổng cục; trình Bộ ban hành hơn 10.000 văn bản. Công tác xây dựng văn bản QPPL trong lĩnh vực BVMT tiếp tục được Tổng cục tập trung nguồn lực để thực hiện, coi là trọng tâm đột phá nhằm chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng chủ động phòng ngừa, tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. 

Công tác thi đua đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT cũng được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện thanh tra theo chu trình cuốn chiếu đối với các cơ sở thuộc 17 loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (ONMT) cao trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 05 năm qua, Tổng cục đã triển khai thanh tra, kiểm tra tại 3.039 cơ sở và KCN, xử phạt 1.410 cơ sở với số tiền hơn 242 tỷ đồng. Năm 2016 và năm 2017, đã tổ chức rà soát, kiểm tra các cơ sở sản xuất có tổng lượng xả nước thải từ 200 m3/ngày đêm trở lên để có biện pháp kiểm soát nhằm ngăn ngừa sự cố ONMT do các đối tượng gây ra.

Tổng cục đã tham mưu Bộ ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương trên phạm vi cả nước ứng phó, phối hợp ứng phó, xử lý các vấn đề phát sinh khi sự cố ONMT xảy ra; hình thành cơ cấu tổ chức cấp phòng về ứng phó sự cố ONMT. Trong giai đoạn từ 2015 - 2020, trên phạm vi cả nước đã xảy ra hơn 100 sự cố, vụ việc ONMT, trong đó có các vụ ONMT lớn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân đã được Tổng cục Môi trường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương ứng phó kịp thời, xử lý không để lan rộng, phát sinh các vấn đề phức tạp về an ninh, xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn 2015-2020, Tổng cục đã huy động tổng lực để triển khai đồng bộ nhiều giải pháp điều tra, xác định nguyên nhân, xác định thủ phạm, quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường biển để khắc phục sự cố ONMT biển ven bờ do chất thải của Công ty Formosa gây ra tại 04 tỉnh miền Trung vào tháng 4, tháng 5 năm 2016 và công bố kịp thời các vùng biển an toàn; kiểm tra, giám sát việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường của Formosa và thực hiện các giải pháp giám sát chặt chẽ các nguồn thải lớn có nguy cơ gây ONMT, nhất là việc tổ chức bồi thường thiệt hại, hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân, đồng thời bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Clip_29_resize

Thứ trưởng Bộ TN&MT. Võ Tuấn Nhân và các đại biểu tham gia đạp xe hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Qua các PTTĐ, công tác quản lý, BVMT đã có những chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, đã chủ động kiểm soát, giám sát, phòng ngừa được ONMT, đảm bảo các dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ cao về môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hoạt động an toàn, đóng góp cho tăng trưởng của nhiều địa phương và cả nước; đã xuất hiện nhiều mô hình đô thị, nông thôn, KCN, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi trường; xu hướng suy giảm nhanh chất lượng môi trường được kiềm chế, ONMT vẫn xảy ra, nhưng xu hướng tăng mạnh như trước đây được giảm dần; vấn đề môi trường đã thu hút, nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã hội và người dân.

Từ kết quả của PTTĐ, nhiều tập thể lao động xuất sắc, cá nhân tiên tiến đã được Bộ TN&MT và Tổng cục Môi trường vinh danh, khen thưởng. Tổng cục Môi trường vinh dự có 02 cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; 2 tập thể được tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ, 34 tập thể được Bộ tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, 21 tập thể và 62 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, 08 tập thể được tặng Cờ thi đua của Bộ, 23 cá nhân được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua ngành TN&MT, 15 cán bộ công chức, viên chức được Bộ trưởng tặng Kỷ niệm chương vì đã có thành tích đóng góp phát triển ngành TN&MT, 02 cá nhân được Bộ trưởng tặng thưởng danh hiệu Điển hình tiên tiến ngành TN&MT. Tổng cục Môi trường cũng đã vinh danh, khen thưởng hàng năm đối với nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Tổng kết cả giai đoạn 2015 - 2020, Hội đồng TĐ-KT của Tổng cục đã họp bình chọn ra 55 cá nhân và 11 tập thể là điển hình tiên tiến được Tổng cục trưởng tặng Giấy khen.

Với tinh thần đổi mới, sáng tạo, Tổng cục Môi trường tiếp tục đẩy mạnh PTTĐ yêu nước, xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025, lấy thành tích thi đua làm động lực thúc đẩy tập thể, cá nhân trong toàn Tổng cục nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch công tác trong giai đoạn tới, Tổng cục Môi trường yêu cau tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm:

  • Một là, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bám sát, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển KT-XH của Ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về BVMT đảm bảo đúng tầm, sát thực tế, khả thi và hiệu lực, hiệu quả; trước mắt, tập trung hoàn thiện dự án Luật BVMT (sửa đổi), xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được Quốc hội thông qua; xây dựng, trình phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án BVMT cho giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 và tổ chức triển khai thực hiện; rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn mới.
  • Hai là, tiếp tục tham mưu hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN về BVMT từ trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QLNN về BVMT; tham mưu cơ chế, chính sách đột phá về huy động nguồn lực tài chính, phát huy vai trò của khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, thông tin, tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT.
  • Phát động các PTTĐ lập thành tích xuất sắc gắn với công tác chuyên môn thực hiện nhiệm vụ chính trị của đặc thù từng đơn vị. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa TTHC gắn với xây dựng Chính phủ điện tử; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số; tạo lập hành lang pháp lý, cơ sở dữ liệu để thực hiện cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực môi trường cho người dân, doanh nghiệp.
  • Ba là, đưa công tác TĐ, KT đi vào thực chất, kịp thời, đúng người, đúng việc để tiep tục động viên khuyến khích người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt Chỉ thị số 02/2013/CT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành TN&MT, với các nội dung trọng tâm là “Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính”; tổ chức tuyên truyền sâu rộng, phổ biến nội dung của Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành trong toàn hệ thống chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương.
  • Bốn là, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng TĐ-KT. Đổi mới mạnh mẽ công tác TĐ, KT, đảm bảo khen đúng và kịp thời các thành tích đột xuất, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tăng cường khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng theo lĩnh vực, đảm bảo khen thưởng kịp thời, khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích, đúng quy trình. Chú trọng phát hiện nhân tố mới, điển hình mới để khen thưởng, quan tâm khen thưởng cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động không giữ chức vụ quản lý.
  • Năm là, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể thuộc Tổng cục và các đơn vị trực thuộc trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức phong trào TĐ, KT; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, coi đây là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả PTTĐ và xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025. Đẩy mạnh thi đua, rèn luyện bản lĩnh chính trị, tinh thần dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong cơ quan, đơn vị, khích lệ tinh thần hăng say làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tổng cục, phát huy sức mạnh của tập thể, của cả hệ thống, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Tổng cục để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp BVMT, phát triển bền vững đất nước.

MONRE

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc