Từ 1/1/2024, Môi Trường Á Châu chính thức đưa vào triển khai hợp đồng điện tử và mở rộng ký số trong giao dịch

Chủ nhật, 24/03/2024, 05:07 GMT+7

Nhằm cung cấp thêm đến Khách hàng, Đối tác,… một giải pháp tinh gọn, thân thiện môi trường, thay thế (một phần) cho hình thức ký hợp đồng giấy truyền thống, sau khoảng thời gian triển khai từ năm 2023, kể từ ngày 1/1/2024, Môi Trường Á Châu chính thức đưa vào triển khai ký kết hợp đồng điện tử và một số loại hình tài liệu liên quan.

Giải pháp của Môi Trường Á Châu được cung cấp bởi một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ Công Thương cấp xác nhận cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam, được đảm bảo tính hợp lệ, toàn vẹn và pháp lý theo quy định hiện hành và xác thực bởi Trục Phát Triển Hợp Đồng Điện Tử Việt Nam – CeCA.

hợp đồng điện tử bảo vệ môi trường

Hiện nay, chữ ký số đang được ứng dụng rộng rãi trong kê khai thuế, khai báo hải quan, phát hành hóa đơn điện tử, đấu thầu – mua bán, kê khai BHXH điện tử, giao dịch chứng khoán, xác thực nguồn gốc dữ liệu điện tử, giao dịch trên các nền tảng điện tử hành chính công, … và được cơ quan quản lý quy định cụ thể.

Trong đó, hợp đồng điện tử có tích xanh là bước tiến quan trọng thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động giao dịch.

hợp đồng điện tử bảo vệ môi trường

Một hợp đồng hoàn tất có tick xanh xác thực bởi Bộ Công Thương.

Đồng hành cùng Khách hàng: tinh giản, tiết giảm, toàn vẹn, tối ưu

infographic lợi ích hợp đồng điện tử bảo vệ môi trường

Chuyển đổi số: vì môi trường và sự phát triển bền vững

Chuyển đổi số là hành trình dài, với việc ứng dụng chữ ký số và ký kết hợp đồng điện tử, Môi Trường Á Châu xem đây chỉ mới là xuất phát “khiêm tốn” nhưng là “hành trình tích lũy liên tục” cho lợi ích lâu dài về môi trường, đồng hành cùng Khách hàng, Đối tác,... nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp khi các bên tiết kiệm thời gian, tiết giảm in ấn, chuyển phát, thủ tục hành chính,… và các hao phí khác.

Thông qua việc tiết giảm giấy, mực in và hoạt động in ấn,… gián tiếp đóng góp vào giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và năng lượng.

Thúc đẩy hình ảnh thương hiệu thân thiện môi trường của Khách hàng, Đối tác, +++ trong xu hướng chuyển đổi số.

Quy trình ký kết hợp đồng điện tử:

quy trình ký số hợp đồng điện tử

  • Bước 1: Hai bên thống nhất nội dung, điều khoản hợp đồng hoặc các loại văn bản thỏa thuận/ biên bản xác nhận,…
  • Bước 2: Môi Trường Á Châu (hoặc Khách hàng) sẽ tạo lập hợp đồng hoặc văn bản cần ký trên phần mềm ký hợp đồng. 
  • Bước 3: Môi Trường Á Châu tiến hành ký số trên hợp đồng và tạo link gửi qua email mà Khách hàng cung cấp.
  • Bước 4: Khách hàng truy cập vào link được gửi qua email, tiến hành ký số bằng chữ ký số (USB token) của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Sau khi hợp đồng điện tử/ văn bản được ký số bởi các bên, hệ thống sẽ trả về hợp đồng hoàn tất. Khác với hợp đồng giấy luôn có số lượng bản in hữu hạn, hợp đồng điện tử có thể có vô số bản và đều có giá trị như nhau.
  • Bước 6: Hợp đồng sau khi ký kết, cả hai bên đều có thể kiểm tra ngay được tính hợp lệ, toàn vẹn và pháp lý của chữ ký số, bằng cách tải file hợp đồng lên xác thực tại: https://ceca.gov.vn/
  • Bước 7: Hợp đồng điện tử được cập nhật lên hệ thống ERP của Môi Trường Á Châu và đồng bộ sang ứng dụng MTAC+. Khách hàng có thể truy cập vào tài khoản được cấp để xem trực tiếp và kiểm tra tiến độ cung cấp dịch vụ, thanh toán xuyên suốt quá trình hợp tác – sau hợp tác.

Khách hàng có đề xuất thực hiện ký kết hợp đồng điện tử thay thế cho hợp đồng giấy truyền thống hoặc các thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ đến nhân viên CSKH hoặc hotline chính thức sau:

Hotline: 1900 54 54 50 – 033 835 1122 (Zalo)
Văn phòng phục vụ miền Bắc: 033 8351122
Văn phòng phục vụ miền Trung – Tây Nguyên: 0902 450585
Văn phòng phục vụ TP. HCM – miền Đông: 033 8351122
Văn phòng phục vụ miền Tây: 0902 912586

chữ ký số giấy chứng nhận môi trường

Một chứng nhận của Môi Trường Á Châu trong các dự án môi trường được ưu tiên xác thực điện tử với dấu thời gian, chữ ký số,...

Đến năm 2025, mục tiêu có 80% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử

Vai trò của Chuyển đổi số là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước hiện nay.

Phát triển và ứng dụng Hợp đồng điện tử trong xã hội là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch chuyển đổi số của Chính phủ được ban hành tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 27/QĐ-UBQGCĐS về kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2022, theo kế hoạch đã ban hành, mục tiêu Chính phủ đã đặt ra là đến năm 2025 có 80% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử và 2030 đạt 100% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử.

Giới thiệu Trục Phát Triển Hợp Đồng Điện Tử Việt Nam - CeCA

Chữ ký số là chữ ký điện tử sử dụng thuật toán khóa không đối xứng, gồm khóa bí mật và khóa công khai, trong đó khóa bí mật được dùng để ký số và khóa công khai được dùng để kiểm tra chữ ký số. Chữ ký số bảo đảm tính xác thực, tính toàn vẹn và tính chống chối bỏ nhưng không bảo đảm tính bí mật của thông điệp dữ liệu. Nó đóng vai trò như chữ ký đối với cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về mặt pháp lý.

CeCA (Certified e-Contract Authority) là Tổ chức chứng thực hợp đồng điện tử được cấp phép bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương căn cứ theo “Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2013 về Thương mại điện tử”. Hệ thống Trục sẽ đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam, là cầu nối các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các giải pháp định danh và xác thực, dấu thời gian, chữ ký số, ký chéo cross-signing, v.v… từ đó tạo nền tảng để chứng thực và xác thực hợp đồng nhanh chóng, hiệu quả.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giao dịch điện tử số 20/2023/QH15 ngày 22/06/2023 của Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • Nghị Định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc