Câu nói trên được giải thích rõ hơn trên website của YKK:
"Công ty là một nhân tố quan trọng của xã hội, và vì thế, công ty phải cùng chung sống với các yếu tố khác trong xã hội. Giá trị của công ty chỉ thật sự được công nhận bởi những lợi ích đem lại cho cộng đồng.
Trong công cuộc kinh doanh, YKK luôn dành hết khả năng của mình để tìm ra hướng đi mà tất cả đều được phồn vinh – và đó là lý do mà YKK phải liên tục tạo ra giá trị qua khả năng sáng tạo của mình. Tạo thêm giá trị sẽ là hướng phát triển của tập đoàn YKK, chúng ta sẽ đem lại phồn vinh cho cả khách hàng và đối tác, và đem lợi ích đến cho toàn xã hội."
Với triết lý này, các nhà quản trị tại YKK luôn được nhà sáng lập của mình dặn dò rằng: "Nhân công được chăm sóc tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt, sản phẩm tốt sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng, và khách hài lòng sẽ đem về lợi nhuận cho công ty."
Nếu so triết lý này so với các "sứ mệnh" hay "tầm nhìn" mà hầu hết công ty đều có "na ná nhau" hiện nay, vai trò của nhân công được YKK đẩy lên một tầm cao mới, trở thành nhân vật trung tâm của cả tập đoàn, cũng giống như thương hiệu YKK, không phải là một "siêu anh hùng" giữa thị trường thời trang đầy hào nhoáng, mà là một nhân vật hỗ trợ "thầm lặng" với nhiệm vụ đem lại sự an tâm cho những người ngoài tiền tuyến.
Và trong sản xuất, Yoshida luôn mong muốn chuỗi cung ứng của mình liên tục sở hữu chất lượng cao với giá thành ngày càng rẻ. Nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng đó chính là một thế mạnh "bất hủ" khiến YKK chiếm trọn trái tim của biết bao thương hiệu thời trang.
|