TP. HCM: hơn 300 ngày hội môi trường, sống xanh, đổi rác lấy quà, … lan tỏa hành động đẹp bảo vệ môi trường từ gia đình đến cộng đồng và xã hội!

Thứ 5, 12/12/2024, 06:46 GMT+7

Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường 2020, từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt sẽ chính thức phân loại tối thiểu thành 3 nhóm. Nhằm thúc đẩy truyền thông, giai đoạn 2022 – 2024, ước tính có hơn 300 ngày hội môi trường, ngày hội sống xanh, sự kiện đổi rác lấy quà,… và hàng chục buổi tuyên truyền được tổ chức trên địa bàn TP. HCM.

ngày hội môi trường phân loại rác đổi rác lấy quà

Hơn 300 ngày hội và sự kiện lan tỏa hành động đẹp bảo vệ môi trường trong cộng đồng!

Nhằm thúc đẩy truyền thông, giai đoạn 2022 – 2024, ước tính có hơn 300 ngày hội môi trường, ngày hội sống xanh, sự kiện đổi rác lấy quà,… và hàng chục buổi tuyên truyền được tổ chức bởi Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. HCM, Ủy ban Nhân dân, Phòng Tài nguyên & Môi trường, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (Awaten) cùng các cơ quan ban ngành, các đơn vị đã đồng hành,… trên địa bàn TP. HCM.

Chương trình đã thu hút và nhận được sự quan tâm của hơn 100.000 các hội viên phụ nữ, người dân về việc tham gia tốt việc phân loại rác tại nguồn, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thay đổi hành động bảo vệ môi trường từ phạm vi gia đình, trường học đến cộng đồng xã hội. 

Các loại chất thải sau phân loại được thu gom, tái chế và xử lý bởi Công ty Môi Trường Á Châu theo định hướng tuần hoàn, nâng cao giá trị nguyên liệu từ chất thải và hướng đến xử lý chất thải bằng các phương pháp “không chôn lấp”!

Sau chương trình phân loại, đường đi của nguyên liệu từ “rác” ra sao?

Việc phân loại chất thải tại nguồn được Môi Trường Á Châu xem là yếu tố cối lõi, tạo điều kiện cho chất thải được quản lý riêng biệt, thuận lợi chuyển giao và tăng tỷ lệ tái sử dụng, tái chế, xử lý tiếp theo bằng các phương pháp có lợi cho môi trường, giảm lượng rác phải xử lý và hạn chế tối đa chất thải đi vào bãi chôn lấp.

Đường đi của rác được cụ thể như sau: 

  • Chất thải rắn sinh hoạt - nhóm chất thải thực phẩm: Làm thức ăn chăn nuôi, ủ compost, làm đất sạch,...
  • Chất thải rắn sinh hoạt - nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế: chuyển giao đến đơn vị tái chế bền vững.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác; chất thải công nghiệp thông thường, chất thải cồng kềnh; hàng hóa hủy do lỗi, hết hạn, tồn kho:  Tiền xử lý (cắt, nghiền,...) tạo thành nguyên, nhiên liệu thay thế.
  • Chất thải nguy hại: Chuyển giao đến đối tác xử lý chất thải hoặc tiền xử lý (cắt, nghiền,...) tạo thành nguyên, nhiên liệu thay thế.

đường đi của rác theo hướng không chôn lấp

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt sẽ chính thức phân loại tối thiểu thành 3 nhóm!

Căn cứ theo theo công văn 9368/BTNMT-KSONMT về hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt chất thải sẽ được phân loại thành 3 nhóm chính: Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải thực phẩm, chất thải còn lại.

Từ 1/1/2025 phân loại rác sinh hoạt thành 3 nhóm

Hơn 2 triệu viên pin thải được thu hồi bởi “Ngôi nhà pin”!

Giai đoạn triển khai từ năm 2022 đến tháng 6/2024 dự án đã thu hồi được gần 100 tấn (chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế) và hơn 2.000.000 viên pin đã qua sử dụng. Từ đó phân tách, hạn chế lượng rác thải đi vào các bãi chôn lấp, giúp đóng góp cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Chương trình thu hồi pin thải, ngôi nhà pin

Dựa trên các kết quả, cho thấy được tính khả thi và hiệu quả của mô hình, tiếp tục rút kinh nghiệm và hoàn thiện để nhân rộng chương trình quy mô trong Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Lời cảm ơn

Môi trường Á Châu xin chân thành cảm ơn đến các Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn TP. HCM và các tỉnh thành, Phòng TNMT, UBND, các cơ quan ban ngành, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam (Awaten), cùng với các Hội, Hiệp hội, khách hàng, đối tác và các đơn vị đã đồng hành trong các chương trình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Triển khai chương trình thu hồi chất thải theo định hướng không chôn lấp

Các đơn vị, tổ chức, cá nhân đang quan tâm đến chương trình liên quan đến chương trình phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo hướng “không chôn lấp”, có thể tham khảo theo các thông tin được công khai tại website: moitruongachau.com hoặc vui lòng liên hệ với số hotline: 1900 54 54 50 - 033 835 1122 (miền Bắc) - 0902 450 585 (miền Trung - Tây Nguyên) - 033 835 1122 (TP. HCM - miền Đông) - 0902 912 586 (miền Tây) để được hướng dẫn thiết kế, tổ chức các chương trình phân loại rác tại nguồn tại cơ sở!

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc