Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm truyền thông, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc liên quan việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngày 14/09 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức hội thảo tập huấn cho các đơn vị đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm liên quan trên địa bàn TP.HCM. Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm truyền thông, hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc liên quan việc thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), ngày 14/09 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tổ chức hội thảo tập huấn cho các đơn vị đang kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm liên quan trên địa bàn TP.HCM.
Tại hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia đã có những phát biểu và chia sẻ nhằm làm rõ các nội dung liên quan trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu theo quy định của Luật bảo vệ môi trường. Theo đó EPR được quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, bao gồm 2 nội dung liên quan trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu trong việc thu gom, xử lý chất thải và tái chế chất thải.
Theo đó, từ ngày 01/01/2022, nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm: pin dùng một lần, tã lót, bỉm, băng vệ sinh, khăn ướt dùng một lần, kẹo cao su, thuốc lá, một số sản phẩm có thành phần nhựa tổng hợp như quần áo, đồ chơi trẻ em, đồ da, túi, giày, dép, nhựa dùng một lần.v.v. và bao bì (thuốc bảo vệ thực vật) phải thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải.
Trong giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp liên quan sẽ tiếp tục thực hiện các trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì theo lộ trình:
Cũng tại sự kiện, đại diện văn phòng Hội đồng EPR quốc gia đã có những thông tin cụ thể nhằm hướng dẫn các đơn vị những thủ tục liên quan đến việc đăng ký, kê khai và báo cáo thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (trên cổng EPR quốc gia). Với sự tham gia của gần 200 khách mời thuộc các hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, các đơn vị tái chế, xử lý chất thải… trên địa bàn TP.HCM, hội thảo cũng chứng kiến đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia đã có những trao đổi, giải đáp nhiều câu hỏi, vướng mắc của các đơn vị tham gia liên quan đến việc thực hiện EPR.
EPR hiện đang là một trong những nội dung ưu tiên của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội đồng EPR quốc gia cũng đã liên tục tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại các khu vực miền Bắc và miền Trung nhằm tăng cường phổ biến thông tin, hướng dẫn cũng như giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp trong các nội dung liên quan việc thực hiện EPR. Tất cả để sể sẵn sàng cho một cột mốc mới trong việc thực thi toàn diện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với việc tái chế sản phẩm, bao bì cũng như đẩy mạnh mô hình kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải bền vững.
Nguồn: Môi Trường Á Châu tổng hợp