Thanh Hóa quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ 7, 22/12/2018, 06:20 GMT+7

T._Hoa

Ảnh minh họa

Mục tiêu đến năm 2050, tất cả các loại CTR phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bằng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, hạn chế khối lượng CTR phải chôn lấp đến mức thấp nhất.

Sở Xây dựng Thanh Hóa vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt.

Theo đó, Mục tiêu đến năm 2025, 100% tổng lượng CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở y tế, làng nghề và 85% CTR nguy hại phát sinh từ các hộ gia đình, được thu gom và vận chuyển, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Cụ thể, với CTR sinh hoạt đô thị: Đô thị loại I và 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế CTR phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 95% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân bón hữu cơ; phấn đấu tỷ lệ CTR sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đạt tỷ lệ dưới 30% so với lượng chất thải được được thu gom; sử dụng 100% túi nilon thân thiện với môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi nilon khó phân hủy; 90 - 95% các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt tại các đô thị đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTR sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

Đối với CTR sinh hoạt nông thôn, 85% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; tận dụng tối đa lượng chất thải hữu cơ để tái sử dụng, tái chế, làm phân compost hoặc tự xử lý tại các hộ gia đình thành phân compost để sử dụng tại chỗ; 95% các bãi chôn lấp CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn đã đóng cửa được cải tạo, xử lý, tái sử dụng đất; phấn đấu 100% các bãi chôn lấp chất thải tự phát không thuộc quy hoạch được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; việc đầu tư xây dựng mới cơ sở xử lý CTR sinh hoạt đảm bảo tỷ lệ chôn lấp sau xử lý không quá 20%.

Còn CTR công nghiệp thông thường, 100% tổng lượng CTR công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy nhiệt điện sản xuất phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp… đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, CTR đặc thù khác, 90% tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, trong đó, 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng công nghệ phù hợp; 100% bùn bể tự hoại thu gom của các đô thị được xử lý đảm bảo môi trường; 80% chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm được thu gom, tái sử dụng, tái chế làm phân compost, biogas và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% các phụ phẩm nông nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; 100% các bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Nguồn: Khải Minh/Cổng Thông tin điện tử Bộ TN&MT

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc