NHỰA GIÁ TRỊ THẤP - GIẢI PHÁP XANH CHO “Ô NHIỄM TRẮNG” -  TÁC HẠI CỦA NHỰA?

Thứ 6, 12/08/2022, 07:55 GMT+7

Ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa và túi nilon hay còn gọi là "ô nhiễm trắng”, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có lượng rác thải nhựa và túi nilon ngày càng gia tăng và khó kiểm soát. Vì vậy, việc kiểm soát rác thải nhựa và túi nilon đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách hiện nay. Để giảm thiểu "ô nhiễm trắng" cần nhiều giải pháp đồng bộ, lâu dài và thay đổi thói quen của cộng đồng. 

SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐÁNG BÁO ĐỘNG VỀ CHẤT THẢI LÀ NHỰA

- Ngày 22/2/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn trôi dạt ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.

- Nhựa góp phần sản sinh ra 3,4% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu trong năm 2019, trong đó 90% là từ hoạt động sản xuất nhựa từ nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn:https://moit.gov.vn/bao-ve-moi-truong/oecd-chi-9-rac-thai-nhua-duoc-tai-che-tren-toan-the-gioi-trong-2021.html

- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương. Báo cáo của WWF được tổng hợp từ hơn 2.000 công trình nghiên cứu riêng về những tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với các đại dương, đa đạng sinh học và sinh thái biển. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.

nhự có giá trị tái chế thấp

- Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.

- Tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa hiện cũng đang ở mức báo động. Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), năm 2018, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa xả ra biển nhiều nhất trên thế giới, với khối lượng rác thải nhựa ra biển dao động trong khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/ năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển và đứng thứ 4 trên 20 quốc gia cao nhất. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2019).

- Các đại dương tạo ra 50% lượng oxy mà con người hít thở, đồng thời cung cấp protein và chất dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày. Bao phủ hơn 2/3 bề mặt Trái Đất, các vùng biển cũng làm dịu tác động của biến đổi khí hậu đối với sự sống trên đất liền, nhưng nhận lại những thiệt hại vô cùng nặng nề. 

Nguồn:https://nhandan.vn/moi-truong/hoi-nghi-dai-duong-lien-hop-quoc-va-thong-diep-ve-nhung-dai-duong-khoe-manh-html

- Từ những con số báo cáo thống kê báo động Việt Nam cũng đã nhanh chóng vào cuộc để giảm những con số về ô nhiễm nhựa. Cụ thể là sự vào cuộc của nhà nước, chính phủ và các bộ ngành và sự tham gia sâu rộng từ cá nhân đến các tổ chức trong và ngoài nước.

 TÁC HẠI CỦA NHỰA?

Nhựa nói chung và nhựa có giá trị tái chế thấp nói riêng hiện nay tỉ lệ tái chế đang rất thấp. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, trong năm 2021 thế giới thải ra 353 tấn rác thải nhựa, lượng rác thải nhựa được tái chế chỉ đạt 9%, 19% được tiêu hủy và gần 50% được chôn lấp tại các hố rác đủ tiêu chuẩn. Vẫn còn 22% lượng rác thải nhựa được xử lý tại những bãi rác không đúng quy định, đốt cháy tại các bãi rác lộ thiên hoặc rò rỉ ra môi trường. (Nguồn - Báo cáo ngày 22/02/2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Hầu như chất thải đa phần chưa được phân loại và thường được quản lý theo 2 giải pháp là chôn lấp hoặc thiêu đốt và 1 lượng lớn chất thải không được quản lý xả thải trực tiếp ra môi trường. Nhựa hiện trạng là vấn nạn gây ô nhiễm môi trường, các tổ chức trên thế giới liên tục về cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nhựa rác thải nhựa không ngừng tăng - các hệ lụy. Từ thực tiễn nhựa là sản phẩm tiện dụng và khá rẻ trên thị trường. 

tác hại của nhựa

1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT

- Nhựa lẫn trong đất đến 1000 năm mới phân hủy từ đó phá vỡ cấu trúc đất. Làm đất không thể giữ nước – đất mất đi chất dinh dưỡng và nước trở nên khô cằn, ngăn cản quá trình trao đổi khí các sinh vật sống trong đất, làm chết và ô nhiễm đất, cây trồng và các sinh vật có lợi trong đất chết dần. Ảnh hưởng đến nền kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp.

2. NƯỚC

- Nhựa lẫn trong nước dưới tác động ánh sáng mặt trời và các tia cực tím sẽ bị phân tán thành các mảnh nhỏ - ô nhiễm trắng. Gây ô nhiễm nước mặt và đó cũng là nguyên nhân gây chết hàng loạt sinh vật ở trong sông, đại dương. Nước ngấm vào đất từ đó gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. 

3. KHÔNG KHÍ

- Khi đốt nhựa tự phát không kiểm soát bên ngoài môi trường hoặc các lò đốt không đảm bảo sẽ phát sinh các khí độc hại như chất độc đioxin, furan. Gây ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính và các vấn đề biến đổi khí hậu. 

4. GÂY NGẬP LỤT THÀNH PHỐ.

- Tắc nghẽn hệ thống thoát nước.

- Mất mỹ quan đô thị.

5. DU LỊCH, KINH TẾ BIỂN.

- Phá vỡ quang cảnh thiên nhiên, môi trường bị ô nhiễm, đóng cửa khai thác các bãi biển, khu du lịch ô nhiễm… từ đó giảm khả năng khai thác du lịch và các dịch vụ đi kèm khác. 

- Ảnh hưởng khả năng nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản – giảm tỉ trọng GDP đóng góp ngành thủy sản.

6. SỨC KHỎE CON NGƯỜI, SINH VẬT

- Nhựa xâm nhập vào cơ thể con người thông qua nước uống, thức ăn, việc gói, đựng thức ăn trong các sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần, trong không khí có các hạt nhựa li ti, mỹ phẩm và các sinh vật ăn phải các sản phẩm là nhựa lâu ngày tích tụ trong cơ thể mà con người trực tiếp ăn phải: tôm cá, ngao sò ốc…

- Nghiên cứu gần đây cho thấy vi nhựa ở trong máu, mỗi tuần con người hấp thụ lượng nhựa đủ để ép được thẻ ngân hàng (Theo CNN). 

- Gây các bệnh ung thư, ngộ độc hệ thần kinh, gây rối loạn nội tiết tố sinh dục, dị tật bẩm sinh các bệnh về máu, tim mạch, khả năng sinh sản, giảm miễn dịch hệ hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.  

- Gây chết hàng loạt sinh vật ăn phải nhựa khi chúng nhầm là thức ăn – tích tụ nhiều trong cơ thể không thể tiêu hóa, trao đổi chất từ đó phá vỡ cân bằng hệ sinh thái môi trường, phá vỡ chuỗi thức ăn sinh học.

Chúng tôi Môi Trường Á Châu luôn sẵn sàng Đồng Hành cùng các nhà máy, nhãn hàng, tổ chức, doanh nghiệp, ...+++ mong muốn cung cấp giải pháp bền vững về môi trường, xem "CHẤT THẢI LÀ TÀI NGUYÊN" theo định hướng mô hình nền kinh tế tuần hoàn. 

Nguồn: Môi Trường Á Châu

Ý kiến bạn đọc