Chương trình được tổ chức bởi Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam (VWRA), tài trợ bởi UNILEVER Việt Nam và các đơn vị đồng hành, với mong muốn tạo ra một môi trường học tập thân thiện, bền vững, trong đó lồng ghép các hoạt động truyền thông và triển khai hoạt động phân loại rác th tại nguồn, thu gom, tái chế, xử lý bền vững.
Trạm số 02: Trường THCS Chánh Hưng đồng hành cùng chương trình
Cô Đồng Thị Ngọc Dung - Hiệu trưởng THCS Chánh hưng phát biểu: "Tôi hy vọng qua chương trình ngày hôm nay giúp cộng đồng nói chung và học sinh ở trường nói riêng sẽ là những tuyên truyền viên giúp môi trường chúng ta xanh - sạch - đẹp. Giúp cho công cuộc hạn chế rác thải ngày càng phát triển và ngày càng trở nên tốt hơn...Chương trình rất ý nghĩa giúp các em học sinh nắm được thông điệp MỘT HÀNH ĐỘNG NHỎ - NHƯNG THÀNH QUẢ LỚN".
Hình ảnh: Ngôi trường cấp hai Chánh Hưng cùng toàn thể học sinh tích cực tham gia chương trình
Sự quan tâm từ Ban Giám hiệu nhà trường và quý thầy cô giáo, chương trình "Văn hóa tái chế học đường" đã nhanh chóng lan tỏa hiệu ứng tích cực từ các em học sinh, trở thành sân chơi sáng tạo, thành công từ việc tuyên truyền "Tái chế rác", "Phân loại rác tại nguồn" đúng nơi, đúng vị trí.
Với 12 sản phẩm đạt giải thưởng là 12 bài thuyết minh trình bày khác nhau về ý tưởng sản phẩm nhưng đều vì một mục đích chung đấy chính là "Vì một môi trường xanh - sạch - đẹp và không có rác thải"
Bạn Lê Ngọc Khánh Huyền với mô hình bản đồ Việt Nam làm từ nắp chai nhựa sau khi thu gom và xử lý vệ sinh với sự áp dụng giữa môn Địa lý và Mỹ thuật: "Thông điệp của chúng em tuy nhỏ nhưng có thể tạo ra lợi ích lớn đó là thu gom rác thải vì một môi trường xanh, sạch, đẹp".
Bạn Huỳnh Ngọc Kim và Nguyễn Hoàng Tây Phương cùng sản phẩm độc đáo tên là "Robot hư": "Theo thống kê của Hội Thống kê rác thải toàn cầu (The Global E-Waste Statistics Partnership - GESP) năm 2019 thì Việt Nam có 517.000 tấn sản phẩm điện tử và phát sinh 257.000 tấn rác thải điện tử. Cùng với sự phát triển công nghệ thông tin, thì Việt Nam đã có nhiều sản phẩm điện tử hơn để phục vụ sự tiêu thụ và từ đó phát sinh rất nhiều chất thải điện tử".
"Sau khi chúng em triển khai khảo sát nhanh tại lớp về việc vứt bỏ chất thải điện tử thì biết được rác thải điện tử bị bỏ chung với các loại rác thải khác nên ảnh hưởng trầm trọng đến môi trường...Chú Robot của chúng em có tính ứng dụng và để sử dụng để chứa pin, vi mạch cũ, sản phẩm điện cũ thải bỏ để tránh tình trạng thải sản phẩm điện tử ra ngoài môi trường. Hãy cùng nhau bỏ rác thải điện tử vào đúng nơi quy định nhé".
Hình ảnh: Các bạn học sinh nhận giải thưởng từ Ban tổ chức và các bạn vui chơi cùng tiết mục "Phân loại rác thải" của Môi Trường Á Châu:
Hình ảnh: Quy trình được diễn giải bởi kỹ thuật viên của Công ty CP Lagom Việt Nam về mô hình tái chế chất thải
Số lượng chai nhựa, lon nhôm, sách báo cũ,... và vỏ hộp sữa được được các em học sinh "Đổi rác lấy quà":
Bên cạnh chương trình "Văn hóa tái chế học đường" cùng với cuộc thi sáng tạo sản phẩm tái chế từ rác thải thì đồng thời hướng dẫn các bạn học sinh trong công tác phân loại, mang đến trong khuôn khổ "Đổi rác lấy quà"
Đồng hành triển khai cùng chương trình, rác thải được thu gom, phân loại kỹ càng bởi các bạn học sinh (chai nhựa, lon nhôm, bìa giấy, vỏ hộp sữa, pin thải,...) được Môi Trường Á Châu thu gom, ưu tiên tái chế và các giải pháp để hướng đến Phát Triển Bền Vững.
Xèm thêm: Hướng dẫn thực hiện và các giải pháp tái chế bền vững, kinh tế tuần hoàn!
Hình ảnh: Các bạn học sinh tích cực tham gia phần "Đổi rác lấy quà"
Hình ảnh: Ban Giám Hiệu nhà trường cùng Ban Tổ Chức và với các đơn vị đồng hành tại trạm Tái Chế số 2.
Hình ảnh: "Bước chân" rác thải theo xe vận chuyển và chuyển giao đến Môi Trường Á Châu để xử lý đầu cuối bền vững!
Nguồn: Môi Trường Á Châu