Thanh Hóa: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của các nhà máy xi măng!

Thứ 6, 22/12/2023, 09:59 GMT+7

Vừa qua, Đoàn công tác của Tổng cục Môi trường đã khảo sát về nội dung chính sách pháp luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đa số các doanh nghiệp xi măng đều xác định bảo vệ môi trường là nhiệm vụ song hành cùng sản xuất là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Thanh Hóa: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của các nhà máy xi măng!

Một góc khu sản xuất của nhà máy xi măng Nghi Sơn.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 1 Khu kinh tế Nghi Sơn và 5 Khu công nghiệp (Lễ Môn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Đình Hương - Tây Bắc Ga và Hoàng Long) với diện tích các Khu công nghiệp  tính đến năm 2015 khoảng 1.600 ha, các Khu công nghiệp  chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón, điện tử, may mặc, giầy da, thực phẩm, gia công cơ khí, chiết nạp gas...

Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn tại các Khu công nghiệp ước tính 425,39 tấn/ngày, tương đương 155.267 tấn/năm. Trong đó, khoảng 15 - 20% là chất thải rắn nguy hại.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có khoảng 120 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 24 cơ sở khai thác đất san lấp, 25 cơ sở khai thác cát và 6 cơ sở khai thác các khoáng sản khác được cấp giấy phép. Việc khai thác mỏ, đặc biệt là các hoạt động khai thác lộ thiên, đã làm tăng khối lượng chất thải rắn ở dạng đất đá thải.

Chất thải rắn phát sinh từ cụm công nghiệp, làng nghề vào khoảng 150 tấn/ngày. Hầu hết trong quá trình hoạt động, chất thải rắn phát sinh chưa được thu gom, xử lý triệt để. Hiện mới có khoảng 15% số cơ sở trong làng nghề có biện pháp thu gom, tái chế chất thải rắn, số còn lại chất đống, đốt hoặc chôn lấp trong khuôn viên.

Có mặt tại nhà máy Xi măng Nghi Sơn – đơn vị luôn được xem là điểm sáng trong việc đầu tư các ứng dụng bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Hầu hết các cán bộ công nhân viên của Công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giữ gìn vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

Trong khuôn viên nhà máy được trồng khá nhiều cây xanh, hồ nước… điều này đã góp phần đáng kể trong việc tạo cảnh quan, thân thiện với môi trường của nhà máy. Đặc biệt, Công ty Xi măng Nghi Sơn tuân thủ cực kỳ nghiêm ngặt những quy định về môi trường, ở nhà máy, mọi quy định về khí thải thậm chí quy định về tiếng ồn đều tuân theo chuẩn quốc tế chứ không chỉ là chuẩn Việt Nam. 

Đơn cử như trong công tác khai thác nguyên liệu đá vôi tại mỏ, hàng năm Công ty khai thác theo phương pháp cắt tầng khoảng trên 4,9 triệu tấn đá vôi. Đá vôi chất lượng tốt từ mỏ Hoàng Mai (Nghệ An) sau khi đập sơ bộ được vận chuyển về nhà máy bằng hệ thống băng tải dài 12 km, chạy xuyên qua núi trong đường hầm dài 2,2 km. Hệ thống băng tải dài được thiết kế chống ồn và do chạy ngầm nên giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường. 

 Trao đổi với đoàn công tác, ông Itano Yasutake, Giám đốc Phụ trách khối Hành chính cho biết, “Tôi lấy ví dụ như hệ thống kiểm soát bụi chẳng hạn, hệ thống này ngốn một lượng điện năng rất lớn. Nếu chúng tôi tắt nó đi thì có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền, nhưng Xi măng Nghi Sơn không bao giờ làm vậy vì phải nghĩ tới việc bảo môi trường của Việt Nam nữa. Chúng tôi luôn xác định bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh là vấn đề sống còn với doanh nghiệp”.

Thanh Hóa: Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của các nhà máy xi măng!

Khuôn viên xanh nhà máy Xi măng Bỉm Sơn.

Tuy không được đầu tư bài bản và hiện đại như nhà máy Xi măng Nghi Sơn, nhà máy Xi măng Bỉm Sơn dựa trên hai dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt, với công suất thiết kế 1,2 triệu tấn xi măng/năm theo công nghệ sản xuất và thiết bị của Liên Xô. Với công nghệ sản xuất này để làm giảm các vấn đề về ô nhiễm môi trường là rất khó khăn với nhà máy Xi măng Bỉm Sơn.

Trước thực tế đó, Công ty đã không ngừng tập trung vào sửa chữa định kỳ của tĩnh điện, lọc bụi lốc xoáy, lọc bụi tay áo để nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện môi trường. Trong xử lý chất thải rắn tại các nhà máy, Công ty đã phân loại từng chất thải cụ thể và các biện pháp xử lý thích hợp. Nước thải từ quá trình sản xuất, hoạt động, nước mưa được thu thập trong hệ thống cống rãnh thu dẫn đến nhà máy xử lý nước thải của Công ty.

Theo kết quả giám sát chất lượng nước thải sau khi qua nhà máy xử lý nước thải cho thấy chất lượng của các nhà máy xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn ISO 5945-1995 (giới hạn B - nước sử dụng cho mục đích nông nghiệp). Bụi liên quan đến khí thải, tại vị trí, giai đoạn của quá trình sản xuất đã tạo ra được cài đặt cơn bão bụi, lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện loại bỏ bụi trước khi thải ra môi trường. 

Ngoài ra, để giúp bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan, Công ty đẩy mạnh trồng cây trong khuôn viên nhà máy. Cây được trồng khắp nơi tạo nên cảnh quan khuôn viên nhà máy Xanh - Sạch - Đẹp.

Nguồn: ximang.vn

Bài viết hữu ích?
0/5
(0 đánh giá)
Ý kiến bạn đọc