Từ chương trình phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM ước tính thành phố hiện tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt khoảng 8.800 tấn/ngày, chất thải công nghiệp khoảng 1.600 tấn/ngày, chất thải nguy hại 430 tấn/ngày, chất thải rắn y tế 22 tấn/ngày và bùn thải khoảng 2.700 - 3.700 m3/ngày (theo Báo SGGP ngày 5/2/2018 - Tiến tới xử lý rác thải bằng công nghệ hiện đại).
Xét về khía cạnh tài chính, tại buổi thảo luận kỳ họp thứ 9 HĐND TPHCM Khóa IX, GĐ Sở Tài chính TP HCM Phan Thị Thắng cho biết, một năm TP HCM dành gần 4.000 tỉ đồng cho vấn đề rác thải khiến nhiều đại biểu HĐND giật mình. Cụ thể, mỗi năm, TPHCM chi cho duy tu hệ thống thoát nước là 1.132 tỉ đồng và 2.848 tỉ đồng cho xử lý rác. Trong đó có 700 tỉ đồng chi cho quét rác; 535 tỉ đồng để vận chuyển; 88 tỉ đồng để phân loại rác và khâu xử lý là hơn 1.507 tỉ đồng. (theo Báo Lao Động ngày 11/07/2018 - Giật mình, mỗi năm chi gần 4.000 tỉ đồng, TPHCM vẫn ngập rác).
Đó là những con số đáng lưu tâm trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn TP HCM cũng như thách thức tại Việt Nam với đà tăng trưởng khá nhanh trong những năm gần đây.
Chương trình phân loại chất thải tại nguồn được xem như giải pháp hàng đầu để giải quyết áp lực về lượng rác phát sinh tăng khoảng 6%/năm của TP HCM. Tuy nhiên, công tác triển khai chưa đạt được kết quả như mong muốn và còn dừng ở mức độ thí điểm. Một số vấn đề có thể kể đến:
Đến những thách thức trong công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải công nghiệp thông thường
Phân loại rác tại nguồn tại TPHCM còn vấp phải một thách thức khác đến từ rác thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ các cơ sở SX-KD, hộ kinh doanh gia công nhỏ lẻ xen lẫn trong khu vực dân cư.
Đây được xem là lượng rác phát sinh tương đối lớn từ các hoạt động sản xuất, gia công. Dù rác công nghiệp được đưa vào quản lý nhưng việc kiểm tra, kiểm soát, phân loại cũng như giải pháp thu gom, xử lý cũng đang là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý. Một số trở ngại khiến công tác quản lý rác công nghiệp chưa được thực hiện triệt để:
Những hình ảnh được Công ty Môi Trường Á Châu ghi nhận về tình hình đổ trộm rác công nghiệp tại một số khu vực vùng ven:
Hình ảnh: Rác thải trên một tuyến đường tại TP HCM (Nguồn: Môi Trường Á Châu)
Hình ảnh: Dù có biển cảnh báo nghiêm cấm đổ rác và tuyến đường có camera quan sát nhưng rác thải công nghiệp vẫn mang đổ trộm (Nguồn: Môi Trường Á Châu)
Hình ảnh: Có thể dễ dàng nhận thấy rác thải công nghiệp là những nguyên liệu dư thừa từ hoạt động gia công hàng may mặc (Nguồn: Môi Trường Á Châu)
Trên đây được xem là một trong các vấn đề cần nhận diện và khắc phục, mỗi khu vực tại TP HCM còn có những đặc thù riêng về lượng rác và thành phần phát sinh. Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, đỏi hỏi sự kết hợp của toàn bộ nguồn lực xã hội một cách đồng bộ, có hệ thống, phù hợp với từng khu vực.
Giải pháp phải hướng đến việc thu gom, xử lý triệt để rác công nghiệp bằng những phương pháp phù hợp: tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và phương án xử lý khác, … tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các chủ nguồn thải nhỏ lẻ thực hiện dễ dàng cũng như cơ quan quản lý có công cụ để kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình rác trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để thay đổi hành vi của chủ nguồn thải.
Vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung, rác thải công nghiệp nói riêng trở thành chủ đề "nóng" hơn bao giờ hết. Đây không chỉ vấn đề của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là bài toán thách thức toàn các nguồn lực xã hội. Mời Quý vị đón xem chi tiết bài viết kỳ tiếp theo với tiêu đề: Hướng mở nào để tháo gỡ vấn đề rác thải công nghiệp tại khu vực TP HCM? |
- Môi Trường Á Châu -